Cuộc sống cơ cực của “liệt sỹ” trở về sau 37 năm
Là người anh cả trong gia đình, sau 37 năm xa quê hương vì chiến tranh, “được” công nhận là liệt sỹ, gần 2 năm sau ngày trở về, đến nay “liệt sỹ” Nguyễn Bá Lân cùng người mẹ già gần 100 tuổi có cuộc sống rất nghèo khó, vất vả…
Sóng gió cuối đời của người chiến sỹ giải phóng
Là con cả trong gia đình có 10 người con, ông Lân là anh trai cả, sau ông còn 8 em gái và 1 em trai. Năm 1964, chàng trai trẻ Nguyễn Bá Lân lúc này mới 18 tuổi, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, đã tham gia nhập ngũ. Lúc này ông Lân là chiến sỹ C vận tải trung đoàn E95A F325 (E10). Vào tháng 2/1970, ông cùng trung đoàn được lệnh xuống miền Tây Nam Bộ, bổ sung quân số cho Quân khu 9 vì lực lượng mỏng.
Trở về sau gần 2 năm, “liệt sỹ” Nguyễn Bá Lân gặp vô vàn khó khăn trong cuộc sống
Khi trung đoàn của ông đi đến rừng tràm Hà Tiên, thuộc tỉnh Kiên Giang thì bị địch ném bom, quần thảo. Lúc này ông Lân bị thương khá nặng nhưng vẫn cố gắng bám trụ đi qua trận địa. Nhưng trong lúc hỗn loạn, ông bị lạc đơn vị, do đã được định hướng trước nên ông Lân cứ nhằm hướng Nam mà đi. Sau nhiều ngày thì ông cũng đến được xã Nam Thái Sơn, huyện Hòn Đất, Kiên Giang. Ở đây, ông được người dân chăm sóc khoảng 1 tuần rồi được đưa về T70 quân khu 9 điều trị. Sau đấy ông được chuyển về đơn vị tiếp tục công tác.
Tháng 4/1978 ông cùng đơn vị hành quân sang Campuchia chiến đấu giúp nước bạn rồi từ đấy mất liên lạc với gia đình. Năm 1991, ông Lân được công nhận là liệt sỹ. Không biết ngày ông Lân hy sinh nên cứ đến ngày 27/7 hàng năm, gia đình lại làm mâm cơm thắp hương cúng giỗ ông Lân.
Cuối tháng 4 năm 2014, ông Lân trở về quê hương trước sự ngỡ ngàng và vui mừng của gia đình. Nhưng đằng sau niềm vui đoàn tụ, ông không ngờ cuối đời mình vẫn gặp sóng gió.
Một tháng sau khi ông trở về, mẹ ông Lân bị cắt chế độ tiền tuất liệt sỹ. Cũng bắt đầu từ đấy, ông Lân cùng gia đình bắt đầu “hành trình” tìm lại giấy tờ, nhờ hết người này đến người khác. Nhiều đồng đội biết gia cảnh ông Lân cũng hết sức giúp đỡ.
Hành trình đi làm lại chế độ với gia đình ông Lân gặp quá nhiều khó khăn.
Video đang HOT
Hơn 2 năm sau ngày trở về, ông Lân cùng gia đình mỏi mòn, nhẫn nại đi gõ cửa khắp các cơ quan chức năng để hi vọng có thể làm lại được chế độ, mong có thể tự mình lo mưu sinh cùng mẹ già, vơi bớt vất vả cho em gái. Nhưng cho đến nay mọi thứ vẫn dậm chân tại chỗ, nhiều lúc ông chán nản định thôi, nhưng các thành viên trong gia đình lại động viên ông cố gắng.
Không biết “hành trình” đi làm lại chế độ của “liệt sỹ” Nguyễn Bá Lân và gia đình bao giờ mới kết thúc! Anh Nguyễn Xuân Đoàn (SN 1972), cháu ruột ông Lân là người trực tiếp và cùng ông gửi đơn đi khắp nơi, tâm sự: “Đã gần hết tháng 12 rồi, lại hết một năm nữa, hay là bỏ hả chú, liệu người ta có biết không? Hay rồi người như bác Lân lại phải chịu thiệt thòi mãi?”.
Cuộc sống cơ cực
Ngôi nhà cấp 4 ẩm thấp, nằm lọt trong khu phố ở đường Trần Quang Khải, phường Năng Tĩnh, thành phố Nam Định – nơi ông Lân và người mẹ già 95 tuổi đang sinh sống – là căn phòng ông Lân ở nhờ người em gái thứ 2.
Căn phòng 2 mẹ con ông Lân sinh sống không có vật gì đáng giá
Bà Nguyễn Thị Sâm (em gái thứ 2 ông Lân) tâm sự: “Nhà có 10 anh chị em, một người đã mất, giờ còn lại 8 em gái và bác Lân, trong đó tất cả chúng tôi ngày xưa cũng là công nhân của nhà máy dệt Nam Định. Lúc nghỉ làm thì có 4 người có lương hưu, 4 người lĩnh tiền rồi về. Phận làm dâu, gia cảnh cũng chẳng phải giàu sang, nên chỉ giúp bác Lân được phần nào thôi”.
Ngồi trên chiếc giường mới, ông Lân khoe: “Sau khi báo đăng được 2 ngày thì nhiều đồng đội của bác về thăm lắm, chủ yếu là ở Nam Định thôi. Họ thấy bác nằm trên cái giường cũ được ốp bằng mấy tấm ván nên đã tặng bác cái giường này, biết bác khó khăn nhiều người cũng cho bác thêm gạo nữa”.
Nhìn xung quanh ngôi gần 20m2, trên tường chỉ có vài bộ quần áo cũ, ở 2 chiếc giường, một của ông Lân và một của cụ Lộc có vài chiếc chăn mỏng và 2 manh chiếu – chăn chiếu cũng do đồng đội ông Lân mua tặng.
Cụ Trần Thị Lộc không cầm được nước mắt khi nói về số phận người con trai đầu.
Gần 2 năm trở về nhà, do di chứng của chiến tranh, tuổi cũng đã cao, sức khỏe yếu nên cuộc sống của ông và người mẹ 95 tuổi phải nương nhờ vào các em và các cháu.
Ông Lân tâm sự: “Mẹ tôi thì tuổi đã cao, tôi thì sức khỏe không cho phép, mỗi ngày tôi cứ cắm ít cơm, rồi các em gái người thì bát canh, người miếng cá bê xuống cho mẹ con tôi ăn cơm. Tháng vừa rồi, có đứa cháu gái nó mới đi làm tháng đầu tiên lĩnh lương cũng về biếu 300 nghìn để 2 mẹ con ăn sáng”.
Anh Đoàn, cháu ông Lân cho biết, sau khi Dân trí đăng tải về ông Lân, rất nhiều đồng đội cũ khắp nơi tìm về trò chuyện, động viên ủng hộ ông Lân. Người thì mấy cân gạo, người thì cái chăn, cái màn. Tình cảm đồng đội của họ rất gắn bó và xúc động.
Chiếc giường đồng đội tặng cho ông Lân
Ông Vũ Ngọc Giang, ở phường Vị Xuyên, thành phố Nam Định, là đồng đội của ông Lân cho biết: “Thực sự anh em chúng tôi rất mong mỏi các cơ quan chức năng sớm giải quyết chế độ cho bác Lân. Việc giải quyết chế độ rất thiết thực, ngoài hỗ trợ cuộc sống đó còn là công nhận sự đóng góp công sức và cả xương máu của ông trong công cuộc giải phóng đất nước…”.
Do trời lạnh nên mấy hôm nay, toàn thân ông Lân bị các vết thương hành hạ. Mỗi lúc như thế cụ Trần Thị Lộc lại xoa bóp cho ông. Ngồi trên chiếc giường nghe con trai mình kể lại “hành trình” đi xin lại chế độ, chốc chốc cụ Lộc lại lôi khăn tay ra chấm nước mắt…
Đức Văn
Theo Dantri
Việt Nam đã trang bị vũ khí hiện đại cho hải quân, không quân
"Việt Nam đã mua sắm vũ khí, trang bị hiện đại cho hải quân, phòng không không quân, thông tin liên lạc, tác chiến điện tử và sắp tới là lục quân, đóng tàu cho cảnh sát biển, kiểm ngư, ngư dân...", Thượng tướng Lê Hữu Đức - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng khẳng định.
Thượng tướng Lê Hữu Đức.
Cuối buổi thảo luận sáng nay 3/11, Thượng tướng Lê Hữu Đức - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng - đã báo cáo trước Quốc hội một số thông tin liên quan đến tình hình an ninh, quốc phòng hiện nay. Nhiều thông tin ông Đức nêu ra cơ bản giống với thông tin đã được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng - Đại tướng Phùng Quang Thanh nêu ra tại buổi thảo luận tổ mới đây.
Thượng tướng Lê Hữu Đức cho biết, mặc dù kinh tế, ngân sách gặp nhiều khó khăn nhưng Đảng, Chính phủ, Quốc hội đã quan tâm, dành ngân sách đầu tư cho quốc phòng - an ninh nhằm nâng cao khả năng chiến đấu của quân đội.
"Việt Nam đã mua sắm vũ khí, trang bị hiện đại cho hải quân, phòng không không quân, thông tin liên lạc, tác chiến điện tử và sắp tới là lục quân, đóng tàu cho cảnh sát biển, kiểm ngư, ngư dân..."- ông Đức nói.
Theo ông Đức, đề án xây dựng công trình chiến đấu, tăng năng lực phòng thủ ở biên giới, biển đảo đã và đang triển khai hiệu quả; khả năng sẵn sàng chiến đấu được nâng lên. "Chúng ta đủ sức để bảo vệ Tổ quốc"- ông Đức nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, ông Đức cũng thông tin về dự án xây dựng đường tuần tra biên giới, đến nay đã làm được gần 2.000 km và đã bàn giao cho địa phương quản lý sử dụng. Hiện Bộ Quốc phòng đang triển khai 32 khu kinh tế quốc phòng dọc biên giới, biển đảo, trong đó có 3 khu trên biển gồm Vịnh Bắc Bộ, Trường Sa và Tây Nam Bộ.
Trong bài phát biểu của mình, Thượng tướng Lê Hữu Đức cho biết, thực hiện đề án sắp xếp lại doanh nghiệp trong quân đội, từ chỗ 300 doanh nghiệp đến nay chỉ còn 75 doanh nghiệp đầu mối của quân đội. Rất nhiều doanh nghiệp hiện nay sẽ biến chuyển thành đơn vị chiến đấu hiệu quả khi đất nước có chiến tranh. Ví dụ như Tổng công ty Bay hiện nay có 25 máy bay trực thăng hiện đại và khi có chiến tranh xảy ra sẽ trở thành hai trung đoàn không quân. Tổng công ty Đông Bắc dù chuyên về thực hiện xây dựng của Bộ Quốc phòng nhưng khi có chiến tranh sẽ trở thành sư đoàn công binh để phục vụ xây dựng đơn vị chiến đấu.
"Các doanh nghiệp quốc phòng này hiện nay sử dụng 187.000 lao động và đóng góp cho ngân sách mỗi năm hơn 2 tỉ USD"- ông Đức nói.
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng còn cho biết, những năm qua quân đội đã bàn giao rất nhiều đất quốc phòng cho địa phương làm kinh tế. Cụ thể như chuyển hai trung đoàn không quân về Phú Yên và Bình Thuận để bàn giao cho Khánh Hòa hai sân bay là Cam Ranh và Nha Trang phát triển kinh tế xã hội. Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải chuyển sân bay Thọ Xuân (Thanh Hóa) chuyên dùng cho quân sự thành sân bay dân dụng, dùng chung và đến nay đạt hiệu quả tốt.
Bộ Quốc phòng cũng đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ và được Thủ tướng đồng ý để sắp tới Bộ Quốc phòng sẽ di dời ba trung đoàn không quân ở Nội Bài, Tân Sơn Nhất và Đà Nẵng đi nơi khác nhằm giãn mật độ bay, đảm bảo an toàn cho máy bay dân dụng khi cất hạ cánh.
Thế Kha
Theo Dantri
Toà có xử được "án thơ"? Tranh chấp bản quyền bài thơ "Tổ quốc gọi tên" đã dẫn đến hàng loạt hệ lụy phiền lòng với tất cả các bên. Liệu phán quyết của toà án có giải quyết được tình trạng loạn giá trị và cao hơn nữa là tâm thế của những người sáng tạo? Nóng bỏng hai bờ chiến tuyến Bắt đầu từ khi khởi phát...