Cuộc sống cách ly như kỳ nghỉ hấp dẫn của nữ du học sinh Việt
Câu chuyện về nước cách ly của Nguyễn Thúy Huyền (thường gọi là Halsey Nguyen, du học sinh Việt tại Hà Lan), đang là tâm điểm chú ý trên mạng xã hội bởi tinh thần lạc quan, yêu đời của cô gái này.
Thành phố Rotterdam – nơi Thúy Huyền ở gần như không một bóng người. “Mình đã nghĩ chắc do người ta sợ rồi nên ở nhà tránh dịch”, cô nói.
Thúy Huyền (sinh năm 2000, quê Hải Dương) chia sẻ với PV Dân trí: “Hiện tại mình đang cách ly tập trung tại Thanh Trì, Hà Nội. Điều mà mình cảm nhận được trong quãng thời gian này chính là sự đồng lòng và quan tâm của Nhà nước, đúng như những gì mình đã đăng trên trang cá nhân – Việt Nam bốn bể đi đâu cũng là nhà!”.
“Cả chuyến từ Doha (Qatar) về Việt Nam chỉ trên dưới 30 người, mà toàn là người Việt. Cả sân bay Doha vắng tanh, chỉ nghe thấy giọng Việt Nam thân thương vô cùng”, Huyền viết.
“Có một câu mà lúc đáp máy bay, phi hành đoàn đã nói trên loa làm mình ấm lòng đó là “It was our pleasure to take you home” (Đó là vinh hạnh của chúng tôi khi được đưa các bạn về nhà). Bình thường thì các chuyến bay sẽ không nói thế, chỉ là “Hân hạnh được bay với bạn”. Sắp về đến nhà rồi!”
Qua lăng kính của nữ du học sinh này, câu chuyện cách ly bỗng trở nên vui vẻ và đáng yêu vô cùng. Từ lúc biết chuyến bay của mình là chuyến cuối, cho đến khi đặt chân về khu cách ly, cô gái 20 tuổi vẫn luôn giữ thái độ lạc quan, tin tưởng vào công tác cách ly tại quê hương.
Với Thúy Huyền, đó là “một chuyến bay bão táp với vô vàn niềm hy vọng lẫn sự biết ơn của những người con xa quê” như cô.
Đây là lúc Thúy Huyền đặt chân về đến sân bay, tiến hành các thủ tục để lên xe về trại cách ly. “Các anh rất chu đáo và điềm đạm, ưu tiên cho gia đình đi với nhau. Mình không phải chờ đợi thủ tục lâu. Từ lúc xuống đến lúc đi chỉ mất 1 tiếng thôi”, Huyền viết.
Về khu cách ly, sau khi tiến hành khử trùng, Huyền có 7 “người bạn” chung phòng. Cô nhận xét: “Sạch sẽ thoáng mát lắm, 10 điểm nhé! Mỗi người 1 cái quạt và 1 bộ chăn gối màn”.
Từ khi vào khu cách ly, Thúy Huyền mới có thời gian nhìn nhận lại bản thân, biết quan tâm đến sức khỏe và lắng nghe cơ thể mình nhiều hơn.
Ngày đầu tiên ở khu cách ly, điều mà Thúy Huyền cảm nhận rõ rệt nhất chính là sự quan tâm, chu đáo mà các nhân viên y tế, các chú bộ đội dành cho mình. Cô cảm thấy bản thân may mắn và biết ơn rất nhiều.
Phòng Huyền có 8 người, mỗi người một tính cách, công việc nhưng mọi người đều rất hòa đồng, quan tâm lẫn nhau. “Cả phòng toàn du học sinh, nào là Ý Pháp Hà Lan nên ti tỉ chuyện để nói. Hôm nay được ăn nhiều cháo hành ( sự quan tâm, yêu thương – PV) miễn phí quá”, Thúy Huyền bộc bạch.
“Thể dục thể thao, nâng cao sức khoẻ. Ngoài đá cầu, binh đoàn chúng tôi còn có bóng đá, cầu lông, bia, bóng bàn và hàng hoạt các mô hình giải trí khác. Mời mọi người ghé chơi”, Thúy Huyền hóm hỉnh viết.
Cũng theo chia sẻ của Thúy Huyền, mỗi ngày cô thức dậy lúc 6h30 phút, rồi nhận đồ ăn sáng. 9h30 cán bộ y tế tiến hành đo nhiệt độ của mọi người, 11h30 ăn trưa rồi nghỉ ngơi. 18h ăn tối, xong xuôi mọi người cùng trò chuyện, chia sẻ về cuộc sống.
Một ngày kết thúc lúc 10h đêm, mọi người chìm vào giấc ngủ… Đây đích thị là “kỳ nghỉ” chứ không hề gò bó, mệt mỏi như nhiều người vẫn tưởng tượng.
Với Thúy Huyền và những người đang tiến hành cách ly thì quãng thời gian này được ví như “một kỳ nghỉ đầu hè thú vị, trong một không gian sinh thái trong lành, nhiều bóng cây xanh, với hệ thống các sàn tập thể dục, thể thao để nâng cao sức khỏe như: bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, bóng bàn, dụng cụ tập Gym ngoài trời”.
Video đang HOT
Với Huyền, bát cháo hành đơn giản là sự lan toả yêu thương, sự quan tâm chân thành đến những ai đang cần nó nhất.
Cô được trải nghiệm cuộc sống trong môi trường Quân đội, trưởng thành và nhận ra nhiều điều ý nghĩa mà đôi khi bình thường vội vã cô không để tâm nhiều.
Thúy Huyền nói rằng, sau thời gian này, cô sẽ quan tâm đến sức khỏe nhiều hơn, sống chậm, sống xanh và biết cách trân trọng những gì mình đang có.
“Cảm ơn đồng bào, mình cùng nhau cố gắng nhé!” Nhìn mà có thương ghê không? Cái dáng lom khom cúi gập cả người xuống để cảm ơn. Vì hai tiếng đồng bào mà đẫm cả mồ hôi nước mắt. Đâu có ai ngại khổ đâu? Chỉ sợ sức dài vai rộng mà vẫn không lo được cho đồng bào thôi. Cuộc chiến này không phải của một mình ai cả mà, nên mỗi người cùng cố gắng một chút nhé”, Thúy Huyền nhắn gửi.
Sau khi hết thời gian cách ly, Huyền muốn được ở bên cạnh gia đình. Cô tâm sự: “Hết cách ly thì trước hết mình về nhà đã, sau đó xem xét tình hình dịch bệnh thì mới có được những kế hoạch khác. Mình cũng nhớ người thân nữa.
Đi từ xa về hay có biểu hiện thì hãy tuân thủ cách ly, vì như thế không chỉ bảo vệ cho chính mình mà còn hạn chế sự lây lan trong cộng đồng nữa.
Mình tin rằng, với sự quyết liệt và đồng lòng thì chúng ta sẽ sớm đẩy lùi được dịch Covid-19 thôi. Việt Nam bốn bể nơi đâu cũng là nhà, thiêng liêng thật”.
Dưới đây, chúng tôi xin trích một số hình ảnh thú vị kèm theo lời kể của Thúy Hiền:
Từ hôm nay có lệnh bọn mình không phải test ở sân bay nữa mà sẽ đi thẳng trại cách li luôn rồi mới test. Thế nên lúc nhìn hộ chiếu của mình chú bảo là “Ngay và luôn một vé đi nghỉ dưỡng 2 tuần nhé!” Hỏi mình có người yêu chưa, xong trêu chưa có thì sẽ có mà có rồi thì có thêm. Ủa thế giờ là kiểm tra hành chính hay tính làm phóng sự mai mối vậy. Đây là khu đồ ăn để nhỡ bọn mình có đói thì có thể ăn luôn. Chu đáo khủng khiếp.
Xong mình lúc khai báo y tế quên xừ cái vali ở lai chỗ đó. Lúc sau có chú hớt hải chạy ra “Ai quên cái vali xanh í nhở lấy nhanh không mất kìa”. Mình xấu hổ quá mà vẫn phải giơ tay, xong các chú bảo “ối giời ơi về đến nhà một cái là bỏ của chạy lấy người à”.
Mình thực sự không biết mình có vi phạm luật gì không khi mình post bức ảnh này. Nhưng thực sự thương lắm, nhìn thấy ai cũng phờ phạc, ngồi sụp xuống đất người thì kín từ đầu đến chân. Rồi ghế đâu không ngồi, mà phải kê bìa các-tông ngồi đất như vầy? Chắc ai cũng biết vì sao. Mình thấy biết ơn thật sự, cũng thấy có lỗi là có phải mình đang làm gánh nặng cho đất nước không. Dù mệt mỏi nhưng các cô chú cán bộ vẫn cố gắng tạo mọi điều kiện tốt nhất cho chúng mình.
Mỗi mạng một set cute dễ thương. Chuẩn bị sẵn cả tăm cho mấy đứa răng lưa thưa nha!
Huhu trời ơi bữa cơm chan nước mắt vì hạnh phúc! Tui ăn nhanh nhất phòng, hết đầu tiên vì thấy ngon quá!
Trời ơi đang phải làm bộ đội mà ai lại mướn đi PR vậy nè bà con ơi. Dễ thương! In màu, giấy bìa cứng xịn luôn nha! PR thế này rồi mà không đến cách ly cùng các chú nữa thì thôi đấy, các chú buồn! (Tui cũng buồn)
Các chú bê đồ từ tầng 1 lên tầng 4 cho chúng tui. Thiệt chứ tui bê cái vali thôi đã ná thở rồi mà ngày ngày các chú bê lên bê xuống 3 lần! Thấy tui cầm điện thoại, 1 chú bảo, sau này ra trại phải chụp cho các chú một tấm thật đẹp đấy! Tui bảo giờ tui chụp một tấm là đủ đẹp rùii, các chú đừng lo!Chú bộ đội 1: “Cơ mà đang khẩu trang thế này sao đẹp trai được?”.
Chú bộ đội 2: “Thì ông kéo cái khẩu trang xuống xuống một tí chụp 1 tấm cho đẹp trai rồi lại kéo lên”. Thực ra các chú không biết là các chú đẹp nhất là khi đang làm nhiệm vụ và khoác lên mình bộ quần áo trang bị kia. Đâu phải anh hùng nào cũng mặc áo choàng đâu!
Các chú bảo, “nhà bếp hôm nay bận quá không nấu được nên phải đặt cơm ngoài, đồng bào ăn tạm nhé!!” Huhu, chú ơi vậy là các chú chưa biết ăn ngày đủ 3 bữa đối với du học sinh chúng cháu là đã xa hoa lắm rồi, giờ được phục vụ tận tình thế này sao dám đòi hỏi.
Thi Thi
Nỗi niềm của du học sinh về nước tránh dịch: "Khi đi đường gặp trời mưa và bị ướt, bạn sẽ muốn về nhà"
Tạm dừng việc học giữa chừng để về nước tránh dịch là điều không ai mong muốn. Các du học sinh Việt còn gánh theo nhiều nỗi niềm khi khăn gói về nước giữa lúc đại dịch bùng phát.
"Khi bạn đi đường gặp trời mưa và bị ướt, bạn sẽ muốn về nhà!"
Đó là tâm sự của cô nàng Trần Bảo Châu, sinh năm 1997, hiện đang học Thạc sĩ Kinh Tế Chính Trị Toàn Cầu tại trường City University of London, Vương Quốc Anh.
Mới đây, Bảo Châu đã chia sẻ một bài viết nói lên nỗi niềm của cô cũng như không ít du học sinh khác khi quyết định lên đường về nước tránh dịch.
Được biết khi đại dịch Covid-19 bùng phát, Bảo Châu cũng như bạn bè cô ban đầu cảm thấy khá bình tĩnh.
Theo nữ du học sinh, cô cho rằng nếu nghe theo sự hướng dẫn của truyền thông và chính phủ Anh vào thời điểm đó, cộng với tuổi trẻ, sức khoẻ tốt, cô thực sự không sợ virus Corona.
Thế nhưng, tinh thần lạc quan dần bị lung lay khi tình hình dịch bệnh ngày một diễn biến phức tạp, con số người mắc và tử vong vì Covid-19 ở Châu Âu ngày càng gia tăng theo cấp số nhân khiến Bảo Châu thêm lo ngại.
Trần Bảo Châu là du học sinh tại Anh - quốc gia có số du học sinh Việt Nam nhiều nhất tại châu Âu
Nữ du học sinh chia sẻ: "Mình phân vân không biết có đánh giá sai về độ nguy hiểm của dịch bệnh lần này không. Chưa kể bố mẹ ở nhà lo lắng lắm. Mẹ mình ngày nào cũng giục: "Con ơi, thật sự không về hả con?"
Bố thì tôn trọng quyết định của mình, nói rằng biết đâu bên Anh người ta có khoa học riêng, lựa chọn riêng. Cho tới trước ngày mình bay một ngày rưỡi, mình vẫn dứt khoát đi mua mì tôm và đinh ninh sẽ ở lại."
Thế nhưng chỉ ngày hôm sau, Bảo Châu đã quyết định trở về nước sau cuộc điện thoại của mẹ từ quê nhà.
"Khi bạn đi đường gặp trời mưa và bị ướt, bạn sẽ muốn về nhà."
Cô viết trong bài chia sẻ: "Sáng hôm sau, mẹ mình gọi từ Việt Nam sang bảo về ngay vì tình hình rất nguy hiểm. Mình quay sang đứa bạn cùng nhà. Bố mẹ hai đứa chơi với nhau, bàn bạc với nhau, đúng kiểu hoang mang tột độ!
Hai đứa, còn học hành, đồ đạc, còn những chuyến du lịch trong dự định. Chưa kể tiền nhà đã trả rồi, điện nước hàng tháng... biết làm sao.
Sau một hồi mình quyết định: gì cũng được nhưng nghĩ bố mẹ ở nhà lo lắng cho mình như thế làm sao được. Về thôi, trước mắt về cho bố mẹ yên tâm. Thực sự đó là lý do lớn nhất để kéo hai đứa mình khỏi sự hoang mang và đi đến quyết định là về Việt Nam.
Lúc mình về thì du học sinh chưa trở thành nỗi lo đến vậy với nhà nước. Nhưng nếu hỏi mình có nghĩ rằng sẽ trở thành gánh nặng khi trở về không?
Mình xin được trả lời rằng: Khi bạn đi đường gặp trời mưa và bị ướt, bạn sẽ muốn về nhà.
"Biết có lúc mưa thì đi ra đường làm gì?" - Thế nếu có cơ hội mở rộng tầm mắt, bồi dưỡng bản thân mà không nắm lấy, thì người đó có đóng góp cho cuộc đời, cho xã hội được gì không?
Đi du học đâu phải vì không yêu nước. Vì yêu nước nên mới xa gia đình đi đến một nơi có nền giáo dục tiên tiến hơn, để nỗ lực gây dựng bản thân tốt hơn, trước hết là cho mình, sau là cho gia đình và xã hội."
Hiện tại, Bảo Châu đã về nước được hơn một tuần và đang thực hiện cách ly tại trường Quân sự Bộ tư lệnh quân khu Thủ đô.
Cuộc sống bên trong khu cách ly: Mọi người đều lạc quan và vui vẻ
Câu chuyện của Bảo Châu nhận được nhiều sự đồng cảm từ phía du học sinh Việt ở nước ngoài. Dù hiện tại đang có nhiều tranh cãi về thái độ, ý thức của một bộ phận du học sinh về nước, tuy nhiên, đó chỉ là một số ít những câu chuyện "con sâu làm rầu nồi canh"
Trên tất cả, Bảo Châu cũng như nhiều du học sinh khác đều lạc quan, tin tưởng và chấp hành tốt mọi quy định cách ly khi về nước.
Nàng du học sinh 9x cũng mong muốn nhận được sự cảm thông của mọi người khi quyết định trở về giữa mùa dịch: "Sự sợ hãi tất yếu của một con người, muốn ở cạnh người thân trong cơn hoạn nạn. Nói đến hy sinh thân mình trong thời bình này là điều khó tưởng tượng."
Hiện Bảo Châu đã cách ly tập trung được hơn một tuần, tình trạng sức khoẻ tốt. Cô cùng bạn bè rất lạc quan và còn ví đợt cách ly như một "kỳ nghỉ", tạm thời rời xa cuộc sống xô bồ, nhộn nhịp ngoài kia để cơ thể được "sạc pin".
"Lâu lắm rồi, mình mới giặt quần áo bằng tay. Lâu lắm rồi mới ăn đủ ba bữa cơm một ngày. Nơi ở rất thoáng mát và sạch sẽ, các chiến sỹ thân thiện, giúp đỡ nhiều lắm.
Ăn đúng bữa, ngủ đúng giờ. Sáng ra giặt quần áo tập thể dục, chiều đến đánh cầu lông. Mỗi ngày lo nhất chỉ là trời có nắng, có gió không để quần áo mới giặt còn khô để mai mặc.
Sân chơi của khu mình rộng lắm, chiều đến, tầm 2 giờ là ùa ra đá bóng, đá cầu. Rồi 3 giờ sẽ được nhận đồ gia đình gửi vào, có một chú bắc loa lên gọi í ới bạn này xuống lấy đồ, bạn kia xuống lấy đồ, vui như hội.
Không phải lo hôm nay mặc gì, trang điểm như thế nào. Mọi người chơi với nhau hiền hoà, nhường nhịn, tự nhủ nhau phải thật cẩn thận, tuân thủ mọi quy định về cách ly, đeo khẩu trang và giữ khoảng cách để đảm bảo an toàn".
Dù khoảng thời gian ăn chung, ở chung trong "kỳ nghỉ" lần đầu tiên trải nghiệm trong đời chưa lâu, nhưng họ đã thân thiết và dành nhiều tình cảm đặc biệt cho nhau.
Nàng du học sinh Hà thành bộc bạch, cô đặc biệt ấn tượng với sự chu đáo, tận tuỵ của đội ngũ các chiến sỹ làm nhiệm vụ tại khu cách ly.
Dù nhân lực có hạn, họ phải dậy từ sáng sớm để chuẩn bị hàng trăm suất ăn, có chiếc sỹ cả tháng trời chưa được về thăm gia đình vì làm việc trong môi trường tiếp xúc với nhiều người có nguy cơ nhiễm bệnh cao... thế nhưng họ vẫn rất nhiệt tình, chu đáo, vui vẻ.
Theo Bảo Châu, cô cảm thấy may mắn vì được trở về quê hương, về với gia đình khi đại dịch bùng phát.
Bên cạnh đó, không ít bạn bè của Châu vẫn quyết định ở lại Anh quốc vì nhiều nguyên nhân khác nhau: "Vì chương trình học hoặc điều kiện học bổng không thể cắt ngang, hai là không mua kịp vé hoặc vé quá đắt, phần khác các bạn cũng lo sợ việc quá cảnh tại nhiều sân bay cũng dễ bị lây bệnh.
Các bạn ấy bây giờ cũng chủ động ở trong nhà, không đi đâu nếu không quá cần thiết và chấp hành mọi quy định của chính phủ Anh. Mình lạc quan thôi, tin tưởng rằng đại dịch này là một thử thách lớn với con người trên tư cách một giống loài. Rồi đại dịch sẽ qua."
Thông qua chia sẻ của mình, cô nàng du học sinh mong muốn mọi người hãy đồng lòng, nắm tay nhau qua thời chiến thì hãy tiếp tục nắm tay nhau qua thời bình, để khi đại dịch qua đi sẽ cùng nhau xây dựng lại trật tự cuộc sống.
Thư gửi con trai ở Úc giữa dịch Covid-19: Yêu con theo cách của mẹ Trái ngược với nhiều phụ huynh thay vì tìm cách đưa con sớm về nước tránh dịch Covid-19, một bà mẹ ở Hà Nội đồng ý với quyết định ở lại Úc của con trai, với lời nhắn: "Mẹ yêu con. Theo cách của mẹ". Phong Tùng (lúc 18 tháng) trong một chuyến đi Yên Tử - Ảnh: Trần Cao Lá thư mà...