Cuộc sống “cõi tiên” của 15000 thành viên Hoàng gia Ả Rập
Tùy vị trí trong hoàng gia Ả Rập Saudi mà có người nhận tới 6 tỉ đồng/tháng tiền “tiêu vặt”.
15.000 người hưởng lộc
Lối vào cung điện hoàng gia Ả Rập Saudi.
Bên ngoài bức tường cao vài mét, gắn đầy camera an ninh và có hàng trăm lính Maroc đứng canh là cung điện mới của nhà vua Salman thuộc Ả Rập Saudi. Đây được xem là khu nghỉ dưỡng mới nhất cho quốc vương và hoàng tộc quốc gia giàu có bậc nhất thế giới này.
Chính phủ Ả Rập Saudi đã loại bỏ kế hoạch xây dựng dinh cơ trị giá 250 tỉ USD tại quê nhà nhưng tại Maroc, các công nhân địa phương vẫn đang tích cực xây dựng sân đỗ trực thăng ở khu nghỉ dưỡng xa xỉ. Một rạp xiếc cỡ khủng cũng được xây dựng để làm trò tiêu khiển cho các thành viên hoàng gia.
Căn nhà nằm giữa thủ đô London này thuộc sở hữu của vua Salman.
Tài sản lớn của hoàng gia Ả Rập đến từ nguồn dầu mỏ tưởng như vô tận khai thác hơn 75 năm qua. Giá dầu mỏ tăng mạnh trong vài thập niên giúp hoàng tộc Ả Rập thu về hàng ngàn tỉ USD và một phần số tiền này nhằm phục vụ đời sống vương giả của những thành viên danh giá.
Vua Salman thậm chí còn thành lập một doanh nghiệp gia đình có tên “Tập đoàn Al Saud” để đầu tư ra nước ngoài cũng như thực hiện các thương vụ mua sắm bạc tỉ.
Sảnh chờ dành riêng cho hoàng gia tại sân bay quốc tế Abdulaziz.
Bất chấp giá dầu biến thiên và nền kinh tế xuất khẩu dầu lửa gặp vấn đề, Ả Rập Saudi vẫn mua sắm nhà đất rất mạnh tay. Năm ngoái, một công chúa Ả Rập đã chi 30 triệu USD (khoảng 650 tỉ đồng) để mua một khu bất động sản tại Rue Octave-Feuillet (Pháp).
Video đang HOT
15.000 hoàng tử, công chúa Ả Rập Saudi đang được hưởng những đặc quyền mà bất kì ai cũng phải thèm thuồng. Họ được chữa bệnh trong những căn phòng như cung điện với dịch vụ của khách sạn 5 sao. Sân bay ở Ả Rập Saudi cũng có một khán phòng dành riêng cho hoàng tộc với đèn chùm lộng lẫy, gạch lát tinh xảo và những tấm thảm Italia đắt giá.
Cung điện quốc vương Salman đang xây ở Maroc.
Trong hoàng tộc, sự chênh lệch về của cải cũng khác nhau rất nhiều, nhất là những người được thừa kế chính thức từ vua. Nhiều người “chỉ” được lái những chiếc Range Rover hay Mercedes rẻ tiền và ở trong khu căn hộ “đơn sơ” tại thủ đô Riyadh thay vì lái siêu xe Lamborghini hay Ferrari như anh chị em mình ở London.
Vị vua lập quốc Abdulaziz có tới hàng chục người con và cháu lên tới hàng trăm người. Vị vua đời thứ 2 cũng có 53 người con ruột. “Mỗi khi có sự kiện hoàng gia, Ả Rập Saudi phải huy động tới một sân vận động mới đủ chỗ chứa”, một nhà ngoại giao Mỹ chia sẻ năm 2009.
Hoàng tử Mohammed bin Salman (trái) và Mohammed bin Naef (phải) được cho là sẽ trở thành vua mới của Ả Rập Saudi trong vài năm tới.
Tác giả Joseph Kechichian trong cuốn “Sự kế tục tại Ả Rập Saudi” ước tính có từ 12.000 tới 15.000 công chúa, hoàng tử ở Ả Rập Saudi. Công chúa Basmah bint Saud, con gái của vua Saud, cũng khẳng định năm 2010 rằng hoàng gia có khoảng 15.000 thành viên chính thức.
Dân chơi Ả Rập rất thích ngựa quý.
Đặc quyền khủng
Thành viên hoàng gia dựa vào các khoản trợ cấp chính phủ và các vị trí “việc nhẹ lương cao” để sống cuộc đời trên cõi tiên. Lợi ích cụ thể mà mỗi thành viên nhận được là chưa thể xác định vì nó tùy thuộc vào vị trí của họ trong hoàng gia. Tờ Bloomberg từng nhận định vua đương thời Salman có số tài sản lên tới 18 tỉ USD.
Hoàng tử bin Salman trong chuyến thăm tới Mỹ.
Năm 1996, một nhân viên ngoại giao ở đại sứ quán Mỹ tại Riyadh đã được dịp tiếp xúc “vô tiền khoáng hậu” với Bộ Tài chính và Ngân sách. Ông nói rằng cảm giác vô cùng choáng váng khi bước vào đơn vị này và thấy những cọc tiền xếp ngổn ngang chờ thành viên hoàng gia tới lấy.
Người này cho biết số tiền cấp cho thành viên hoàng gia chênh lệch khá lớn, từ 270.000 USD/tháng (khoảng 6 tỉ đồng) cho tới 8.000 USD (khoảng 180 triệu đồng). Số tiền lớn nhất dành cho con trai của vua lập quốc và số tiền ít nhất là dành cho chắt của vị vua này.
Hoàng tử bin Salman được cho là có nhiều khả năng trở thành quốc vương Ả Rập Saudi.
Nếu thành viên hoàng gia nào kết hôn, họ sẽ được cho từ 1 tới 3 triệu USD tiền quà cưới. Trang Wiki Leaks từng khẳng định năm 2012 rằng số tiền hoàng gia Ả Rập Saudi chi cho các thành viên hoàng gia là khoảng 2 tỉ USD trong tổng số 40 tỉ USD chi tiêu quỹ công.
Du thuyền 120 mét mang tên Serene của hoàng tử bin Salman.
Phát ngôn viên Qasayer của hoàng gia Ả Rập Saudi khẳng định số tiền gửi cho các thành viên hoàng gia không vượt quá 10 tỉ riyal, tương đương 2,7 tỉ USD. Ông khẳng định số tiền lớn nhất chảy vào tay những hoàng thân sống ở vùng hẻo lánh. Qasayer nói: “Chúng ta đều biết rằng những hoàng thân ở vùng hẻo lánh này chịu trách nhiệm quản lý hàng ngàn người nên họ cũng cần số tiền rất lớn”.
Theo Danviet
Lộ diện 8 người giàu có khối tài sản bằng của 3,6 tỷ người
8 người sở hữu khối tài sản bằng tài sản của 3,6 tỷ người, thuộc một nửa nghèo nhất của toàn nhân loại. Đây là thông tin từ một báo cáo mới của Oxfam, công bố hôm nay, nhân dịp hội nghị thường niên của lãnh đạo các chính phủ và doanh nghiệp tại Davos, Thụy Sỹ.
Báo cáo "Nền kinh tế dành cho 99%" của Oxfam cho thấy khoảng cách giữa người giàu và người nghèo lớn hơn rất nhiều so với những gì chúng ta nghĩ. Báo cáo trình bày chi tiết cách các doanh nghiệp lớn và giới siêu giàu đang đẩy cuộc khủng hoảng bất bình đẳng thêm trầm trọng thông qua trốn thuế, giảm lương và sử dụng quyền lực của mình nhằm gây ảnh hưởng chính trị. Báo cáo kêu gọi thay đổi căn bản trong cách chúng ta quản lý nền kinh tế, từ đó đem lại lợi ích cho mọi người, thay vì chỉ cho một số người may mắn.
Dữ liệu cập nhật hơn về sự phân bố tài sản toàn cầu - cụ thể tại Ấn Độ và Trung Quốc - cho thấy một nửa dân số nghèo nhất của thế giới sở hữu ít tài sản hơn so với ước tính trước đây.
Danh sách cũng cho thấy 8 người giàu nhất trên thế giới bao gồm: Bill Gates- Nhà sáng lập người Mỹ của Microsoft (giá trị tài sản ròng 75 tỷ Đô la); Amancio Ortega- Nhà sáng lập người Tây Ban Nha của Inditex đang sở hữu chuỗi thời trang Zara (giá trị tài sản ròng 67 tỷ Đô la); Warren Buffett: CEO và cổ đông người Mỹ lớn nhất tại Berkshire Hathaway (giá trị tài sản ròng 60,8 tỷ Đô la); Carlos Slim Helu: Chủ sở hữu người Tây Ban Nha của Grupo Carso (giá trị tài sản ròng 50 tỷ Đô la); Jeff Bezos- Nhà sáng lập, chủ tịch và giám đốc điều hành người Mỹ của Amazon (giá trị tài sản ròng 45,2 tỷ Đô la); Mark Zuckerberg- Chủ tịch, giám đốc điều hành và đồng sáng lập người Mỹ của Facebook (giá trị tài sản ròng 44,6 tỷ Đô la); Larry Ellison- Nhà đồng sáng lập và CEO người Mỹ của Oracle (giá trị tài sản ròng 43,6 tỷ Đô la); Michael Bloomberg- Nhà sáng lập, chủ sở hữu và CEO người Mỹ của Bloomberg LP (giá trị tài sản ròng 40 tỷ Đô la).
Winnie Byanyima, Giám đốc điều hành của Oxfam International, cho biết:
"Việc chỉ một số người sở hữu khối tài sản quá lớn là điều không thể chấp nhận được, trong khi cứ 10 người thì có 1 người đang sống với dưới 2 đô la một ngày. Bất bình đẳng đang khiến hàng tỷ người bị mắc kẹt trong nghèo đói, gây chia rẽ xã hội và đe dọa nền dân chủ.
"Trên khắp thế giới, nhiều người đang bị bỏ lại phía sau. Mức lương của người lao động giậm chân tại chỗ, trong khi các ông chủ doanh nghiệp bỏ túi hàng tỷ đô la tiền lãi; dịch vụ y tế cho người dân bị cắt giảm, trong khi doanh nghiệp và giới siêu giàu trốn thuế; tiếng nói của cộng đồng bị bỏ qua, trong khi chính phủ vào hùa với các doanh nghiệp lớn và giới quyền lực giàu có"
Là những người thường xuyên làm việc ở những lĩnh vực có mức lương thấp, phụ nữ thường đối mặt với mức độ phân biệt đối xử cao tại nơi làm việc, và là những người đảm nhiệm phần lớn công việc chăm sóc không công, phụ nữ thường không có vị trí trong xã hội. Nếu những xu hướng như hiện nay vẫn tiếp tục, phải 170 năm nữa nữ giới mới được nhận mức lương ngang với nam giới.
"Nền kinh tế dành cho 99%" phản ánh việc các doanh nghiệp lớn và giới siêu giàu đang đẩy cuộc khủng hoảng bất bình đẳng trầm trọng thêm như thế nào. Báo cáo chỉ ra cách các doanh nghiệp lớn đang trốn thuế, giảm lương nhân viên, hạ giá trả cho nhà sản suất và giảm thiểu đầu tư nhằm tối đa hóa lợi nhuận cho các cổ đông giàu có.
Doanh nghiệp trốn thuế thu nhập gây thiệt hại mỗi năm ít nhất 100 tỷ đô la cho các nước nghèo. Số tiền này đủ để giúp 124 triệu trẻ em thất học đến trường và chi trả cho các can thiệp y tế giúp cứu sống ít nhất 6 triệu trẻ em mỗi năm.
Báo cáo mô tả cách giới siêu giàu lợi dụng mạng lưới thiên đường thuế để trốn tránh nghĩa vụ thuế và sử dụng một đội ngũ các nhà quản lý tài sản để bảo đảm lợi nhuận từ các khoản đầu tư mà người tiết kiệm bình thường không bao giờ có được. Không như nhiều người nghĩ, những người siêu giàu không tự nỗ lực để trở nên giàu có. Các phân tích của Oxfam chỉ ra rằng một nửa số tỷ phú trên thế giới được thừa kế tài sản hoặc tích lũy tài sản thông qua các cơ chế có yếu tố tham nhũng và chủ nghĩa thân quen.
Báo cáo cũng cho thấy các doanh nghiệp lớn và giới siêu giàu dùng tiền và mối quan hệ như thế nào khiến các chính sách của chính phủ có lợi cho họ. Ví dụ như, các tỷ phú Brazil đã tìm cách tác động đến cuộc bầu cử và đã vận động hành lang thành công các đạo luật giảm thuế, trong khi các công ty dầu mỏ Nigeria đã tìm được cách có được mức giảm thuế hào phóng.
Byanyima cho biết: "Đối với hàng triệu người đang bị nền kinh tế méo mó hiện nay bỏ lại phía sau, họ cần giải pháp, không cần người nhận lỗi. Vì vậy, Oxfam đang xây dựng một cách tiếp cận mới hợp lý hơn để quản lý kinh tế, đem lại lợi ích cho đa số, thay vì chỉ cho một số người may mắn".
"Các chính phủ không bất lực trước những thay đổi về công nghệ và các lực lượng thị trường. Nếu các chính trị gia không bị ám ảnh với các chỉ tiêu về tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và chú trọng vào lợi ích của mọi người dân, thay vì chỉ của một số người giàu có, thì tất cả mọi người có thể có một tương lai tốt đẹp hơn."
Theo Danviet
Đại gia Ấn Độ bỏ 200 tỷ đồng mua biển số độc cho siêu xe Tại Dubai, biển số xe càng ngắn thì càng sang. Đại gia Ấn Độ với biển số xe D5 của Dubai trị giá 200 tỷ đồng Balwinder Sahani, một doanh nhân Ấn Độ, vừa trả 9 triệu USD (khoảng 200 tỷ đồng) để mua một chiếc biển số xe Dubai cho siêu xe Rolls Royces của anh. Giá khởi điểm của tấm biển...