Cuộc sống cơ cực của cô tiểu thư nhà giàu sau khi từ mặt gia đình
Gia đình và tình yêu đều là 2 điều quan trọng nhất đối với mỗi người. Thế nhưng, đôi khi, vì một lý do mà 2 thứ tình cảm này không thể dung hòa, bắt buộc phải chọn 1 trong 2. Đó chính là tình cảnh của chị Tâm, người phụ nữ 27 tuổi ở Long An.
Người phụ nữ 27 tuổi, từ cô tiểu thư danh giá thành người phụ nữ nhặt ve chai. (Ảnh: Pháp luật và bạn đọc)
Từ mặt gia đình đi theo chồng nghèo
Chị Tâm vốn sinh ra trong một gia đình khá giả, cuộc sống sung sướng. Thế nhưng, sau khi trải qua đổ vỡ với người chồng đầu tiên, chị phải lòng một người đàn ông nghèo ở tận Sóc Trăng, 2 người có với nhau 4 đứa con. Những tưởng cuộc tình sẽ trải qua êm đẹp nhưng chị lại bị gia đình phản đối, một phần vì do đạo gia đình không cho phép phụ nữ kết hôn với người thứ 2, phần vì hoàn cảnh gia đình 2 bên trái ngược.
Bị gia đình phản đối, chị đành từ mặt, đi theo chồng chăm cho 4 đứa con. (Ảnh: Pháp luật và bạn đọc)
Thế nhưng, chị lại không thể bỏ con, bỏ chồng nên đã quyết định dứt áo theo chồng. Mẹ chị thấy con gái vậy nên cũng quyết từ mặt, không nhận cháu. Vậy là từ cuộc sống của cô tiểu thư gia đình khá giả, chị phải ôm 4 đứa con đi nhặt ve chai ngày ngày.
Ngày ngày, 4 mẹ con đi nhặt ve chai từ sáng tới tối mịt mới về nhà. (Ảnh: Pháp luật và bạn đọc)
Chia sẻ với báo Pháp luật và bạn đọc, chị Tâm nghẹn ngào nói: “Em đi nhặt ve chai gặp người gia đình em Һoài, có bữa gặp chị ruột, cậu ruột. Họ thấy mà mắc cỡ nên không dám dòm em. Có hôm em đi được mấy người thương, họ cho tiền. Có người về còn bảo mẹ em, sao nó khổ quá, thôi cho nó về nhà đi”.
Cậu nhóc mới 2 tuổi nhưng đã biết nhặt ve chai phụ mẹ. (Ảnh: Pháp luật và bạn đọc)
Thế nhưng, khi biết chuyện, chị Tâm còn bị mẹ mắng vì có tay, có chân lại đi xin tiền người khác. Cuộc sống khổ là vậy, lại không có người chăm con, cũng không đủ tiền cho con đi lớp nên chị đành cùng con đi khắp xó xỉnh để nhặt chai lọ người ta bỏ đi.
Cả 4 cậu bé đều chưa có giấy tờ nên chưa thể đi học. (Ảnh: Pháp luật và bạn đọc)
Mỗi ngày, 4 mẹ con cũng ăn no buổi sáng rồi đi nhặt rác đến tối mịt mới về nhà. Trong ngày, chị đem theo bịch sữa cho các con ăn. Cơm bữa đói, bữa no, có thì ăn trứng, không thì ai cho gì nhà chị ăn thứ đó.
Video đang HOT
Cuộc sống dù vất vả nhưng người phụ nữ 27 tuổi vẫn kiên quyết không bỏ rơi các con. (Ảnh: Pháp luật và bạn đọc)
May mắn, chị được mọi người thương nên cũng được giúp đỡ phần nào. Các bé nhà chị cũng ngoan, cậu bé mới 2 tuổi đã biết phụ mẹ nhặt ve chai và không bao giờ quấy khóc, kêu mệt. Tuy nhiên, các bé hiện đang tới tuổi đi học mà chị vẫn chưa làm được giấy khai sinh cho con vì gặp nhiều vấn đề.
9 năm sau ngày bỏ gia đình theo chồng, cô tiểu thư danh giá phải sống cuộc sống như những người “mồ côi”. Chị Tâm cũng mong được mẹ tha thứ, chấp nhận cho vợ chồng, con cái về với gia đình bởi chị hiểu chính mình đã làm khổ mẹ. Thế nhưng chị cho biết nếu mẹ không chấp nhận cũng đành tiếp tục cuộc sống như hiện nay vì chị không thể bỏ con, những đứa trẻ hoàn toàn vô tội.
Với chị, con cái là tất cả nên dù phải bỏ cuộc sống của một cô tiểu thư chị cũng chấp nhận. (Ảnh: Pháp luật và bạn đọc)
Nàng tiểu thư phải lòng người làm thuê
Đây không phải là trường hợp đầu tiên có một người phụ nữ giàu có chịu lấy chồng nghèo. Cách đây không lâu, dân tình từng xôn xao trước mối tình của ông Ê và Bà Lộc.
Được biết, bà Lộc vốn là cô tiểu thư của một gia đình giàu có tại Sài Gòn còn ông Ê chỉ là người làm thuê. Ban đầu, bà Lộc chưa có tình cảm với chồng như nhờ sự động viên từ gia đình, bà đã lấy người đàn ông nghèo đó.
Với bà, đó chính là quyết định sáng suốt nhất. Sau bao nhiêu năm chung sống, người đàn ông nghèo năm xưa vẫn trân trọng, yêu thương bà.
Ông Ê và bà Lộc vẫn sống vui vẻ hạnh phúc gần 60 năm cuộc đời. (Ảnh: Trí Thức Trẻ)
Mối tình sâu đậm giữa cô tiểu thư nhà giàu và chàng trai nghèo. (Ảnh: Trí Thức Trẻ)
Quả thật tình mẫu tử là vô bờ bến, nó có thể giúp người phụ nữ từ một cô tiểu thư giàu có mà sẵn sàng đánh đổi, hy sinh để sống cuộc sống khổ sở, lang bạt. Bạn nghĩ sao về quyết định của người phụ nữ trên? Cùng để lại suy nghĩ dưới phần bình luận với YAN nhé!
Người đàn ông làm thuê trúng xổ số tiền tỷ nhờ điềm báo trong giấc mơ
Trong cuộc sống, trúng độc đắc với khoản tiền thưởng lớn là cơ hội cũng như mong muốn đổi đời của rất nhiều người.
Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn được thần tài gõ cửa, cũng không phải ai cũng biết sử dụng số tiền sao cho hợp lý.
Ấy vậy mà ông Ba Trung (Quách Phẩm, Đầm Dơi, Cà Mau) đã khiến nhiều người nể phục vì cách hưởng thụ cuộc sống sau "cú" đổi đời.
Tờ vé số 1,5 tỷ giúp gia đình ông Trung thoát khỏi cảnh khó khăn. (Ảnh: Người đưa tin)
Người Đưa Tin đăng tải, gia đình ông Ba Trung vốn là một hộ khó khăn ở trong xã, không đất đai cũng chẳng có gì quý giá, tài sản duy nhất ông có là sức khỏe. Vì vậy, quanh năm suốt tháng, ông Ba Trung đi làm thuê kiếm tiền nuôi gia đình. Tuy nhiên, vì nhà đông con nên số tiền ông kiếm về vẫn không đáng là bao, gia đình luôn trong tình trạng thiếu thốn.
Nhà đông con khiến cuộc sống người đàn ông khó khăn chồng chất khó khăn. (Ảnh minh họa: An ninh thủ đô)
"Các con tôi cứ lần lượt chào đời, lớn xíu là thả vạ thả vật rồi chịu đói chịu khát. May mắn chúng chẳng bệnh tật gì, cứ mạnh như ngọn cỏ dại. Chỉ buồn nỗi chẳng đứa nào ăn học đàng hoàng", ông Ba Trung tâm sự cùng Người Đưa Tin.
Thời gian trôi đi, các con của ông Ba Trung dần trưởng thành và có cuộc sống riêng. Nhưng do những năm tháng thiếu thốn không được ăn học đầy đủ, ai cũng "mang" cái nghèo nặng nề trên lưng, không có điều kiện để báo hiếu cha mẹ. Vì vậy, dù đã ở ngưỡng tuổi gần đất xa trời, vợ chồng ông bà vẫn phải bươn chải khắp nơi kiếm đồng tiền.
Vợ ông Ba Trung hàng ngày đi bán bánh ú dạo ở khắp đường làng ngõ xóm, còn ông thì chỉ ở nhà giúp vợ gói bánh do tuổi già sức yếu xin việc không ai thuê. Tuy nhiên, đến tối ông vẫn nhận lời hàng xóm láng giềng đi ngủ thuê trông coi đồ đạc với mức giá bèo bọt 10 nghìn đồng một đêm.
Công việc bán bánh ú rong giúp gia đình người đàn ông nghèo trang trải được phần nào cuộc sống. (Ảnh minh họa: Trần Bảo Ân)
Thời vận thế nào mà sau bao ngày mơ ước, ông nhanh chóng trở thành "triệu phú" trong chớp mắt. Đó là vào một buổi tối, khi ông đang trong ca làm thì gặp một giấc mơ kỳ lạ. Trong giấc chiêm bao, có một ông lão với khuôn mặt hiền hậu, mái tóc bạc phơ hiện lên và lời nói lúc xa lúc gần bên tai ông rằng: "Từ nay, ông không cần đi ngủ mướn nữa. Có người thương ông nên cho ông một số tiền dành dụm mà tiêu xài".
Khi vừa dứt câu, ông liền choàng tỉnh giấc nhưng không thấy cụ ông trong giấc mơ đâu. Suốt một buổi tối, ông cứ thẫn thờ suy nghĩ xem đây có phải điềm báo may mắn mà tổ tiên muốn ông biết. Dù khá hoang mang nhưng ông Ba Trung vẫn mong lời tiên tri kia thành sự thật.
Lời tiên tri chính là một điềm báo giúp ông Ba Trung đổi đời. (Ảnh minh họa: Vietnamnet)
Trưa hôm sau, có một người bán rong bỗng lại gần mời ông Ba Trung mua vé số. Chợt nhớ đến tờ vé số mua ngày hôm qua nên ông Trung đã mượn sổ của người bán xem thử. Thấy mình không trúng, ông quyết định mua thêm tờ vé số 10 nghìn đồng ủng hộ người bán.
Tới hơn 6h chiều cùng ngày, ông ngồi bên chiếc đài cũ kỹ chăm chú nghe kết quả từng con số được dẫn chương trình đọc. Không ngờ, dãy số trên tờ vé mà ông vừa mua buổi sáng lại hoàn toàn trùng khớp với giải đặc biệt trị giá 1,5 tỷ đồng.
Ông Ba Trung kể lại câu chuyện trúng số bất ngờ của bản thân. (Ảnh: Người đưa tin)
Bỗng nhiên có số tiền lớn mà làm lụng cả đời cũng không có được, ông Ba Trung hét lên trong sung sướng, ông nghĩ về một tương lai hưởng thụ giàu sang như một người giàu. Vậy mà, dù đã cầm được số tiền trong tay, gia đình ông vẫn ở trong căn nhà nhỏ đơn sơ ở Đầm Dơi. Sống cả một đời lam lũ nghèo khó, ông Ba Trung không biết tiêu tiền sao cho giống tỷ phú.
Được biết, hàng ngày, vợ ông Ba Trung vẫn đi bán bánh từ sáng đến chiều, còn ông cố gắng gom góp từng đồng bằng công việc làm thuê. Vì biết đồng tiền quý giá nên ông không dám tiêu xài gì, ông chỉ chia cho gia đình các con mỗi người một ít lấy vốn làm ăn, còn lại ông gửi ngân hàng để sau này mua vài công đất canh tác.
Ngôi nhà lợp mái tranh đơn sơ của vợ chồng người đàn ông ở Đầm Dơi. (Ảnh: Đời sống và Hôn nhân)
Dù sống trong cơ cực nhưng ông Ba Trung luôn cảm thấy hạnh phúc vì lấy được người vợ chung thủy, đảm đang, hai vợ chồng chưa bao giờ to tiếng gì với nhau. Suốt mấy chục năm tần tảo, vợ ông Ba Trung luôn cố gắng thu vén cho gia đình. Khổ nhiều nên quen, khi đổi đời, bà cũng vẫn chẳng đòi hỏi gì, chỉ muốn để dành phần cho con cháu.
Câu chuyện cũng như cách hưởng thụ giàu sang một cách giản dị, chân chất của ông Ba Trung đã khiến hàng xóm xung quanh không khỏi nể phục. Dù đổi đời trong chớp mắt nhưng ông vẫn cố gắng làm lụng, không để tiền làm mất đi thay đổi bản chất cũng như tính cách.
Giống với câu chuyện của ông Ba Trung, bà Tám Quơ (xã Đức Lập Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) cũng được chồng "báo mộng" cho trúng 3 tờ độc đắc vào đúng ngày giỗ của ông. Nhờ số tiền khổng lồ trong tay, bà đã trả hết mọi nợ nần, sửa sang lại nhà cửa và lo cho con cái ăn học đến nơi đến chốn.
Chân dung người phụ nữ hiền lành Lê Thị Quơ trúng 3 tờ độc đắc cùng một lúc nhờ chồng báo mộng. (Ảnh: Đời sống và Hôn nhân)
Có cuộc sống khấm khá là vậy nhưng bà Tám Quơ vẫn ở trong ngôi nhà tranh lợp mái chứ không xây nhà cao cửa rộng như bao gia đình khác. Hàng ngày, bà vẫn chăm chỉ với công việc nấu ăn cho trường mầm non gần nhà. Khi điều kiện kinh tế đã ổn định, bà Tám Quơ còn thường xuyên tham gia giúp đỡ những người nghèo trong ấp và trong xã.
Ngôi nhà bà Tám Quơ đã được sửa sang lại sau khi trúng độc đắc. (Ảnh: Đời sống và Hôn nhân)
Câu chuyện của ông Ba Trung chính là một tấm gương sáng về cách quý trọng đồng tiền mà bất kỳ ai cũng nên học tập và noi theo. Bạn nghĩ sao về câu chuyện của người đàn ông trúng độc đắc này, hãy để lại bình luận ngay bên dưới nhé.
Bất ngờ sau chuyện con gái đặt trà sữa gặp đúng shipper là bố mình Mới đây, mạng xã hội ào ạt chia sẻ đoạn clip một cô gái đặt trà sữa gặp ngay shipper đến giao hàng là bố của mình. Câu chuyện phía sau khiến cộng đồng mạng không khỏi bất ngờ và thích thú. Theo đó, đoạn clip được đăng tải lên mạng xã hội với dòng trạng thái: "Lâu lâu đặt Grab một bữa...