Cuộc sống của 40.000 người ở học viện Phật giáo Tây Tạng
Nằm ở độ cao gần 4.000 mét so với mực nước biển, Larung Gar là học viện Phật giáo lớn nhất thế giới, thu hút hàng chục nghìn tăng ni tới sinh sống và theo học.
Nằm giữa thung lũng Larung trên cao nguyên Tây Tạng, cách thị trấn Sertar 15 km, Học viện Phật giáo Larung Gar là trung tâm Phật giáo lớn nhất và có sức ảnh hưởng nhất thế giới.
Học viện nằm trên một sườn đồi cao 3.800 mét so với mực nước biển, theo Telegraph. Ảnh: Bodhicitta
Các nhà sư tụ tập ngoài bãi đất trống trên đỉnh đồi. Ảnh: Shinya Itahana
Học viện được Jigme Phuntsok, một Lạt ma có ảnh hưởng về truyền thống Nyingma (phái Nyingma thuộc Phật giáo Tây Tạng), thành lập vào năm 1980 trong một thung lũng không có người ở.
Mặc dù nằm tại tại vùng xa xôi, hẻo lánh, Larung Gar vẫn không ngừng phát triển, từ một môi trường khắc nghiệt ít người thành một trong những trung tâm nghiên cứu Phật giáo Tây Tạng lớn nhất và có ảnh hưởng nhất thế giới. Ngày nay, học viện này có hơn 40.000 tu sĩ, nữ tu và các chư vị giáo sư.
Một con dê đang ăn rau trong giỏ, cảnh tượng thường thấy trên đường phố khu Học viện Phật giáo. Ảnh: Shinya Itahana
Nhà cửa ở đây chủ yếu xây từ gỗ. Căn nọ nối tiếp căn kia, tạo thành từng lớp nhà gỗ hàng nghìn căn trải dọc sườn đồi. Trong nhà không có nhà vệ sinh riêng, thay vào đó, họ sử dụng nhà vệ sinh công cộng xây bên ngoài. Ảnh: Shinya Itahana
Video đang HOT
Các nhà sư Tây Tạng đi lấy nước ở giếng công cộng. Ảnh: Shinya Itahana
Một tòa nhà của học viện Phật giáo. Ảnh: Bodhicitta
Hai nhà sư đi bộ ở Larung Gar. Ảnh: The Land of Snows
Những người hành hương đi bộ dọc theo một ngôi chùa ở Larung Gar. Ảnh: The Land of Snows
Quang cảnh ngoài sân tu viện chính ở Larung Gar. Ảnh: The Land of Snows
Bên trong học viện là các tăng ni đang ngồi đọc sách. Ảnh: Shinya Itahana
Một ni cô đang ngồi đọc kinh Phật. Ước tính có khoảng 9.000 ni cô ở Larung Gar. Ảnh: The Land of Snows
Không chỉ thu hút những học viên thuộc dân tộc thiểu số của Trung Quốc, học viện còn thu hút học viên từ nhiều quốc gia trên thế giới như Anh, Mỹ, Malaysia. Những học viên này được học trong các lớp riêng biệt bằng tiếng Trung Quốc phổ thông, trong khi các lớp học lớn hơn được dạy bằng tiếng Tây Tạng.
Người hành hương ở Larung Gar. Ảnh: The Land of Snows
Ngày 8/6, chính quyền Trung Quốc thông báo kế hoạch giảm dân số tại đây. Hiện nay học viện có khoảng 10.000 tăng ni thường trú, con số tạm trú có thể gần 40.000 người. Việc phá dỡ là một phần trong chiến dịch giảm quy mô dân số nơi này xuống còn 5.000 người vào tháng 9/2017 theo lệnh của chính quyền.
Có rất nhiều những cửa hàng nhỏ thế này ở Larung Gar. Ảnh: The Land of Snows
Đã có 60-70% ngôi nhà bị đánh dấu phá bỏ. Từ ngày 18/6, người ngoại quốc cũng không được phép tới thăm Larung Gar hoặc Sertar, thị trấn lân cận.
Trung Quốc hôm 20/7 bắt đầu phá dỡ một số khu nhà ở học viện, sớm hơn 5 ngày so với thông báo.
Hồng Hạnh
Theo VNE
Hài cốt Phật Thích-ca Mâu-ni trong rương ngàn năm ở TQ?
Một phần hài cốt được giấu kín bên trong một chiếc rương vàng 1.000 tuổi ở Trung Quốc có thể giúp các nhà khảo cổ học được "khai sáng" nhiều điều về Đức Phật.
Chiếc rương vàng chứa hài cốt của Đức Phật được tìm thấy ở Trung Quốc
Cuối tháng 6, tờ Live Science đã đăng tải một bài viết về một chiếc rương vàng nghi ngờ chứa hài cốt của Đức Phật. Theo đó, Một nhóm các nhà khảo cổ đã tìm thấy chiếc rương này trong một hầm mộ bên dưới một ngôi chùa Phật giáo ở Nam Kinh, Trung Quốc vào năm 2010.
Bên trong chiếc rương vàng nghìn năm, có một mảnh sọ và nhiều phần xương vỡ khác. Theo các nhà nghiên cứu, đây có thể là hài cốt của Đức Phật Siddhartha Gautama (hay còn được gọi là Phật Thích-ca Mâu-ni), người đã gây dựng nên nền tảng của Phật giáo.
Live Science đưa tin chiếc rương cao 8cm được tìm thấy trong một quan tài bằng bạc cao 20cm. Quan tài được khóa ở bên trong một bảo tháp cao 117 cm và rộng 45 cm, được chạm khắc tinh xảo. Điều này cho thấy tầm quan trọng của hài cốt được lưu giữ bên trong chiếc rương.
Rương được giấu trong quan tài, quan tài được giấu trong chiếc bảo tháp này
Trên chiếc rương, bảo tháp được khắc những hình trang trí công phu như hoa sen, phượng và người giám hộ.
Bên trong chiếc rương,có những dòng chữ điêu khắc của một người đàn ông tự nhận là Deming. Theo đó, sau khi Đức Phật chết, thi thể của ông đã được hỏa táng tại sông Hirannavati, Ấn Độ. Và vị vua cầm quyền sau đó đã chia hài cốt của ông thành 84.000 phần. 19 phần trong số đó đã được chuyển đến Trung Quốc. Và một trong số 19 phần hài cốt nằm trong chiếc rương vàng này.
Qua nhiều thời kì bất ổn, ngôi chùa nơi chôn cất chiếc rương đã bị phá hủy. Đến thế kỉ 11, Hoàng đế Tống Chân Tông của Trung Quốc cho xây dựng lại chùa và những chiếc rương này được đảm bảo an toàn trong hầm mộ của nó, theo Deming.
Rương và quan tài đều được trạm khắc tinh xảo
Các nhà nghiên cứu cho rằng những gì trong chiếc rương vàng là một trong nhiều phần hài cốt của Đức Phật được chuyển tới Trung Quốc
Theo Danviet
Ảnh: Thâm nhập "mỏ vàng" đông trùng hạ thảo ở Tây Tạng Trên những ngọn núi hùng vĩ và khắc nghiệt ở Tây Tạng, những người dân du mục cặm cụi hái thứ thuốc quý mà người người săn lùng. Những nơi có đông trùng hạ thảo thường ở địa hình hiểm trở xa xôi Những người dân du mục Tây Tạng vốn làm nông và chăn nuôi mới tìm ra một cách kiếm sống...