Cuộc sống công nhân trong căn hộ giá 500 triệu đồng
Hàng trăm công nhân, người lao động thu nhập thấp đã cố gắng tích cóp để mua được căn hộ tại khu nhà ở xã hội Lê Thành – An Lạc (đường Lê Tấn Bê, quận Bình Tân, TP.HCM).
Khu nhà ở xã hội được quản lý an ninh chặt chẽ, có thang máy rộng và có siêu thị, nhà trẻ để phục vụ cư dân tại quận Bình Tân, TP.HCM – Ảnh: NGỌC PHƯỢNG
Diện tích nhỏ bé và không có nhiều tiện ích như các chung cư thông thường, nhưng với họ, thoát đời ở trọ, có được một mái ấm nơi thị thành là mong ước bao năm.
Khu nhà ở này là những dãy nhà năm tầng xây dựng đơn giản nhưng gọn gàng, sạch sẽ, tiện lợi, có thang máy, không gian thoáng đãng khác hẳn với cảnh chật chội, bức bí thường thấy ở những dãy trọ. Phía dưới là trường mẫu giáo, phía trên là những căn hộ diện tích từ 36 – 42m2, có ban công, có phòng ngủ, nhà vệ sinh và khu bếp…
Là căn nhà do chính mình sở hữu nên dù diện tích nhỏ, nhà đông người, vợ chồng anh Trần Minh Khôi (40 tuổi) vẫn bố trí mọi thứ ngăn nắp. Buổi trưa, vợ anh vẫn đang đi làm, anh ghé về nhà chở hai đứa con lớn đi học. Nhà nhỏ nhưng vẫn có bếp núc, bàn ăn, phòng ngủ, bàn học, ghế sofa… đầy đủ. Giữa trưa nóng bức nhưng không khí trong nhà vẫn thoáng mát nhờ gió lùa vào từ ban công.
“Hai vợ chồng tôi mua căn hộ này hơn hai năm trước. Nhà có ba đứa con nhỏ, thu nhập cũng hạn hẹp nhưng muốn con nhỏ có chỗ tươm tất để học hành nên ráng vay mượn để mua. Lúc quyết định mua, vợ chồng tôi cũng phải gom góp, vay mượn mới đủ 100 triệu đồng để trả thời điểm đầu, sau đó thì mỗi tháng góp 6 triệu đồng. Giờ mới trả được nửa đường thôi. Khó khăn lắm nhưng mà giá này là tốt nhất rồi, không mua thì chắc không bao giờ mua được”, anh Khôi chia sẻ và cho biết mình là tài xế xe công nghệ. Vợ anh làm tạp vụ ngay trong chung cư.
Thu nhập hai vợ chồng phải gắng chắt bóp để gánh gồng nuôi ba đứa con nhỏ, đứa lớp 4, đứa lớp 2, đứa mới chuẩn bị vào lớp 1.
Tương tự, để mua được căn hộ ở chung cư trên, vợ chồng anh Đỗ Đông Thành (35 tuổi, quê Ninh Thuận), công nhân kỹ thuật, cũng phải vay mượn họ hàng hai bên để có 100 triệu đồng trả cho đợt đầu tiên. Đã ở trọ hơn 10 năm kể từ khi rời quê vào TP.HCM, với anh Thành, căn nhà nhỏ chưa đầy 40m2 này là mơ ước cả đời.
Video đang HOT
“Với chúng tôi thì đây là tài sản to lớn lắm. Cả chục năm ở nhà trọ nay đây mai đó rất cực. Có con rồi thì càng mong có chỗ ở ổn định. Ở đây tuy không tiện nghi như những chung cư khác nhưng an ninh, sạch sẽ, thoáng đãng. Hai vợ chồng ở tỉnh lẻ đến TP.HCM làm việc nuôi hai đứa con, giờ cũng chỉ có khả năng mua được căn hộ như thế này thôi. Trả tiền một đợt rồi sau đó trả góp năm năm. Nhờ vậy mới mua nổi nhà”, anh Thành bộc bạch.
Còn căn hộ của chị Lê Thị An (44 tuổi, lao động tự do) tuy nhỏ nhắn nhưng hầu như đầy đủ tất cả các tiện nghi với phòng ngủ khá rộng rãi. Nhà có tủ sách, sofa, khu bếp ngăn nắp và một ban công với đầy cây xanh.
“Là nhà mình thì mình mới muốn sắm sửa, trang trí và sắp xếp cho gọn gàng. Căn hộ này là tôi và chị gái cùng nhau góp tiền mua. Chị là giáo viên, tôi thì làm tự do nên để mua căn hộ tiền tỉ thì cũng không đủ khả năng. Ở đây diện tích nhỏ một chút và không nhiều tiện ích nhưng an ninh, thoáng đãng, sạch sẽ và cũng cách trung tâm không xa, đi lại không quá vất vả”, chị An chia sẻ và nói thêm: Mua căn hộ này từ ba năm trước, mỗi tháng hai chị em mỗi người góp nửa tiền để trả khoản tiền góp 6 triệu đồng/tháng. Giờ cũng thấy nhẹ nhõm nhiều rồi, chỉ còn hai năm nữa là hai chị em hết nợ.
Ông Trần Thanh Phong, đại diện ban quản lý nhà ở xã hội Lê Thành – An Lạc, cho biết khu nhà ở xã hội này có khoảng 930 căn với hơn 2.000 người dân và được mở bán vào khoảng năm 2019. Đây là nhà ở xã hội dành cho người thu nhập thấp nên đa số người dân ở đây là công nhân viên, người lao động. Khu nhà được quản lý an ninh chặt chẽ, có thang máy rộng và có siêu thị, nhà trẻ để phục vụ cư dân.
Ước mơ của công nhân
Khi nói về ước muốn mua nhà, các anh chị công nhân dường như đều khá dè dặt.
* Anh Hồng Mến (35 tuổi, quê Bạc Liêu): “Đi làm công nhân mười mấy năm tui cũng muốn mua một căn nhà. Thế nhưng để công nhân như tui mua được thì căn hộ phải có giá cả hợp lý với thu nhập của tụi tui”.
* Chị Mã Thị Huế (30 tuổi, quê Bắc Kạn):”Ai mà không muốn có nhà nhưng biết bao giờ mới mua nổi. Giờ chúng tôi còn khó khăn lắm. Nhưng sau này đỡ khó khăn hơn hai vợ chồng cũng mong mua được một căn hộ giá rẻ nho nhỏ”.
* Anh Nguyễn Văn Hiệu (sinh năm 1985, quê Thanh Hóa), năm thứ 14 làm công nhân ở Khu công nghiệp Quang Minh (Hà Nội): “Bây giờ muốn mua nhà ở xã hội phải có từ 700 – 800 triệu đồng. Chúng tôi đi làm, lương chỉ đảm bảo ở mức sống tối thiểu, chẳng có nhiều tiền đến vậy để mua nhà. Nhiều tháng con ốm đau đi viện, vợ chồng tôi còn phải vay mượn thêm tiền. Bố mẹ ở quê làm nông cũng không có tiền cho con cái. Làm công nhân thêm 5 – 6 năm nữa nếu vẫn không mua được nhà ở, chắc chắn chúng tôi về quê thôi”.
* Sau 14 năm làm công nhân, anh Nguyễn Văn Hải (quê Nghệ An), công nhân ở Khu công nghiệp Thăng Long, chia sẻ: “Tôi tính nhẩm, tiền thuê trọ một năm khoảng 15 triệu đồng, 14 năm khoảng 210 triệu đồng. Số tiền này trước đây có thể mua miếng đất nhỏ ở quê, còn thành phố không bao giờ có giá đó. Nên nếu chúng tôi muốn bám trụ lại thủ đô thì chỉ còn trông chờ vào các dự án nhà ở xã hội giá rẻ”.
Hà Nội dự kiến thực hiện 136.000 căn nhà ở xã hội
Thị trường Hà Nội hiện đang thiếu nguồn cung nhà ở giá rẻ. Các căn hộ có giá dưới 20 triệu đồng/m2 tại các dự án hiện hữu đã được hấp thụ hết và không có nguồn cung mới.
Thị trường Hà Nội hiện đang thiếu nguồn cung nhà ở giá rẻ. Các căn hộ có giá dưới 20 triệu đồng/m2 tại các dự án hiện hữu đã được hấp thụ hết và không có nguồn cung mới. Ảnh minh hoạ: TTXVN
Gần đây, Tập đoàn Vingroup đã công bố kế hoạch phát triển các dự án nhà ở xã hội mang thương hiệu Happy Homes, dự kiến sẽ bổ sung thêm nguồn cung giá rẻ trong những năm tới đang thu hút sự quan tâm của người dân.
Theo Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030" vừa được Bộ Xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, nhu cầu của Hà Nội cho giai đoạn này là 136.000 căn nhà ở xã hội.
Thành phố Hà Nội dự kiến sẽ hoàn thành 100% con số theo nhu cầu và đặt lộ trình thực hiện 25.000 căn trong 3 năm (2022-2025); hoàn thành nốt 111.000 căn trong giai đoạn từ năm 2026-2030. Trước đó, từ năm 2011 đến năm 2021, thành phố Hà nội đã hoàn thành 28.357 căn nhà ở xã hội phục vụ nhu cầu của người dân.
Đánh giá về việc phát triển nhà ở xã hội thời gian qua, chuyên gia của Savills cho rằng, đây vẫn là một phân khúc khó phát triển. Theo bà Đỗ Thu Hằng - Giám đốc cấp cao Bộ phận Tư vấn Savills Hà Nội, chủ trương dành 20% quỹ đất ở để phát triển nhà ở xã hội đã được rất nhiều chủ đầu tư thực hiện, nhưng diện tích đó chưa được thực sự tận dụng và phát huy.
Điều này có thể do thủ tục pháp lý phức tạp cũng như kỳ vọng lợi nhuận của chủ đầu tư chưa được thỏa mãn. Trên thực tế, nếu quỹ đất nhà ở xã hội hiện nay được khai thác tốt thì thị trường sẽ có thêm nguồn cung cho loại hình nhà ở này.
Đánh giá chung về thị trường nhà ở tại Thủ đô, các chuyên gia nhận định, ngược với sự chậm lại của nguồn cung và lượng giao dịch, hiện giá nhà ở tại Hà Nội vẫn tiếp tục duy trì đà tăng từ những năm trước.
Nghiên cứu của Công ty Savills Việt Nam cho thấy, kể từ năm 2018, giá bán ở phân khúc căn hộ không ngừng leo thang. Giá bán sơ cấp trung bình tăng 10% và giá bán thứ cấp tăng 3% theo năm. Trong số đó, sự chênh lệch giữa giá bán sơ cấp và thứ cấp đã tăng từ mức 14% năm 2018 lên 44% trong những tháng đầu năm 2022.
Không riêng căn hộ chung cư, phân khúc nhà thấp tầng cũng có những bước tiến mới. So với năm 2018, giá bán biệt thự đã tăng gấp đôi. Trong khi đó, giá liền kề cũng ghi nhận tăng hơn một nửa. Từ đầu năm đến nay, thị trường đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh ở giá bán thứ cấp, với giá biệt thự tăng 37%, giá shophouse và liền kề đều tăng quanh mức 20%. Nguồn cung mới hạn chế cùng với giá bán sơ cấp tăng có thể là nguyên nhân khiến thị trường thứ cấp sôi động hơn.
Tuy nhiên, các chuyên gia của Savills nhận xét, giá của biệt thự, liền kề, nhà phố sau thời gian liên tục tăng và đã đạt đỉnh và có chiều hướng chững lại. Hiện tượng này liên quan đến mức độ hấp dẫn của sản phẩm, khả năng chi trả của người dân, tính thanh khoản và khả năng cạnh tranh với các sản phẩm ở những địa phương lân cận.
Bởi vậy, Savills nhận định, thị trường nhà ở có thể sôi động trở lại nhờ sự cân bằng giữa giá bán và năng lực của nguồn cầu. Bà Đỗ Thu Hằng cho rằng, đà tăng giá đến từ những nguyên nhân khó có thể giải quyết trong ngắn hạn. Những vẫn đề về thủ tục, pháp lý, hay chi phí ban đầu cao là cản trở đối với những điều chỉnh lớn trong thị trường. Một khi nguồn cung có giá bán hợp lý hơn trở lại thị trường, thanh khoản cùng tình hình hoạt động sẽ được cải thiện.
Kể từ đầu năm đến nay, thị trường nhà ở Hà Nội ghi nhận số lượng giao dịch tương đối ít hơn so với thời điểm cuối năm 2021. Đồng thời, nguồn cung sơ cấp ở cả hai phân khúc căn hộ và nhà liền thổ đều ở mức hạn chế. Từ năm 2020, thị trường căn hộ đã bắt đầu cho thấy dấu hiệu chậm lại. Lượng giao dịch và nguồn cung sơ cấp đều có xu hướng giảm. Trong khi nguồn cung giảm 12% theo quý thì lượng giao dịch tụt sâu hơn ở mức âm 44%.
Một trong những yếu tố dẫn tới sự thiếu hụt nguồn cung như vậy là thủ tục pháp lý kéo dài, khiến các doanh nghiệp bất động sản gặp khó khăn trong việc phát triển các dự án nhà ở. Việc kiểm soát tín dụng bị thắt chặt và chi phí xây dựng ngày càng gia tăng cũng là những thách thức mà các chủ đầu tư đang đối mặt.
Đặc biệt, với phân khúc nhà liền thổ, nguồn cung sơ cấp đang ghi nhận mức thấp nhất trong vòng năm năm vừa qua. Cùng kỳ năm 2021 ghi nhận nguồn cung sơ cấp đạt 1.950 căn, nhưng con số này đã giảm xuống một nửa trong quý II của năm 2022. Hoạt động của phân khúc này cũng không duy trì được đà tăng từ quý 1 mà lượng giao dịch của quý II vừa qua đã giảm tới 55% theo quý và âm 72% theo năm.
Hiện xu hướng dịch chuyển ra các khu vực xa trung tâm tiếp tục thể hiện ở việc nguồn cung mới trong năm 2022 tiếp tục được phân bổ trên khắp thành phố, tại huyện Gia Lâm (phía Đông), huyện Hoài Đức và Quận Hà Đông (phía Tây), quận Hoàng Mai (phía Nam) và Tây Hồ, Bắc Từ Liêm, và Đông Anh (phía Bắc).
Vì sao nhiều bác sĩ, nhân viên y tế ở Vĩnh Long, Trà Vinh xin thôi việc, bỏ việc? Tại 2 tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh, trong 6 tháng đầu năm 2022 có 86 bác sĩ, nhân viên y tế xin thôi việc, bỏ việc. Ngành y tế địa phương phải làm gì để giữ 'chất xám'? Lương và phụ cấp không đủ trang trải cuộc sống Ngày 11.7, ông Kiên Sóc Kha, Giám đốc Sở Y tế Trà Vinh, cho...