Cuộc sống của điệp viên Nga đào tẩu sang Mỹ ra sao?
Sau khi trốn khỏi Tổng cục An ninh Liên bang Nga ( FSB), Janosh Neumann tưởng rằng sẽ được định cư ở Đan Mạch hoặc Thụy Sỹ với vài triệu USD trong tài khoản. Tuy nhiên thực tế thật nghiệt ngã. Cựu điệp viên Nga này hiện sống lay lắt ở Portland, bang Oregon, Mỹ.
Portland, bang Oregon, Mỹ, nơi 2 vợ chồng Janosh Neumann đang sinh sống
Câu chuyện của Janosh Neumann được phóng viên Chris McGreal của tờ The Guardian ghi lại.
“Thật ngu xuẩn khi tôi tin vào Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI). Họ hứa hẹn nhưng sau lại bội ước. Hợp tác với họ chẳng có nghĩa lý gì”, Neumann bức xúc kể lại cho phóng viên The Guardian về quyết định trong quá khứ của mình.
Neumann định cư tại Mỹ từ năm 2008 sau khi hợp tác với CIA và FBI. Theo thỏa thuận với phía Mỹ, ông có thể đưa vợ tới châu Âu và bắt đầu lại cuộc đời. Tuy nhiên, đã 7 năm trôi qua, Neumann và vợ vẫn sống trong cơ cực ở Mỹ.
Trở thành kẻ phản bội nước Nga
Tại Nga, Neumann được biết đến với cái tên Aleksey Artamonov. Ông là điệp viên của FSB suốt 10 năm trước khi chuyển sang làm việc tại ngân hàng Kreditimpeks ở Moscow “theo phân công của tổ chức”.
Sau một cuộc làm ăn thất bại, Neumann nhận được cảnh báo về một vụ ám sát. Đó là lúc điệp viên này quyết định chạy trốn khỏi Nga.
Ông và vợ là Victorya bay tới Cộng hòa Dominica và cân nhắc các lựa chọn.
Video đang HOT
“Đây quả là một bước khó khăn. Chúng tôi phục vụ nước Nga trong nhiều năm và quyết định đến với Mỹ đã biến chúng tôi thành những kẻ phản bội chỉ trong vòng vài phút. Chúng tôi không bao giờ có thể trở về quê hương. Chúng tôi đã phản bội lại tất cả những người tin tưởng chúng tôi”, Neumann nói.
Sau khi tới Đại sự quán Mỹ ở Santo Domingo, Neumann khai với CIA mọi thứ về quá khứ của mình và gia đình. Ông cũng thừa nhận từng nhận hối lộ khi còn làm ở FSB và ông được ngân hàng tuyển dụng theo hợp đồng với FSB. Sau đó, Neumann được chuyển tới Puerto Rico vì lý do an toàn.
Cuộc sống tại Mỹ
Vợ chồng Neumann được chuyển đến Virginia. Tại đây, CIA và FBI hứa hẹn cho họ một cuộc sống tốt đẹp hơn. Neumann kể, FBI hứa sẽ trả cho ông 300.000 USD và một “mức lương” vào khoảng 3.500 USD/tháng nếu hợp tác với FBI.
Tuy nhiên sau đó, FBI lại nghi ngờ Neumann. Họ hủy bỏ giao ước, không cung cấp hộ chiếu, cũng như các giấy tờ tùy thân cho vợ chồng Neumann. Điều đó khiến vợ chồng Neumann rơi vào cảnh khốn cùng. Họ phải rời khỏi căn hộ, cầm cự qua ngày bằng công việc bán thời gian và số tiền ít ỏi vay mượn tạm của bạn bè, theo The Guardian.
Hiện ông Neumann đang thuê luật sư để kiện CIA, FBI và Cục di trú. Mặc dù ít có khả năng vợ chồng ông bị trục xuất về Nga nhưng họ cũng không có được một cuộc sống tốt đẹp ở Mỹ.
Tất cả những gì họ có thể làm là hi vọng vụ kiện sẽ giúp họ có được giấy tờ tùy thân, hộ chiếu trước khi Cục di trú gõ cửa.
Theo TPO
Những điều ít biết về điệp viên Triều Tiên
Các điệp viên Triều Tiên mang bên mình những chiếc bút tẩm độc và súng dưới dạng đèn pin như nhân vật điệp viên nổi tiếng James Bond trong phim Điệp viên 007. Họ được đào tạo bài bản và được chính quyền Triều Tiên đối xử như tướng tá.
Bà Kim Hyun-hee, một cựu điệp viên của Triều Tiên được lựa chọn từ khi còn đi học - Ảnh: AFP
Đó là lời kể của ông Kim Dong-shik, một cựu điệp viên của Triều Tiên đã đào tẩu, trong bài báo được hãng tin CNN (Mỹ) đăng tải ngày 22.5. Ông Kim cho biết ngay từ khi còn học phổ thông, ông đã được lựa chọn để đào tạo làm điệp viên.
Trước đó, năm 2013, bà Kim Hyun-hee, một cựu điệp viên đào tẩu khác của Triều Tiên cũng từng kể với hãng tin ABC News(Úc) rằng bà được chọn làm điệp viên từ khi còn đi học.
Theo lời kể của ông Kim Dong-shik, ông được cử đi học đại học chuyên ngành trong vòng 4 năm, được đào tạo nhiều kỹ năng như võ thuật, lặn biển, bắn súng và cài thuốc nổ. Dù vậy, ông không hề biết nguyên nhân thật sự của việc mình được đào tạo, mãi cho tới nhiều năm sau khi được huấn luyện thành thạo.
"Khi được biết mình sắp trở thành một điệp viên, tôi rất sửng sốt. Từng có rất nhiều chuyện xảy ra với điệp viên. Nhiều người bị cử sang Hàn Quốc đã phải chết, vì thế tôi nghĩ mình rồi cũng sẽ chết", CNN dẫn lời ông Kim.
Ông Kim cho biết, những kỹ năng được đào tạo trên chỉ là một phần, điều quan trọng là việc chuẩn bị tâm lý. "Chúng tôi được dạy phải sẵn sàng chết cho chế độ, và một khi bị bắt, phải đảm bảo không bị bắt sống", ông nói.
Cựu điệp viên này kể rằng mình từng bị giới chức Hàn Quốc bắn vào năm 1995 khi đang làm nhiệm vụ ở Seoul. Lúc đó, ông Kim không tự sát, dẫn đến gia đình của ông bị xử tử ở Triều Tiên. Mặc dù vậy, đây chỉ là lời kể của ông Kim và CNN không thể kiểm chứng điều này.
Trong thời gian làm điệp viên, ông Kim được giao nhiệm vụ đưa về một nhân vật tay trong cấp cao đã làm việc ở Hàn Quốc một thời gian, ông Kim gọi người này là Lee. Bên cạnh đó, ông Kim còn có nhiệm vụ chiêu mộ những người chống chính phủ Hàn Quốc và hướng về Triều Tiên.
Vào những năm 1990, các điệp viên liên lạc với cơ quan đầu não thông qua một chương trình liên lạc vô tuyến sóng ngắn, được truyền từ Bình Nhưỡng lúc nửa đêm. Chương trình này sẽ phát ra các con số ẩn chứa các đoạn mã hóa thông điệp, cho biết nhiệm vụ tiếp theo mà họ phải thực hiện.
Điệp viên Triều Tiên được cho là đóng vai trò rất lớn trong việc duy trì chế độ của ông Kim Jong-un - Ảnh: AFP
Một cựu quan chức cấp cao của Triều Tiên khác là ông Kang Myong-do, người tự nhận đã từng làm việc trong một cơ quan chuyên gửi gián điệp Triều Tiên đến Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản, cũng kể với CNN về những điều ít biết về điệp viên Triều Tiên.
Theo ông Kang, điệp viên Triều Tiên đang hoạt động ở khắp nơi trên thế giới, riêng ở Mỹ có hàng trăm người, và một trong những mục đích của các điệp viên Triều Tiên tại Mỹ là chiêu mộ những người Mỹ gốc Hàn có xu hướng ủng hộ Triều Tiên.
Kang tiết lộ rằng có ba thủ thuật mà Triều Tiên thường dùng để chiêu mộ những đối tượng nói trên.
Đầu tiên, Triều Tiên sẽ cấp visa cho họ tới Triều Tiên, sau đó cho họ làm ăn, kiếm tiền ở đó; và thủ thuật thứ ba là dùng phụ nữ để lôi kéo họ. Theo ông Kang, những chiêu thức này đã được Triều Tiên sử dụng rộng rãi từ thập niên 80 của thế kỷ 20.
Ông Kang còn cho biết giới điệp viên Triều Tiên đóng vai trò rất lớn trong việc duy trì chế độ của nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Cũng như ông Kang, cựu điệp viên Kim Dong-shik khẳng định Triều Tiên rất coi trọng điệp viên và đối đãi với họ rất tốt. Theo ông Kim, điệp viên Triều Tiên được đối xử ngang với tướng tá nước này.
Đối với một quốc gia bí ẩn như Triều Tiên, việc xác nhận những lời kể này là rất khó, chưa kể câu chuyện về điệp viên luôn là những bí ẩn khó kiểm chứng ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Video IS hành quyết "điệp viên Nga" là giả Các chuyên gia cho rằng đoạn video chiếu cảnh một chiến binh trẻ em của Nhà nước Hồi giáo (IS) hành quyết 2 "điệp viên" người Nga được tung lên mạng xã hội là một sản phẩm dàn dựng. Trước đó, một trong 2 "điệp viên" trên được xác định là một người bán nước hoa dạo. Hình ảnh cậu bé xử tử...