Cuộc sống của cô gái xinh đẹp cãi lời cha mẹ lấy chồng ngồi xe lăn
Gần 10 năm, chị Loan (28 tuổ.i, Lạng Sơn) cãi lời bố mẹ lấy anh Mến (37 tuổ.i, Bắc Giang) làm chồng, cuộc sống họ có nhiều thay đổi, từ người bị liệt anh Mến có thể đứng lên bước vài bước.
Tranh thủ ngày lễ, con đường trong làng mới hoàn thiện, anh Hà Anh Mến và chị Lục Thị Loan hào hứng dắt chiếc xe máy 4 bánh – thiết kế đặc biệt cho người khuyết tật – ra chạy thử. Chiếc xe là thành quả nhiều năm tích góp anh chị mới mua được.
“Hôm nay có đường mới rồi, em mặc đẹp vào anh sẽ chở em đi chơi”, anh Mến cười trêu vợ. Chị Loan thẹn thùng nhưng vẫn vào nhà diện một bộ đồ đẹp, cùng chồng đi thử chiếc xe mới mua của gia đình.
Đỡ anh Mến lên xe, chị Loan nhẹ nhàng ngồi phía sau, vòng tay ôm lấy chồng, người phụ nữ nở nụ cười hạnh phúc, mắt ngấn lệ.
“Với nhiều phụ nữ, được chồng chở đi chơi bằng xe máy là chuyện bình thường. Nhưng với tôi, đó là cả một giấc mơ thành hiện thực”, chị Loan chia sẻ.
Chiếc xe nổ máy, lần đầu điều khiển anh Mến chỉ dám chạy thật chậm, vừa làm quen xe, quen đường, và đảm bảo an toàn cho hai vợ chồng.
Phía sau, chị Loan lặng lẽ, xúc động nhìn lại chặng đường gần 10 năm đầy gian khó từ khi lấy chồng. Từ ngày anh bị liệt chân, cả hai phải vượt qua nhiều thử thách để có được khoảnh khắc hạnh phúc giản đơn này.
Tình yêu bị ngăn cấm
Cặp đôi kết hôn vào năm 2015 (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Giáp Tết năm 2010, anh Mến bị ta.i nạ.n giao thông, chấn thương đốt sống cổ, liệt tứ chi, sinh hoạt phải phụ thuộc hoàn toàn vào người khác. Đến năm 2013, nhờ tập phục hồi chức năng, anh dần cử động được tay và chân nhưng vẫn phải dùng xe lăn.
Nhiều năm gắn bó với xe lăn, anh nhiều lần rơi vào tuyệ.t vọn.g, thậm chí nghĩ đến việc kết thúc cuộc đời. Tìm sự an ủi, anh chia sẻ nỗi buồn và tâm sự lên Facebook cá nhân. Trong một lần đăng bài chia sẻ trên mạng xã hội, anh lần đầu nói chuyện với chị Loan.
“Nó như một cái duyên đưa chúng tôi đến với nhau”, chị Loan chia sẻ.
Chị Loan không nhớ mình kết bạn với anh Mến từ khi nào, chỉ biết thường thấy những bài viết tâm trạng của anh. Một lần, anh chia sẻ: “Nỗi buồn ơi, nếu mi là của cải, thì ta là người giàu nhất thế gian”, chị đùa bình luận: “Anh và em so xem ai giàu hơn nhé”.
Anh Mến đáp lại bằng bức ảnh ngồi xe lăn và hỏi: “Ai giàu hơn nhỉ”. Chị bất ngờ, qua trò chuyện, chị Loan biết anh bị ta.i nạ.n, liệt nửa người, chỉ ở nhà và thường chia sẻ cảm xúc trên mạng.
Video đang HOT
Sau lần bình luận, họ bắt đầu quen nhau. Anh Mến ở Bắc Giang, chị Loan ở Lạng Sơn, cách nhau chỉ 20km. Chị Loan làm công nhân ở Bắc Ninh, có ngoại hình xinh xắn được ví như hoa khôi của làng, còn anh bán nông sản qua mạng, do ta.i nạ.n nên phải ngồi xe lăn, sinh hoạt cá nhân phụ thuộc vào người khác.
Trước khi quen anh Mến, chị Loan là một cô gái có ngoại hình xinh xắn, nhiều người theo đuổi (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Ba tháng trò chuyện, vào mùa đông năm 2014, chị Loan quyết định đến gặp anh. Dù chỉ là bạn, chị muốn hiểu thêm về anh. Khi gặp anh chị thấy thương anh hơn.
Tiễn chị Loan về, anh Mến ngập ngừng nói: “Nếu em không muốn tiếp tục, đừng cắt liên lạc đột ngột”. Nhưng vài tiếng sau, anh nhận được tin nhắn: “Cắt liên lạc gì chứ, em càng thương anh hơn. Mình vẫn là bạn”.
Sau chuyến thăm, chị Loan và anh Mến ngày càng thân thiết. Dù cả hai đều nhận ra tình cảm đặc biệt, anh Mến tự ti không dám thổ lộ, còn Loan ngại ngùng. Khi Mến hỏi liệu sự trò chuyện có làm bạn trai Loan phiền, Loan đáp: “Em chưa có bạn trai, em thấy anh rất tốt và đã bật đèn xanh rồi”. Câu trả lời khiến họ hiểu rằng họ đã chính thức là một đôi.
Khi cặp đôi công khai tình cảm, gia đình Loan ở Lạng Sơn phản đối mạnh mẽ, lo lắng cô sẽ thiệt thòi. Mỗi lần về thăm, Loan đều phải nghe những lời khuyên về khó khăn trong tương lai, từ con cái đến kinh tế. Nhưng tình yêu với anh Mến khiến chị quyết tâm vượt qua.
Gia đình Loan chuyển sang “khủng bố” tinh thần, mắng chị và cấm cản Mến, nhưng Loan hiểu rằng họ chỉ lo cho mình.
Mặc dù gia đình không đồng ý, chị Loan vẫn kiên trì và kiên quyết bên anh Mến. Mẹ Loan khóc lóc mong con gái suy nghĩ lại, nhưng cuối cùng, Loan kiên nhẫn giải thích tình cảm chân thành của mình và anh Mến. Dần dần, gia đình chị chấp nhận mối quan hệ này.
Đám cưới cặp đôi, chị Loan tự tay đẩy xe lăn đưa chồng vào lễ đường. Cả hai không kiềm được nước mắt khi chính thức trở thành vợ chồng. Nhiều người chứng kiến cũng không giấu nổi xúc động. Thời điểm đó, chuyện tình yêu của chị Loan và anh Mến được nhiều người ví như cổ tích đời thường.
Nhờ sự chăm sóc của vợ, anh Mến có thể dựa tường đứng lên (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Trái ngọt sau nhiều năm cố gắng
Sau đám cưới, để duy trì cuộc sống, anh chị cùng nhau làm bánh khảo, nhập hạt dẻ về bán. Tuy nhiên, nhà nằm sâu trong núi, khó buôn bán, vợ chồng anh Mến ra xã xin được ở nhờ tại bưu điện. Thông cảm hoàn cảnh của cặp vợ chồng, chủ tịch xã và giám đốc bưu điện tạo điều kiện.
“Mình về nhà làm bánh rồi lại mang ra đấy bán”, anh Mến nói.
Chị Loan ở nhà bán bánh, trong khi anh Mến nhận ship hàng ở bưu điện. Đường đất gồ ghề, anh Mến chạy xe ba bánh để giao vài chục đơn hàng mỗi ngày, nhưng vất vả cả tháng hai vợ chồng chỉ kiếm được 4-5 triệu đồng. Khi đứa con thứ hai chào đời, áp lực tài chính khiến họ phải tìm hướng đi mới.
Trong một lần mua ngũ cốc về cho vợ ăn bồi bổ khi mang bầu lần 2, anh Mến kiểm tra thấy bột không đảm bảo, khó ăn nên đổ bỏ đi. Thấy nguyên liệu dễ kiếm, anh Mến tự ra chợ mua về làm cho vợ.
Mẻ ngũ cốc đầu tay tuy đơn sơ nhưng lại khiến chị Loan ăn ngon miệng. Từ đó, hai vợ chồng nảy ra ý tưởng biến sản phẩm này thành công việc kinh doanh.
Tuy nhiên, làm để bán cho khách không giống như làm cho người nhà. Nhận thấy cần phải chuyên nghiệp hơn, anh Mến quyết định tham gia một khóa học làm bột ngũ cốc tại Bắc Giang.
“Đến giờ đã được 7 năm rồi”, anh Mến chia sẻ.
Hiện tại, mỗi tháng anh làm khoảng 5 mẻ, mỗi mẻ 15kg. Ngũ cốc chủ yếu được khách đặt trước, anh chỉ làm dư 3-4kg để bán thêm. “Bán hết mới làm mẻ mới”, anh chia sẻ. Mỗi tháng anh Mến kiếm hơn 10 triệu đồng từ tiề.n bán bột ngũ cốc.
Dù ngồi xe lăn, anh Mến vẫn cố gắng phụ vợ làm việc nhà (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
9 năm kết hôn, hai vợ chồng có với nhau một b.é tra.i 7 tuổ.i và một b.é gá.i 5 tuổ.i. Khi các con dần cứng cáp, chị Loan quyết định trở lại làm công nhân tại khu công nghiệp Bắc Ninh để phụ giúp kinh tế gia đình.
Chị Loan làm theo ca, từ 5h30 đến 22h, cứ 4 ngày làm thì nghỉ 2 ngày. Với lịch làm việc như vậy, chị làm 20 ngày trong tháng, nhận mức lương hơn 10 triệu đồng. Những ngày đầu quay lại công việc, chị phải đối mặt với không ít khó khăn.
Có lần, trời mưa lớn, xe máy của chị bị hỏng giữa đường, không một ai giúp đỡ. Trong khoảnh khắc yếu lòng, chị bật khóc vì tủi thân.
Nhưng mỗi lần bước chân vào nhà, nhìn thấy chồng con quây quần bên nhau, mọi vất vả dường như tan biến. “Chỉ cần gia đình luôn ấm áp, tôi có thể chịu được mọi khó khăn”, chị Loan chia sẻ.
Vợ đi làm công ty khiến anh Mến phải đảm nhiệm toàn bộ việc nhà: Chợ búa, nấu nướng, đưa đón con, dạy con học và chăm sóc bố mẹ già yếu. Năm ngoái, bố anh mất, mẹ anh cũng thường xuyên ốm đau, nên một mình anh gánh vác mọi việc ở nhà.
Anh Mến, dù sức khỏe yếu, không thể làm việc nặng nhọc, nhưng luôn bù đắp cho vợ bằng sự thấu hiểu và dịu dàng. Mỗi lần vợ chồng mâu thuẫn, anh chủ động làm hòa vì thương vợ. Hàng tối anh chờ vợ đi làm về cùng ăn cơm.
Nhờ sự chăm sóc tận tụy của vợ, sức khỏe của anh Mến dần cải thiện. Đôi bàn tay yếu ớt của anh gần như phục hồi, đủ sức hỗ trợ vợ quấy bột, làm bánh. Đặc biệt, anh có thể tự đứng lên, bước đi vài bước dù vẫn còn chậm và yếu.
Ngoài công việc làm ngũ cốc, anh Mến cũng mở thêm một quán nước nhỏ. Hàng ngày, anh vừa chăm sóc các con, vừa đón tiếp khách.
Từ cuộc hôn nhân bị nhà vợ phản đối, anh Mến dần chứng minh cho gia đình chị Loan thấy được sự thật lòng yêu thương vợ con, cùng chí tiến thủ, không lùi bước trước khó khăn của mình.
Chứng kiến con gái mình hạnh phúc và sự cố gắng của cả hai, ông bà ngoại cũng thay đổi, thường xuyên động viên và qua lại giúp đỡ hai vợ chồng.
Tôi nhận ra sự thật về chính mình vì chồng... bỗng dưng mất việc
Tôi từng nghĩ hôn nhân là sự sẻ chia mọi khó khăn trong cuộc sống. Nhưng bây giờ, khi chồng xảy ra chuyện, tôi lại cảm thấy vô cùng khó chịu.
Chồng tôi 40 tuổ.i, là kỹ sư IT. Anh vốn là người đàn ông hiền lành, có trách nhiệm và rất thương vợ con. Từ ngày cưới, anh luôn là trụ cột gia đình, mang lại cảm giác an toàn cho tôi và hai con nhỏ.
Công việc của chồng ổn định với mức thu nhập khá khiến tôi tin rằng, gia đình mình sẽ không bao giờ phải đối mặt với những khó khăn tài chính lớn lao.
Nhưng cuối năm nay, một cú sốc bất ngờ xảy ra. Công ty anh buộc phải cắt giảm nhân sự. Anh nằm trong danh sách những người bị cho thôi việc. Tôi không tin vào tai mình khi anh thông báo.
Mặc dù vậy, thú thực, phản ứng đầu tiên của tôi không phải là lo lắng cho tâm trạng của chồng hay cảm thông. Thay vào đó là cảm giác nặng nề, thậm chí khó chịu.
Tôi nghĩ đến việc tiề.n bạc eo hẹp, những hóa đơn chưa thanh toán, chi phí học hành của hai đứa con và cả cái Tết đang đến gần.
Tôi nhận ra nhiều sự thật trong tính cách của mình khi chồng gặp sự cố (Ảnh minh họa: soompi).
Ban đầu, tôi cố gắng giữ bình tĩnh, tự nhủ rằng, ai cũng có lúc khó khăn. Nhưng ngày qua ngày, anh chỉ ở nhà, loay hoay với việc gửi hồ sơ, phỏng vấn qua mạng, hoặc đôi khi ngồi xem tivi và chơi với con.
Một tháng trôi qua, công việc mới vẫn bặt vô âm tín. Tuổ.i của chồng tôi cũng có rất ít cơ hội, các bên tuyển dụng đều ưu tiên tuyển người dưới 40 tuổ.i.
Hình ảnh người đàn ông mạnh mẽ, là chỗ dựa của gia đình dường như phai nhạt trong mắt tôi. Thay vào đó, tôi thấy một người đàn ông thất nghiệp, không đủ bản lĩnh để vượt qua khủng hoảng.
Một năm trước, tôi cũng từng trải qua quãng thời gian ở nhà chẳng làm gì. Sau khi nghỉ việc ở công ty cũ vì cảm thấy quá mệt mỏi, tôi quyết định dành hẳn một năm để nghỉ ngơi, lấy lại tinh thần.
Lúc đó, chồng tôi không một lời phàn nàn. Anh vẫn đi làm, lo toàn bộ chi phí sinh hoạt của gia đình, còn luôn tìm cách làm tôi vui. Anh hay mua những món ăn tôi thích, thỉnh thoảng đưa cả nhà đi chơi để thay đổi không khí.
"Em cứ nghỉ ngơi đi, khi nào sẵn sàng thì đi làm lại. Anh lo được", câu nói ấy của anh khi ấy khiến tôi cảm động. Nhưng bây giờ, khi vai trò bị đảo ngược, tôi nhận ra mình không thể bao dung như anh. Tôi cảm thấy áp lực, lo lắng, thậm chí là mệt mỏi, khi phải nhìn cảnh chồng nhàn rỗi, trong khi tôi gánh cả gia đình.
Tôi nghĩ đến cảnh chồng không thể xin được công việc mới, vì giờ thị trường lao động rất khó khăn. Gia đình tôi vốn sống thoải mái, không tích lũy, tháng nào nhận lương cũng chi tiêu hết.
Sắp đến Tết, nhiều khoản phải lo, tôi thấy vô cùng áp lực. Lương của tôi chỉ 12 triệu đồng, không thể đủ được. Tôi cảm thấy mình ích kỷ nhưng tôi luôn có tư tưởng dựa dẫm và phụ thuộc vào chồng. Giờ chồng gặp khó khăn, tôi rất khó chịu và thất vọng.
Chồng tôi chịu áp lực tìm việc, tôi cũng căng thẳng nên đã lâu, chúng tôi không gần gũi, chuyện vợ chồng lạnh nhạt. Tôi thấy mình cư xử không mấy tinh tế. Nhưng tôi là người sống thẳng thật, tôi không thể tỏ ra vui vẻ được.
Nếu chồng tôi vẫn không tìm được việc, tôi không biết gia đình tôi sẽ ra sao. Tôi thật sự rất rối bời quá.
9h tối sang nhà em gái, thấy em rể đang bê vác xi măng, em gái ngồi hóng gió mà tôi vừa nể phục vừa hối hận Nếu như hồi đó, em gái không cố chấp lấy em rể, có khi bây giờ em đã không được hạnh phúc. Đi họp lớp sau 20 năm, bạn học đỗ ĐH top đầu trở thành người thất bại tràn trề: 8 người bạn xuất thân tương đồng, vì sao cuộc sống lại khác biệt lớn? Anh rể nhập viện, tôi biếu 20...