Cuộc sống của cặp song sinh dính liền sau 14 năm phẫu thuật tách đôi
Sau ca phẫu thuật gian nan từ năm 4 tuổi, hiện hai chị em Kendra và Maliyah Herrin có cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc, tận hưởng những điều giản dị như mọi cô gái bình thường khác.
14 năm trước, Kendra và Maliyah Herrin (sinh năm 2002, sống tại bang Utah, Mỹ) là cặp song sinh dính liền đầu tiên có chung một quả thận được thực hiện phẫu thuật tách rời trên thế giới. Khi ấy, hai chị em chỉ mới 4 tuổi, danh tính của họ nhanh chóng được nhiều người biết đến.
Trong đoạn clip có tên “Living Differently” (tạm dịch: Sống khác biệt) do BCC Three thực hiện, Kendra và Maliyah Herrin đã chia sẻ về cuộc sống hiện tại và kể lại một phần tuổi thơ khó khăn của mình. Khi cả hai chào đời, các bác sĩ dự đoán cơ hội sống của cặp chị em không cao do bị dính liền cả xương chậu, phần bụng, gan, thận và ruột già.
Tuy nhiên, vào năm 2006, bố mẹ của Kendra và Maliyah quyết định thực hiện phẫu thuật tách người cho hai cô con gái. Để thực hiện ca phẫu thuật khó này, đội ngũ bác sĩ phải chuẩn bị hơn một tháng. Khi đó, các bác sĩ nói rằng nếu ca phẫu thuật thành công, hai cô gái nhỏ sẽ được sống độc lập và kéo dài tuổi thọ. Nhưng xét về tình trạng thể chất, rủi ro mang đến cũng rất lớn.
Sau cuộc phẫu thuật tách đôi kéo dài 18 tiếng, cặp song sinh phải tiếp tục trải qua thêm một ca phẫu thuật nữa nữa để bác sĩ gắn các thanh titan vào xương sống của họ. Kendra – người em gái – được trao quả thận duy nhất của cả hai còn Maliyah phải chạy thận. Ban đầu, mẹ của cặp song sinh đã hiến thận cho con gái nhưng việc cấy ghép thất bại sau 10 năm. Vào năm 2018, Maliyah được một người ẩn danh hiến thận và ca phẫu thuật lần 2 diễn ra suôn sẻ.
Video đang HOT
Hiện cả hai chị em đều có cơ thể độc lập và tự đi được bằng một chân. Dù bị vẹo cột sống và phải trải qua quá trình tập vật lý trị liệu đau đớn, cặp song sinh vẫn cảm thấy hạnh phúc vì được tự đi lại, làm mọi việc một cách bình thường như bao bạn bè đồng trang lứa khác.
“Khi mọi người lần đầu tiên nghe câu chuyện của chúng tôi, ai cũng có rất nhiều câu hỏi. Nhưng chúng tôi cảm thấy mình cũng giống như bao người khác, chỉ có điều khác biệt hơn một chút”, cặp chị em nhà Herrin chia sẻ.
Thỉnh thoảng, cả hai vẫn nhận được những ánh mắt hiếu kỳ. Với trẻ em thì không sao nhưng nếu bị một người lớn nhìn chăm chăm, hai chị em sẽ thấy không thoải mái. Ở trường trung học, Kendra và Maliyah có rất nhiều bạn bè. “Chúng tôi thật may mắn và chưa bao giờ bị bắt nạt ở trường nhưng tôi biết có nhiều người không được may mắn như vậy”, Maliyah bày tỏ.
Kendra và Maliyah vẫn phải làm việc nhà và thay phiên nhau nấu bữa tối mỗi ngày. Ngoài dành nhiều thời gian ở bên nhau, hai chị em 10X còn rất gắn bó với bố mẹ, chị gái và em trai.
Họ sở hữu một kênh YouTube và trang Instagram có hàng chục nghìn người theo dõi để cập nhật hình ảnh về cuộc sống hàng ngày. “Chúng tôi thích làm các video giúp mọi người cảm thấy tích cực hơn. Cả tôi và Maliyah đều thích chia sẻ thế giới của mình”, Kendra nói với BBC Three.
Mặc dù có ngoại hình giống hệt nhau nhưng cả hai lại có tính cách khác nhau. Trong khi Maliyah là người hướng nội thì Kendra hướng ngoại hơn, cô luôn truyền cảm hứng cho bạn bè của mình.
Chị em dính liền yêu cùng một người đàn ông, mang bầu thành công nhưng bé không sống nổi
Sau khi kết hôn, cặp song sinh dính liền mong muốn được thực hiện thiên chức làm mẹ như bao người phụ nữ khác.
Hai chị em Ganga và Jamuna Mondal là cặp song thai dính liền nổi tiếng ở Ấn Độ. Hai chị em có chung một dạ dày và ba chân còn phần thân trên, gan, tim, thận riêng biệt hoàn toàn. Với ngoại hình khác biệt và có phần đáng sợ, họ bị mọi người xung quanh khá xa lánh và gọi là "người nhện". Cũng chính vì vậy, cha mẹ Ganga và Jamuna đã bỏ rơi hai chị em từ nhỏ. Số phận đưa đẩy, họ theo một gánh xiếc và kiếm được 25 USD (gần 600 nghìn đồng) mỗi đêm. Vì kinh tế khó khăn nên cả hai cũng chưa từng nghĩ đến việc phẫu thuật tách nhau ra.
Cặp song thai dính liền 51 tuổi người Ấn Độ nổi tiếng sau khi tuyên bố cùng yêu một người đàn ông.
Cách đây 6 năm, trong thời gian làm việc tại rạp xiếc, hai chị em quen một người đàn ông tên Jasimuddin Ahmad, kém họ 9 tuổi. Chị em nhà Mondal cho biết: "Chúng tôi đã yêu anh ấy ngay từ cái nhìn đầu tiên. Cả hai chúng tôi đều thấy vậy". Và thật bất ngờ là người đàn ông ấy cũng có suy nghĩ tương tự. Cuối cùng cả 3 đã bất chấp mọi lời gièm pha để ở bên nhau dù không kết hôn chính thức.
Cả ba sống với nhau như một gia đình.
Sau khi có gia đình hạnh phúc, cặp song sinh cho biết họ cũng muốn thực hiện thiên chức làm mẹ như bao người phụ nữ khác. Và họ thực sự đã mang thai và sinh con. Vậy nhưng đáng tiếc là đứa bé không phát triển đầy đủ và đã qua đời ngay sau sinh. Điều này khiến cả 3 người rất buồn và xót xa.
Bác sĩ cho biết với tình trạng cơ thể đặc biệt của mình, chị em nhà Mondal tốt nhất không nên mang thai lần nữa vì ngay cả khi thụ thai thành công thì tỉ lệ sống sót của đứa bé cũng rất thấp.
Để cả hai không cảm thấy tủi thân do không được làm mẹ, người chồng cuối cùng đã nhận nuôi một đứa trẻ và hiện tại cả gia đình sống hạnh phúc bên nhau.
Cặp đôi từng mang thai nhưng em bé chào đời không sống được.
Những trường hợp phụ nữ không nên mang thai
Theo BS sản khoa Lê Thị Kim Dung, Trung tâm Y tế Thái Hà (Hà Nội), ai cũng khát khao được làm cha mẹ nhưng có những trường hợp cần cân nhắc trước khi quyết định sinh con, tỷ lệ "mẹ tròn con vuông" lúc này là vô cùng thấp. Những trường hợp chị em có tiền sử mắc bệnh tim mạch, thiếu máu, tiểu đường, AIDS giai đoạn cuối... khi mang bầu càng có nguy cơ nguy hiểm tới tính mạng và thai nhi.
- Người mắc bệnh tiểu đường phải điều trị đường huyết thật ổn định rồi mới nên có thai. Nếu không, bạn sẽ có nguy cơ sẩy thai, sinh sớm hoặc phát triển không bình thường. Phụ nữ mắc đái tháo đường đang có mức đường máu cao không ổn định, khả năng bị dị tật thai có thể lên tới 22%.
- Với bệnh nhân nhiễm HIV dù biện pháp can thiệp trong phòng tránh lây truyền HIV từ mẹ sang con khá hiệu quả, nhưng các cặp vợ chồng nhiễm HIV cũng nên suy tính kỹ trước khi mang thai. Chưa kể quá trình mang thai, sinh nở khiến sức khỏe người mẹ giảm sút nhiều, sức đề kháng suy giảm, nguy cơ chuyển từ HIV sang AIDS nhanh chóng hơn.
- Phụ nữ mắc một số bệnh phải điều trị như hô hấp, lao phổi... phải điều trị khỏi mới nên có con vì trong quá trình uống thuốc dễ gây ra dị vật cho thai nhi. Hay những bà mẹ bị suy tim trong thai kỳ thường sẽ được bác sĩ khuyên nên bỏ thai.
- Chị em mắc bệnh tim sẽ khiến thai nhi phát triển không tốt, dễ bị sẩy thai, sinh non, thai chết lưu. Vì khi mang thai, tim thai phụ co bóp nhiều hơn để đưa máu, ôxy lên nuôi thai nhi làm tăng gánh nặng cho tim. Bệnh tim lúc này càng dễ bộc phát hơn, bà mẹ rất dễ bị suy tim nặng có thể tử vong. Vì thế với những phụ nữ mắc bệnh tim, nếu muốn mang thai cần được tư vấn kỹ càng, theo dõi của bác sĩ trước và trong thời gian mang thai đến lúc chuyển dạ để phát hiện và xử lý kịp thời những biến cố. Khi sinh, thai phụ bị bệnh tim nên mổ đẻ.
Cuộc chiến của cha mẹ cậu bé 3 tuổi bị dị tật, lệch mặt bẩm sinh Mẹ của PJ (Mỹ), cậu bé sinh ra mắc hội chứng lệch xương mặt, mong câu chuyện của con trai mình sẽ thúc đẩy cộng đồng có cái nhìn sẻ chia, cảm thông với những đứa trẻ kém may mắn. Tháng 12/2017, cậu bé PJ chào đời tại bang California (Mỹ) và không may nhiễm hội chứng Treacher Collins bẩm sinh. Hội chứng...