Cuộc sống biệt lập người dân nơi ổ dịch bạch hầu
Không sóng điện thoại, đường sá đi lại khó khăn, cụm dân cư 12 ở xã Đăk R’măng, huyện Đăk G’long, hầu như bị cô lập hoàn toàn với bên ngoài.
Đầu tháng 7, Tây Nguyên bắt đầu mùa mưa, hơn 50 km đường đất đỏ dẫn vào cụm 12 trở nên lầy lội. Nhiều dốc cao dựng đứng, ngoằn ngoèo. Muốn vào được ổ dịch bạch hầu, cán bộ y tế mất gần 3 giờ chạy xe máy mới đến nơi.
Một góc khu dân cư cụm 12. Ảnh: Trần Hóa.
Khu cách ly cụm dân cư 12 – nơi có ba ca nhiễm bạch hầu, có 61 hộ, với 320 nhân khẩu, người dân tộc H’Mông. Họ sống giữa một bên là núi, bên kia ngăn cách dòng sông là địa phận tỉnh Lâm Đồng. Từ khi dịch bùng phát, thực hiện cách ly, người dân đa số chỉ luẩn quẩn trong nhà, không cho con trẻ ra khỏi nhà chơi.
Ở trong căn nhà vách gỗ đã 10 ngày, Giàng A Cú, 20 tuổi, không biết em trai Giàng A Phủ 13 tuổi của mình đang được điều trị ở đâu, tình trạng sức khỏe như thế nào. Cú chỉ biết rằng, hôm bố mẹ chở đi bệnh viện, Phủ đã “nặng lắm”. Anh muốn gọi hỏi thăm sức khỏe em, nhưng ngại leo lên ngọn núi cao vài trăm mét trước nhà tìm sóng điện thoại. Cú đành ngồi nhà đợi tin, lo cơm nước cho bốn đứa em còn lại.
Anh Cú kể, gia đình từ Bắc vào Đăk Nông sống và lập nghiệp hàng chục năm trước. Cuộc sống tương đối no đủ nhờ vào 4.000 cây cà phê và vài sào ruộng. Do đường sá đi lại khó khăn, trường học cách nhà hơn 20 km, nên Cú và A Phủ chưa một ngày đến lớp. Hai người em của Cú may mắn hơn, đang học cấp hai.
Nửa tháng trước, A Phủ vẻ mệt mỏi, nằm lì trên giường mà không chạy nhảy, đi câu cá với đám trẻ con trong làng như bình thường. Bố mẹ đã cho A Phủ uống thuốc cảm và loại thuốc bằng lá, rễ cây rừng nhưng không khỏi. Ngày 18/6, em có biểu hiện nặng, được bố mẹ chở vào Trung tâm Y tế huyện Đăk G’long khám.
“Mới nghe các cán bộ y tế bảo, Phủ bị bệnh bạch hầu, đã chuyển xuống TP HCM”, Cú nói. Anh cho biết, không nhớ các em của mình đã tiêm vaccine phòng bạch hầu hay chưa.
Trước đây, anh thường thấy cán bộ đến tận nhà tiêm, cả gia đình chẳng ai quan tâm, vì phải lên nương rẫy. Họ thậm chí không biết bệnh bạch hầu là gì, nguy hiểm ra sao.
Bác sĩ K’le khám cho Giàng A Cú – anh trai Giàng A Phủ. Ảnh: Trần Hóa.
Vài ngày sau khi em trai của Cú phát bệnh, Trung tâm Y tế xã về lập chốt cách ly trên con đường độc đạo (cách làng khoảng 7 km). Các bác sĩ tiến hành khám sàng lọc, phun thuốc khử khuẩn, cho người dân cả cụm 12 uống thuốc phòng bệnh bạch hầu, Cú mới lờ mờ hiểu.
Cách nhà Cú khoảng 200 m, mấy hôm nay, chị Ma Thị Chư, 38 tuổi, luôn nhắc nhở bốn đứa con của chị (8 -16 tuổi) phải ở trong nhà cho hết thời gian cách ly. Chị cấm chúng không được sang chơi ở ba căn nhà có ca nhiễm bạch hầu. Chồng chị vẫn lên nương, sau khi cam kết với cán bộ y tế không tiếp xúc với ai.
“Con tôi thường hay chơi với Giàng A Phủ, nhưng may mắn bác sĩ khám nó không bị nhiễm bệnh”, chị Chư nói. Chị nhớ mang máng, trong nhà chỉ có đứa 8 tuổi được tiêm chủng đầy đủ, những bé còn lại hầu như không tiêm. Một phần do chị thấy nhiều đứa trẻ hàng xóm la khóc sau khi tiêm xong, sợ con mình bị đau nên không cho tiêm.
Video đang HOT
Bác sĩ K’Le, Phó trạm Y tế xã Đăk R’măng cho biết, sau khi nhận được tin có ba ca dương tính bạch hầu, 12 cán bộ y tế xã và huyện lập tức vào khoanh vùng, lập chốt không cho người dân ra vào khu cách ly. Đồng thời, ngành y tế cũng khử trùng, xử lý… khu vực theo trình tự. Hiện người dân đã uống đủ 7 ngày thuốc phòng bệnh, và dịch cơ bản đã được khống chế.
Trong bốn năm công tác tại xã, hàng tháng anh K’Le cùng các đồng nghiệp đều thực hiện việc tiêm vaccine đầy đủ cho người dân toàn xã. Song cụm 12 là nơi xa nhất, đường đi khó nhất. Cán bộ y tế phải mượn nhà dân ở lại qua đêm.
“Nhiều lúc mang thuốc, mang vaccine vào tận nhà, nhưng nhiều ông bố bà mẹ không cho tiêm cho bọn trẻ, đành ra về”, anh K’Le nhớ lại.
Cách ổ dịch cụm 12, xã Đăk R’măng gần 100 km, barie chốt kiểm soát ở xã Quảng Hòa (có năm ca dương tính bạch hầu, trong đó một ca tử vong) đã được tháo dỡ. Cả gia đình anh Vũ Mỹ Dinh, 38 tuổi, tỏ ra vui vẻ khi được đi lại tự do ra bên ngoài.
Gia đình anh Vũ Mỹ Dinh. Ảnh: Trần Hóa.
Bên trong căn nhà bằng tôn, trống rỗng không có vật dụng gì giá trị, ngoài hai cái giường và chiếc bàn gỗ xiêu vẹo. Năm đứa con anh (3-13 tuổi), áo quần cáu bẩn, chân tay lấm lem chạy nhảy trên nền đất. Sau vườn, vợ anh Dinh đang hái ngọn bí, chuẩn bị bữa cơm trưa. Một nồi cơm trắng, hai quả trứng là tất cả bữa trưa của gia đình anh hôm đó.
Vợ chồng Dinh vội vàng ăn xong bữa, chuẩn bị một bao lúa mang lên chòi rẫy cách 30 km, cho đàn gà 50 con bị bỏ đói suốt 10 ngày cách ly và chăm sóc vườn cà phê hơn 2.000 gốc. Ba đứa con của họ sửa soạn áo quần quay trở lại trường.
Nhà anh Dinh gần trung tâm xã Quảng Hòa, nhưng từ trước đến nay anh chưa từng nghe đến căn bệnh bạch hầu. Chỉ khi có một đứa 9 tuổi chết, vợ chồng anh mới lo lắng cho những đứa con của mình. Theo trí nhớ của anh, chỉ hai trong số năm đứa con của anh được tiêm chủng trong khi các con anh thỉnh thoảng cũng chơi với những đứa trẻ đã nhiễm bệnh. “Nhưng nay các cháu đã được uống thuốc, tiêm vaccine đầy đủ, vợ chồng tôi rất an tâm”, anh Dinh cho hay.
Ông Huỳnh Thanh Huynh, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Đăk G’long cho biết, ổ dịch cụm 12, xã Đăk R’măng, ngày 2/7 mới dỡ bỏ cách ly, sau đó tiếp tục tiêm vaccine phòng bệnh cho người dân.
Theo ông Huynh, trên địa bàn huyện, người H’mông sống rải rác chủ yếu ở vùng sâu, đồi núi cao. Nên việc tuyên truyền cũng như tiêm chủng gặp nhiều khó khăn. “Về tiêm chủng mở rộng, tỷ lệ chung toàn huyện của vùng đồng bào dân tộc thiểu số chiếm khoảng 52 %”, ông Huynh nói.
Trong tháng 6, Đăk Nông ghi nhận 12 ca bạch hầu, trong đó một bé tử vong, một bé là Giàng A Phủ bị biến chứng nguy kịch được đưa về Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM điều trị.
Khu cách ly dành cho người Việt từ Trung Quốc về
Những người Việt Nam từ Trung Quốc về được đưa vào khu cách ly ở Trung đoàn 123, hàng ngày đo thân nhiệt, ăn uống, sinh hoạt gần giống bộ đội.
Trung đoàn 123 đóng ở phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn, cách cửa khẩu Hữu Nghị 17 km, cửa khẩu Tân Thanh 25 km. Để phòng tránh lây nhiễm nCoV, từ ngày 3/2 trụ sở của Trung đoàn 123 trở thành nơi cách ly những người Việt Nam từ Trung Quốc trở về.
Trung đoàn 123 đóng ở phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn, cách cửa khẩu Hữu Nghị 17 km, cửa khẩu Tân Thanh 25 km. Để phòng tránh lây nhiễm nCoV, từ ngày 3/2 trụ sở của Trung đoàn 123 trở thành nơi cách ly những người Việt Nam từ Trung Quốc trở về.
Đến chiều 6/2, sau ba ngày Trung đoàn 123 đã tiếp nhận thêm 30 người, nâng tổng số lên 405 người được cách ly. Hiện nơi này đã quá tải, những người đến sau sẽ được chuyển lên điểm cách ly khác của quân đội.
Đến chiều 6/2, sau ba ngày Trung đoàn 123 đã tiếp nhận thêm 30 người, nâng tổng số lên 405 người được cách ly. Hiện nơi này đã quá tải, những người đến sau sẽ được chuyển lên điểm cách ly khác của quân đội.
Nhu yếu phẩm cấp cho những người vào khu cách ly. Người dân sẽ ở khu này 14 ngày, khi kiểm tra không có dấu hiệu bệnh mới được ra ngoài.
Nhu yếu phẩm cấp cho những người vào khu cách ly. Người dân sẽ ở khu này 14 ngày, khi kiểm tra không có dấu hiệu bệnh mới được ra ngoài.
Tất cả người dân trước khi đưa vào khu cách ly đều được đo thân nhiệt, khai báo nơi làm ăn ở Trung Quốc, quê quán, nơi ở tại Việt Nam.
Tất cả người dân trước khi đưa vào khu cách ly đều được đo thân nhiệt, khai báo nơi làm ăn ở Trung Quốc, quê quán, nơi ở tại Việt Nam.
Sau đó, họ được bố trí về các phòng, tách biệt phòng nam, nữ, bà mẹ có con nhỏ. Giường nằm, chăn màn, dụng cụ sinh hoạt hàng ngày của người dân giống như của bộ đội.
Sau đó, họ được bố trí về các phòng, tách biệt phòng nam, nữ, bà mẹ có con nhỏ. Giường nằm, chăn màn, dụng cụ sinh hoạt hàng ngày của người dân giống như của bộ đội.
Chị Tâm cùng con gái 2 tuổi sang Nam Ninh, Trung Quốc thăm người thân và trở về Việt Nam hôm 27/1. Biết trước về Việt Nam sẽ bị cách ly 14 ngày, chị vẫn quyết về. "Ở đây khá ổn, tôi được ở phòng cùng các mẹ có em bé và có chế độ riêng. Trẻ có thêm 3 bữa cháo", chị kể.
Chị Tâm cùng con gái 2 tuổi sang Nam Ninh, Trung Quốc thăm người thân và trở về Việt Nam hôm 27/1. Biết trước về Việt Nam sẽ bị cách ly 14 ngày, chị vẫn quyết về. "Ở đây khá ổn, tôi được ở phòng cùng các mẹ có em bé và có chế độ riêng. Trẻ có thêm 3 bữa cháo", chị kể.
Sinh hoạt cá nhân của những người bị cách ly gần giống bộ đội, ăn ba bữa, sáng 6h30, trưa 11h và tối 17h. Thức ăn chia theo suất, mang đến từng phòng để tránh tập trung đông người.
Sinh hoạt cá nhân của những người bị cách ly gần giống bộ đội, ăn ba bữa, sáng 6h30, trưa 11h và tối 17h. Thức ăn chia theo suất, mang đến từng phòng để tránh tập trung đông người.
Do số người vào trạm cách ly nhiều hơn khả năng đáp ứng, một số phải nằm trên dát giường tạm. Mọi người phải đeo khẩu trang, tránh tụ tập.
Do số người vào trạm cách ly nhiều hơn khả năng đáp ứng, một số phải nằm trên dát giường tạm. Mọi người phải đeo khẩu trang, tránh tụ tập.
Hàng ngày bộ phận y tế kiểm tra thân nhiệt, phát khẩu trang miễn phí ngày 2 lần cho người dân. Khi có biểu hiện bệnh, người dân được chuyển về Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn để điều trị.
Hàng ngày bộ phận y tế kiểm tra thân nhiệt, phát khẩu trang miễn phí ngày 2 lần cho người dân. Khi có biểu hiện bệnh, người dân được chuyển về Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn để điều trị.
Chiến sĩ chuẩn bị bữa cơm cho hơn 500 người ở Trung đoàn 123, trong đó có 405 người trong khu cách ly. Hiện tại, nơi này có 70 người phục vụ, gồm: quân đội, y tế, công an.
Chiến sĩ chuẩn bị bữa cơm cho hơn 500 người ở Trung đoàn 123, trong đó có 405 người trong khu cách ly. Hiện tại, nơi này có 70 người phục vụ, gồm: quân đội, y tế, công an.
Giang Huy
Theo vnexpress.net
Tránh đàn bò, xe bán tải lao xuống sông Đánh lái tránh đàn bò, chiếc xe bán tải lao thẳng từ chân cầu xuống sông. May mắn, người dân phát hiện, cứu tài xế kịp thời. Khu vực cây cầu nơi chiếc xe ô tô rơi xuống Khoảng 13h ngày 6/2, tại chân cầu Bara, xã Tràng Sơn, huyện Đô Lương (Nghệ An) xảy ra vụ tai nạn khiến một ô tô...








Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Người đàn ông khuyết tật nằm ngửa trên xe máy di chuyển ở Bình Dương

Công an thành phố Hà Nội điều tra vụ cháy rừng tại Vườn Quốc gia Ba Vì

Tai nạn liên hoàn container 'kẹp' xe tải trên cầu Phú Mỹ

Cho bán ngay tang vật nếu không có nơi bảo quản?

Tuần điên cuồng của giá vàng: Người mua lỗ 8 triệu đồng sau một ngày

Từng bước tiến tới mục tiêu miễn viện phí cho toàn dân

Bác sĩ chỉ ra điều nguy hiểm nhất của sữa giả

TP.HCM bắn pháo hoa rực rỡ sông Sài Gòn 50 năm đất nước thống nhất

Cháy lớn tại Vườn quốc gia Ba Vì

Vụ giáo viên thắng kiện huyện: Hơn 3 năm vẫn chưa được bồi thường

Lời hẹn dở dang của Thượng úy cảnh sát hy sinh khi đánh án ma túy

Vụ Chu Thanh Huyền bị tố bán hàng nhập lậu: Quản lý thị trường vào cuộc
Có thể bạn quan tâm

4 mẫu giày, dép tối giản nhưng sành điệu, nên có trong tủ đồ mùa hè
Thời trang
11:24:26 21/04/2025
Lewandowski chấn thương, Barca bất an đấu Real Madrid và Inter
Sao thể thao
11:15:58 21/04/2025
BYD Sealion 6 ra mắt khách Việt, giá từ 799 triệu đồng
Ôtô
11:14:37 21/04/2025
Modenas Elegan 250 EX 2025 ra mắt phiên bản nâng cấp tại Malaysia, giá 103 triệu đồng
Xe máy
11:07:10 21/04/2025
Bà Trương Mỹ Lan vẫn lãnh án tử hình, nộp 31 tỷ đồng án phí
Pháp luật
11:05:45 21/04/2025
iPhone thất thế trước đối thủ Trung Quốc tại thị trường cạnh tranh nhất thế giới
Thế giới số
10:58:40 21/04/2025
Trung Quốc hình sự hoá KOLs vi phạm bán hàng livestream và quảng cáo sai sự thật
Thế giới
10:56:25 21/04/2025
Diễn viên Kiều Trinh nhắc về 26 năm làm mẹ đơn thân
Tv show
10:27:33 21/04/2025
Bát muối đặt trong nhà vệ sinh tạo nên 5 hiệu quả
Sáng tạo
10:24:50 21/04/2025
Lần đầu tiên phát hiện vi nhựa trong dịch nang buồng trứng của con người
Lạ vui
10:17:01 21/04/2025