Cuộc sống cơ cực của xóm vạn đò trên sông Lam mùa nước lũ
Ngày thường cuộc sống cư dân vạn đò vốn đã khó khăn, vất vả, mùa mưa lũ lại càng tăng thêm nỗi gian nan và hiểm nguy. Những người sống và mưu sinh bằng nghề chài lưới luôn mong sông nước yên bình và khao khát một thửa đất để dựng nhà, có chốn đi về an toàn trong ngày bão gió.
Cụm dân cư vạn đò thuộc xóm 2, xã Nam Tân (Nam Đàn) được lên bờ theo dự án tái định cư của UBND tỉnh Nghệ An, cuộc sống đang dần ổn định. Tuy nhiên, hiện vẫn còn 5 gia đình đã tách hộ, không có đất ở nên phải sắm thuyền ra cư trú dọc triền sông Lam.
Các gia đình này sinh sống hoàn toàn dựa vào sông nước, nguồn thu nhập không có gì hơn là chài lưới. Nhưng, nguồn thủy sản ngày một khan hiếm, thu nhập của họ những năm gần đây trở nên bấp bênh. Chưa kể, mùa mưa lũ, nước sông dâng cao, nghề chài lưới thực sự nguy hiểm nhưng vẫn phải bươn chải, vì không có cách nào hơn.
Kết quả chài lưới sau một đêm ròng rã của vợ chồng anh Ngô Công Thắng – một cư dân vạn đò Nam Tân. Số cá này bán chưa đầy 100.000 đồng, may chăng vừa đủ chi phí xăng dầu, không đủ trang trải nhu cầu trong ngày của gia đình. Anh Thắng cho biết thêm, ngày nào cao nhất cũng chỉ được trên 200.000 đồng.
Mỗi gia đình thường có 3 – 5 thành viên, tất cả sống chung trong những con thuyền nhỏ chật hẹp và mỏng manh. Trong ảnh: Con thuyền của vợ chồng anh Ngô Công Thành và con gái hơn 2 tuổi.
Video đang HOT
Tất cả sinh hoạt của các gia đình, từ vá lưới, nấu ăn và giặt giũ… đều diễn ra trên con thuyền nhỏ chật chội.
Trên những con thuyền này, hiểm nguy luôn rình rập, nhất là đối với trẻ nhỏ. Bởi chỉ cần sơ ý sẩy chân, người lớn không để ý sẽ rất dễ xảy ra những hậu quả đáng tiếc.
Niềm mong ước lớn nhất của những cư dân vạn đò là có một thửa đất nhỏ để dựng ngôi nhà tạm làm chỗ che mưa, tránh nắng, nhất là trong mùa lụt bão. Đồng thời, để con đường đến lớp của con trẻ được thuận tiện hơn và có tương lai tốt hơn.
Theo Baonghean
Người được ví là "Vua" tôm đất Nghệ An, thu 50 tỷ mỗi năm là ai?
Quyết tâm làm giàu trên vùng sình lầy của quê hương, ông Nguyễn Hồng Cương (SN 1965), trú tại phường Quỳnh Dị, thị xã Hoàng Mai (tỉnh Nghệ An) bắt đầu dựng nghiệp từ hai bàn tay trắng. Giờ đây, ông đã sở hữu 18ha tôm thương phẩm và 1,5ha sản xuất tôm giống. Nhiều người gọi ông Cương là "Vua" tôm đất Nghệ An.
Chuỗi ngày gian khó
Ông Cương sinh ra trong một gia đình thuần nông. Năm 1974, bố ông Cương hy sinh trên chiến trường Quảng Nam - Đà Nẵng, lúc ấy ông Cương vừa tròn 9 tuổi.
Khi lớn lên, ban đầu ông Cương theo đuổi nghề may để đỡ đần phần nào kinh tế cho gia đình. Song song với nghề may, ông còn phụ giúp mẹ và chị gái trồng lúa, nuôi hươu...Qua thời gian, ông Cương đã tích lũy được một số vốn kha khá. Từ cơ duyên trong một chuyến đi cùng mẹ vào vùng biển Khánh Hòa thăm bà con, ông nhanh chóng hỏi han, tìm hiểu những mô hình nuôi tôm tại đây.
Năm 1992, ông Cương bắt đầu lặn lội khắp các vùng biển miền Trung học hỏi kinh nghiệm nuôi tôm. Sau đó, ông làm nghề dịch vụ đưa tôm sú từ các tỉnh Nam Trung Bộ ra các tỉnh phía Bắc tiêu thụ, công việc thuận lợi, lợi nhuận ngày một tăng.
Nông dân giỏi Nguyễn Hồng Cương cùng công nhân kiểm tra tôm giống ở trại nuôi. Ảnh: Cảnh Thắng
Với kinh nghiệm nuôi tôm học được sau những ngày bôn ba, năm 1994, ông Cương quyết định thuê vùng đất sình lầy nhiễm mặn ở xã Quỳnh Liên (huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) để bắt đầu thả những con giống tôm đầu tiên.
Năm 2009, ông Cương trở về xã Quỳnh Dị thuê đất đào ao nuôi tôm thẻ chân trắng theo công nghệ mới. Diện tích ban đầu ông làm là 3,5ha, mỗi năm nuôi 2 vụ.
Năm 2010, nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật vào nuôi tôm, sản lượng tôm ông thu hoạch từ 3,5ha được 68 tấn, doanh thu 6,8 tỷ đồng. Trừ chi phí, ông lãi hơn 1 tỷ đồng.
Thấy việc làm ăn bắt đầu thuận lợi, năm 2012, ông Cương quyết định thuê lại đất của người dân quanh vùng mở rộng diện tích nuôi. Cùng thời điểm này, ông lấy lại trại tôm giống ở xã Quỳnh Liên (đã cho người khác thuê trước đó nhưng hiệu quả thấp) để tiếp tục đầu tư sản xuất giống tôm thẻ chân trắng. Cũng từ đây, trại sản xuất giống tôm thẻ chân trắng cho hiệu quả cao. Nguồn giống được cả khu vực Bắc Trung Bộ tin dùng.
Theo đuổi nuôi tôm công nghệ cao, quy mô lớn
Ngoài sản xuất tôm giống thẻ chân trắng, ông Cương còn mạnh dạn mở rộng diện tích nuôi tôm thương phẩm. Đến nay, tổng diện tích ao nuôi của gia đình ông Cương là 19,5ha, trong đó diện tích nuôi tôm thương phẩm là 18ha cho năng suất 250 tấn/năm; diện tích ao nuôi tôm giống là 1,5ha cho ra thị trường 300 triệu con/năm. Tổng doanh thu hàng năm của ông Cường đạt 50 tỷ đồng/năm, lợi nhuận 9 tỷ đồng.
"Để có được con tôm giống thẻ chân trắng khỏe mạnh, ít bệnh tật tôi phải lựa chọn cặp bố mẹ khỏe mạnh, được nhập khẩu từ nước ngoài về. Hàng năm, tôi thay đổi cặp tôm bố mẹ theo tiêu chuẩn của Bộ NNPTNT. Con tôm giống của tôi cứ nuôi được 20 ngày là chúng tôi xuất bán. Nhiều khi không có hàng để bán"- ông Cương cho hay.
Đã từng thấu hiểu những khó khăn ban đầu về vốn khi đầu tư nuôi tôm, ông Cương đã giúp đỡ hơn 50 người dân trong xã hàng tỷ đồng không tính lãi bằng cách cung cấp thức ăn chăn nuôi, hóa chất xử lý ao hồ cho các hộ nuôi mới gặp khó khăn. Đồng thời, ông tư vấn hướng dẫn cho hàng chục hộ dân về việc xây dựng ao hồ, kỹ thuật nuôi tôm.
Ông Cương cũng là người đi đầu trong hoạt động tình nghĩa. Hàng năm ông đều ủng hộ cho quỹ người nghèo, quỹ khuyến học của địa phương 50 triệu đồng, giúp đỡ 1 đến 2 hộ nông dân thoát nghèo bằng hình thức hướng dẫn kinh nghiệm sản xuất, cho vay vốn không tính lãi từ 20 đến 50 triệu đồng.
Với những cố gắng, nỗ lực của ông Nguyễn Hồng Cương, sản phẩm tôm của ông đã được trao chứng nhận danh hiệu "Chất lượng Vàng thủy sản Việt Nam lần thứ IV năm 2017" của Hội Nghề cá Việt Nam; cá nhân ông được UBND thị xã Hoàng Mai tặng Bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước, giai đoạn 2010-2015; được Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An tặng Bằng khen trong phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi đoàn kết giúp nhau xóa đói, giảm nghèo và làm giàu bền vững...
Ông Nguyễn Hồng Cương là 1 trong 63 gương mặt nhà nông tiêu biểu được Hội đồng chung khảo bình chọn danh hiệu "Nông dân Việt Nam xuất sắc 2019". Lễ tôn vinh và trao danh hiệu "Nông dân Việt Nam xuất sắc 2019" sẽ diễn ra tại Hà Nội vào tháng 10/2019.
Theo Danviet
Nông dân Nghệ An khẩn trương thu hoạch lúa hè thu chạy bão số 4 Mặc dù điều kiện thời tiết xập xìu nhưng bà con nông dân các huyện Đô Lương, Thanh Chương, Nam Đàn... vẫn đang hối hả thu hoạch lúa hè thu vì theo dự báo bão số 4 có thể ảnh hưởng từ Thanh Hóa đến Quảng Bình. Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn Bắc Trung bộ, cơn bão số 4...