Cuộc sống của các bản sao Kim Jong-un
Những người chuyên đóng giả lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un xuất hiện tại nhiều sự kiện thể thao và giải trí, nhưng họ khẳng định sẽ không làm việc này lâu dài.
Người đóng giả ông Kim Jong-un lấy tên là Howard tại Quảng trường Đỏ, Nga. Ảnh:Facebook
Theo The Guardian, những người chuyên đóng giả lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un xuất hiện nhiều tại các trận bóng đá, trường đại học và thậm chí cả biểu tình.
Một người đóng giả lấy tên là Howard đã trò chuyện với ngôi sao nhạc pop Katy Perry tại lễ trao giải Grammy năm nay tại Los Angeles. Một người khác, lấy tên là Jeremy tham dự giải đấu bóng bầu dục của Hong Kong hồi tháng ba, anh này đã uống bia cùng đám đông.
Howard gọi nhân vật của mình là “Kim Jong-um” và nhấn mạnh rằng mình là người đầu tiên chuyên đóng giả lãnh đạo Triều Tiên, trước “đối thủ cạnh tranh” là Jeremy.
Howard tự quảng cáo mình là người giống ông Kim Jong-un nhất mọi người có thể gặp mà không cần đến Triều Tiên và nói thẳng thắn rằng anh hạnh phúc “khi đóng vai nhân vật và tham gia vào các dự án để kiếm tiền”.
“Mọi chuyện bắt đầu vào ngày cá tháng 4 năm 2013, tôi đăng lên mạng một số hình ảnh của tôi với mái tóc giống ông Kim Jong-un. Hai tuần sau, tôi nhận được điện thoại mời đến Israel để quay quảng cáo bánh kẹp thịt”, Howard nói.
Không chỉ quảng cáo, anh này còn tham dự lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng của Nga vào năm nay. Ông Kim Jong-un được điện Kremlin mời tham dự sự kiện này nhưng không đến dự.
Nhiều người dân Moscow hiểu rằng anh là người đóng giả và xếp hàng để xin chụp ảnh cùng. Tuy nhiên, cũng có một số người tưởng là thật, một người hỏi với vẻ mặt rất nghiêm túc rằng tại sao anh ta “không có đoàn tùy tùng hộ tống”, Howard kể.
Howard còn hóa thân thành nhân vật để tham gia một số cuộc biểu tình chính trị, bao gồm phong trào Chiếm Trung tâm tại Hong Kong năm 2014. Những người Triều Tiên duy nhất mà anh này từng gặp là những người ở lãnh sự quán tại Hong Kong. “Họ tức giận và gọi an ninh”, Howard kể lại.
Video đang HOT
Kim Min-yong, người Hàn Quốc, cũng là người đóng giả ông Kim Jong-un. Lúc đầu anh chỉ làm vậy cho vui nhưng sau đó nhận ra đây là một công việc bán thời gian thú vị.
Lần xuất hiện ấn tượng nhất của anh này là khi cùng với người đóng giả Barack Obama, Reggie Brown, hát ca khúc All By Myself của Eric Carmen trên đường phố Seoul. Kim Min-young đã chuyển đến Mỹ học và trở thành “anh chàng được xin chụp ảnh selfie nhiều nhất trong trường”.
Kim Min-young cùng người đóng giả Obama hát trên đường phố. Ảnh chụp màn hình
Không giống như Howard, Min-yong từ chối tất cả lời mời tham gia sự kiện có tính chính trị. Min-yong nói rằng “người Hàn Quốc biết những gì tôi đang làm, và nhiều người nghĩ rằng việc này vui, chỉ đơn giản là làm một “ bản sao” mà thôi, anh nói thêm
Khi được hỏi về ông Kim Jong-un, Kim Minyoung nói: “Tôi không nghĩ rằng ông ấy quan tâm đến tôi vì ông ấy là lãnh đạo Triều Tiên còn tôi chỉ là một công dân bình thường”.
Dù vậy, cả Howard và Minyong đều không nghĩ rằng họ sẽ làm điều này trong thời gian lâu dài. Howard nói rằng anh có ước mơ phát triển sự nghiệp âm nhạc, trong khi Minyong khẳng định đây chỉ là hoạt động tạm thời.
“Tôi đóng giả để khiến sinh viên đại học vui cười và loại bỏ căng thẳng từ cuộc sống hàng ngày. Tôi có ước mơ và kế hoạch sự nghiệp riêng. Đóng giả ông Kim Jong-un không phải là một phần quan trọng trong cuộc đời tôi”.
Phương Vũ
Theo VNE
11 thành phố 'nhái' của thế giới trên đất Trung Quốc
Từ thủ đô Paris của Pháp, ngôi làng di sản Hallstatt ở Áo đến khu phố quen thuộc trên đất Anh, tất cả đều có một bản sao tại Trung Quốc. Tuy được đầu tư nhiều tiền và đặt không ít kỳ vọng rằng sẽ thu hút được một lượng lớn người dân, nhiều thị trấn 'nhái' này giờ đây vẫn thưa vắng.
Florentia Village, một trung tâm mua sắm nằm gần thành phố cảng Thiên Tân, được "nhái" theo một ngôi làng ở Ý. Nơi đây có từ đài phun nước, kênh đào, kiến trúc trang trí bằng gạch mosaic đến những cửa hiệu mang đậm bản sắc bản gốc như Gucci hay Prada. Khu vực này được xây dựng bởi một nhà phát triển đến từ Ý - Ảnh: Reuters
Thiên Đô Thành cách thành phố Thượng Hải vài giờ đi xe, là bản sao của Paris (Pháp) với một tháp Eiffel thu nhỏ cao 108 mét. Khu dân cư này hoàn thành từ năm 2007, thiết kế để đón 10.000 dân nhưng đến năm 2013 vẫn chỉ có khoảng 2.000 người ở - Ảnh: Reuters
Ở tỉnh Quảng Đông có phiên bản của ngôi làng được UNESCO công nhận là di sản thế giới: làng Hallstatt thuộc bang Obersterreich (Áo). 940 triệu USD là số tiền mà Đại lục bỏ ra để sao chép toàn bộ ngôi làng di sản kiêm địa điểm du lịch nổi tiếng này - Ảnh: Reuters
Khu Hoa Kiều Thành Đông (OCT) ở Thẩm Quyến là dạng công viên chủ đề du lịch sinh thái, có hồ nhân tạo và một đô thị sao chép thị trấn Interlaken thuộc bang Bern (Thụy Sĩ). Thị trấn Interlaken ở Trung Quốc có một khu nghỉ mát 5 sao gồm spa, sân golf, tàu hơi nước và cây cầu Kappelbrcke "nhái" - Ảnh chụp màn hình trangBusiness Insider
Giữa trung tâm thủ phủ Bắc Kinh có Tonghui Town International Bar Street, một khu phố mô phỏng thị trấn Interlaken (Thụy Sĩ), với nhiều quán bar và nhà hàng để công nhân viên lui đến sau giờ làm việc. Tuy nhiên, cũng như thành phố Paris thu nhỏ, khu Tonghui hiện luôn hoang vắng - Ảnh chụp màn hình trang Business Insider
Ở Thiên Tân, có một làng chài cổ đã được san bằng để nhường chỗ cho việc xây dựng quận tài chính giống như Manhattan (Mỹ) thu nhỏ. Dự kiến, những công trình "nhái" như trường Juilliard, tháp Rockefeller và trung tâm Lincoln sẽ có mặt ở đây khi dự án hoàn tất vào năm 2019. Tính đến thời điểm này, việc xây dựng đã bị bỏ dở. Thiên Tân vẫn là một "thành phố ma" - Ảnh: Reuters
Khu Thames Town thuộc quận Songjiang, gần Thượng Hải có những con đường lát sỏi, kiến trúc nhà cửa kiểu Victoria và nhiều quán rượu trông rất giống một khu phố Anh. Cũng như nhiều cái tên trong danh sách, Thames Town là một phần của dự án "1 thành phố, 9 thị trấn" được dựng lên để thu hút người dân chuyển từ khu vực đông đúc ở Thượng Hải ra một trong số 9 thị trấn châu Âu trong mơ sinh sống - Ảnh: Reuters
Thị trấn Anting Đức ở ngoại ô Thượng Hải được thiết kế bởi một nhóm kiến trúc sư người Đức. Dự án này cũng được kỳ vọng sẽ trở thành nơi cư ngụ của khoảng 50.000 người và đến nay gần như trống rỗng. Trong 5 căn nhà, chỉ có 1 căn là có người ở - Ảnh chụp màn hình trang Business Insider
Ở khu Phố Đông, Thượng Hải có Thị trấn Hà Lan. Nơi đây sao chép kiến trúc của thành phố Amsterdam và khu Kattenbroek thuộc thành phố Amersfoort (Hà Lan) cùng các biểu tượng như cối xây gió. Một vài tòa nhà chính xác là bản sao của Bảo tàng Hàng hải Hà Lan và cửa hàng bách hóa Bijenkorf - Ảnh chụp màn hình trang Business Insider
Cũng có thể tìm thấy chất Thụy Điển trong dự án "1 thành phố, 9 thị trấn" ở Trung Quốc. Thị trấn Bắc Âu, ngoại ô Thượng Hải, sao chép thị trấn Sigtuna (Thụy Điển). Những địa danh nổi tiếng thuộc một phần vùng Bắc Âu như hồ Malaren, tòa nhà Quốc hội Iceland đều hiện hữu ở đây. Thị trấn Bắc Âu bây giờ cũng không có nhiều người ở - Ảnh chụp màn hình trang Business Insider
Khu Breeza Citta di Pujiang gần Thượng Hải được kỳ vọng là công trình mô phỏng thành phố Ý hiện đại. Dù thế, kết quả trên thực tế chỉ là một khu có các tòa nhà chung cư thô cứng, ít không gian xanh cũng như nơi ngắm cảnh - Ảnh chụp màn hình trang Business Insider
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Những vụ tranh cãi bản quyền ầm ĩ nhất trong lịch sử nhân loại Nhân ngày bản quyền thế giới 23.4, cùng điểm lại những vụ tranh cãi bản quyền ầm ĩ nhất trong lịch sử nhân loại. Cuộc tranh giành quyền sở hữu bản sao của Cathach Cuộc tranh giành bản quyền sở hữu bản sao của Cathach là vụ tranh chấp bản quyền đẫm máu và sớm nhất trong lịch sử nổ ra ở Ireland....