Cuộc săn tìm ‘ma sói’ Nhật Bản sau lần chạm trán bí ẩn
t không hề tỏ ra sợ hãi khi ông Yagi bước xuống, tiến về phía nó và chụp vài bức ảnh. Rõ ràng nó không hề có vấn đề gì với sự xuất hiện của con người. Có 2 khả năng cho điều này, một là nó đã quen với con người, và hai, nó là động vật ăn thịt bậc cao nhất trong khu rừng này, vì vậy nó không sợ ai cả.
Bức ảnh ông Yagi chụp lại con vật mà mình gặp trong vườn quốc gia vào năm 1996. Ảnh: Horishi Yagi.
Lần chạm trán bất ngờ
“Đó là 23 năm trước, khi ấy tôi không có nhiều kiến thức lắm. Nhưng tôi đã nghĩ: ‘Đây chắc hẳn là một con sói’”, ông Yagi chia sẻ.
Người đàn ông này rất hay đi leo núi, và dành nhiều thời gian tại những khu vực núi non ở Chichibu, miền trung Nhật Bản. Nhưng đó là lần đầu tiên ông chạm trán một con sói – loài vật mà ông đã dành phần lớn thời gian cuộc đời mình để tìm kiếm.
“Tôi quyết định sẽ thử cho nó một cái bánh gạo, và đưa tay tôi ra mời nó ăn. Tôi thuận tay phải, vì vậy tôi dùng tay trái để đưa cái bánh cho nó, nghĩ rằng dù nó có cắn thì tôi cũng sẽ ổn”, ông Yagi kể lại.
“Lúc này thì nó đã ở ngay trước mặt tôi. Tôi đưa cái bánh gạo tới trước mõm nó. Nhưng nó không ăn. Nó chỉ đứng đó. Tôi thử ngửi xem nó có mùi của một con vật hoang hay không. Nhưng không, nó không có mùi gì cả. Và cứ như một em bé sơ sinh vậy, nó không hề thấy sợ hãi hay nguy hiểm.
Theo các tài liệu khoa học, chó sói đã tuyệt chủng ở Nhật Bản được ít nhất 100 năm. Xác của con sói cuối cùng được ghi nhận vào năm 1905, được mua lại bởi một nhà động vật học và gửi tới Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London.
Những khám phá khác về xương, lông và phân của chó sói Nhật Bản đều được xác định có niên đại từ trước năm 1905, vì vậy việc ông Yagi chạm trán một con sói vào tháng 10/1996 được cho là điều kỳ lạ. Nhưng tại sao Yagi tin rằng mình đã nhìn thấy một con sói thật sự? Cũng giống như nhiều người Nhật khác sống ở vùng nông thôn, ông Yagi đã nghe về những con sói từ nhiều năm trước.
Ảnh: University of Tokyo.
Xác một con chó sói Nhật Bản được lưu giữ tại Khoa Nông nghiệp Đại học Tokyo, loài này khá nhỏ so với chó sói phương Tây, với con trưởng thành chỉ cao hơn 50 cm.
Mọi chuyện bắt đầu từ năm 1976, ông Yagi khi đó đang đi leo núi cùng nhóm bạn và đêm hôm ấy, ông được phân công canh gác ngoài lều.
Video đang HOT
“Tôi nghe thấy một tiếng tru. Tôi biết rằng chó sói Nhật Bản đã tuyệt chủng từ thời đại Minh Trị (kết thúc năm 1912), nhưng tôi nghĩ rằng một con vật đã tuyệt chủng thì không thể tru được”, ông Yagi cho biết.
Và kể từ đó, người đàn ông này bắt đầu công cuộc tìm kiếm chó sói Nhật Bản – công việc mà ông đã theo đuổi gần 50 năm nay.
Sau lần chạm trán năm 1996, ông Yagi gửi những bức ảnh mình chụp được tới cho Yoshinori Imaizumi – nhà động vật học hàng đầu Nhật Bản lúc đó. Chuyên gia này nói rằng con vật trong những bức ảnh của ông Yagi có nhiều điểm tương đồng với mẫu chó sói Nhật Bản được một nhà thực vật học Đức bắt được vào thập niên 1820.
Con vật trong bức ảnh của ông Yagi sau đó được đặt tên là “chó hoang Chichibu”, vì chỉ qua ảnh thì không thể xác định được nó có phải là chó sói Nhật Bản hay không.
Con vật huyền thoại
Trong văn hóa dân gian, chó sói Nhật Bản thường được coi là một con vật huyền bí. Tên khoa học của loài này, hodophilax, có nghĩa là kẻ bảo vệ trên đường – bắt nguồn từ những câu truyện cổ trong đó chó sói thường đi theo con người để bảo vệ họ. Nhưng cũng có những phiên bản khác kể lại câu chuyện chó sói tấn công người nếu họ không tôn trọng chúng.
Rất có thể là những huyền thoại này bắt nguồn từ hành vi thực sự của chó sói. Chúng thường rình rập con mồi trong một quãng đường dài trước khi ra tay, khiến nhiều người tưởng rằng đang được chúng bảo vệ, trong khi thực tế là chúng đang săn mồi.
Sói thần và San, nhân vật chính trong bộ phim Princess Mononoke của Studio Ghibli, phát hành năm 1997. Ảnh: Alamy.
Chó sói được thờ phụng ở Nhật Bản, và ở Chichibu thì nó được đặc biệt tôn kính. Ngôi đền Mitsumine nổi tiếng, tương truyền được một hoàng tử xây dựng, thờ một con sói trắng vì đã dẫn đường cho hoàng tử đến nơi an toàn sau khi người này bị lạc trong sương mù của dãy núi Okuchichibu.
Văn hóa hiện đại Nhật Bản cũng thường xuyên nhắc tới chó sói như một sinh vật huyền bí và quý hiếm. Bộ phim hoạt hình Princess Mononoke của đạo diễn nổi tiếng Hayao Miyazaki năm 1997 cũng dựa trên huyền thoại của đền Mitsumine. Trong một tập truyện Doraemon, chú mèo máy sử dụng đèn pin biến Nobita thành chó sói để làm quen với 1 gia đình sói đang ẩn nấp trong hang núi.
Ông Yagi biết rằng những bức hình mình chụp cách đây 23 năm sẽ không thể là bằng chứng rõ ràng cho điều ông muốn chứng mình, vì vậy ông bắt đầu sử dụng những thiết bị công nghệ cao. Ông đã lắp đặt 70 chiếc máy quay hồng ngoại cảm biến chuyển động dọc những khu rừng của dãy Okuchichibu.
Cách đây 1 năm, một máy quay đã ghi lại được hình ảnh những con hươu đang chạy náo loạn. Không có sự xuất hiện của chó sói, nhưng micro ghi lại được một tiếng tru rất dài. Ông Yagi đã đem âm thanh này tới một chuyên gia và được khẳng định 99,5% rằng đó là tiếng tru của chó sói.
“Khi tôi nghe tiếng tru lần đầu tiên cách đây 50 năm, tôi đã nói với nhiều người rằng đó là chó sói. Nhưng logic của họ là nếu chó sói đã tuyệt chủng thì đó không thể là tiếng tru của chó sói được. Tôi thì nghĩ ngược lại. Vì đó là tiếng tru của chó sói, nên vẫn còn chó sói”, ông Yagi nói.
Ông Yagi đang lắp đặt máy quay hồng ngoại trong rừng. Ảnh: BBC.
Để đưa ra quyết định cuối cùng, các nhà khoa học sẽ cần mẫu ADN của một con vật còn sống. Đây là thứ quan trọng hơn so với ảnh, video hay các đoạn ghi âm. Tuy nhiên, ông Yagi cần ghi lại được bằng chứng video về sự tồn tại của chó sói để có thể tiến hành bước tiếp theo là đặt bẫy nó.
“Tôi tin rằng tôi đã đam mê tìm kiếm sói một cách chân thành, và đó là lý do tôi may mắn chạm trán chúng. Tôi tin rằng tôi được đấng trên cao lựa chọn để tìm ra và chứng minh sự tồn tại của chó sói Nhật Bản”, ông Yagi chia sẻ.
Theo news.zing.vn
Điều gì sẽ xảy ra với một đứa trẻ được sinh ra ngoài không gian?
Chưa cần xét đến việc đứa trẻ sẽ phát triển như thế nào trong điều kiện ngoài không gian, mà ngay từ bước làm thế nào để đứa trẻ này có thể chào đời ở nơi xa xôi này đã là cả một vấn đề.
Kể từ thời điểm con người đầu tiên bay lên vũ trụ vào khoảng 60 năm trước, đã có hơn 500 phi hành gia được phóng ra khỏi bầu khí quyển của Trái Đất để thực hiện các chuyến thám hiểm, cũng như nhiệm vụ nghiên cứu ngoài không gian. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có bất kỳ đứa trẻ nào được sinh ra tại nơi xa xôi này!
Nếu đang nghĩ đến môi trường không trọng lực, thì bạn cần biết rằng, trọng lực trên Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS bằng 90% trong lực trên bề mặt Trái Đất! Điều khiến các nhà du hành vũ trụ sống trong điều kiện "lơ lửng" chính là bởi họ luôn ở trong tình trạng... đang rơi.
Có thể hiểu một cách đơn giản, cũng như tất cả mọi vật trên địa cầu, trọng lực liên tục kéo ISS rơi xuống. Tuy nhiên, ISS lại di chuyển theo phương ngang với tốc độ rất nhanh, tương đương với tốc độ quay quanh trục của Trái Đất. Sự kết hợp của hai vector chuyển động này sẽ khiến ISS dù luôn rơi nhưng không bao giờ chạm vào hành tinh xanh, mà lại bay tròn quanh quỹ đạo.
Chính việc luôn luôn trong tình trạng rơi tự do đã tạo ra một môi trường vi trọng lực trong khoang của ISS, khiến các phi hành gia lơ lửng!
Trước khi biết được một đứa trẻ sẽ gặp những vấn đề gì khi được sinh ra trong môi trường gần như không trọng lực, hãy thử tìm hiểu một vấn đề cũng không kém phần thú vị: "Làm thế nào để tạo ra một đứa trẻ ở ngoài không gian?"
Theo ghi nhận, hiện chưa có ai từng quan hệ sắc dục trên ISS.Tuy nhiên xét về lý thuyết, môi trường vi trọng lực tại nơi đây sẽ khiến các chất lỏng, trong đó có cả chất lỏng của cơ thể hoạt động theo một cách hoàn toàn khác biệt. Trước hết, sẽ không có đủ dòng máu chuyển đến "bộ phận nhạy cảm" để bạn và đối phương cảm thấy hưng phấn.
Bên cạnh đó, những giọt mồ hôi chảy ra do liên tục phải "hoạt động" lại không hề rơi xuống, mà bám quanh cơ thể tạo rạ sự khó chịu đáng kể. Ngoài ra, việc tác động lực, trong môi trường này, cũng khiến cả hai người bị văng đi! Bên cạnh những sự bất tiện do môi trường vi trọng lực gây ra, một tác nhân khác cản trợ việc mang thai ở ISS chính là các tia phóng xạ của vũ trụ. Lượng phóng xạ này hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến số lượng tinh trùng của nam giới, gây nên tình trạng vô sinh tạm thời!
Ngoài ra, có thể còn tồn tại hàng loạt tác nhân khác trong môi trường ngoài không gian có thể ảnh hưởng đến phôi thai con người, mà chúng ta vẫn chưa lường hết được.
Bỏ qua giải thiết tự tạo ra một đứa bé ngoài vũ trụ, hãy thử một giải pháp khả thi hơn, đó là một người phụ nữ đã mang thai từ trước ở Trái Đất, được mang lên ISS để hạ sinh!
Dù có xác suất thành công cao hơn giải pháp đầu tiên. Tuy nhiên, hành trình sản phụ di chuyển từ Trái Đất lên ISS sẽ là một thách thức rất lớn, bởi chuyến đi này còn khó khăn ngay cả với những người khỏe mạnh. Trong trường bà mẹ lên tới ISS an toàn, việc rặn đứa trẻ ra bên ngoài, mà không hề có sự trợ giúp của trọng lực, như ở Trái Đất, cũng sẽ khá khó khăn, nhưng nhìn chung cũng không phải là điều bất khả thi!
Môi trường vi trọng lực sẽ có những tác động rõ rệt đến cơ thể đứa trẻ trong quá trình phát triển, đặc biệt là với các cơ bắp và thị lực! Những nghiên cứu trên các phi hành gia lớn tuổi, làm việc thời gian dài ngoài vũ trụ đã cho thấy, xương của họ bị loãng dần đi với tốc độ 1% mỗi tháng, bởi bộ xương sẽ không còn phải thực hiện nhiệm vụ chống đỡ cơ thể, nếu phi hành gia liên tục lơ lửng. Thêm vào đó, sức mạnh cơ bắp của những người này cũng giảm đi trông thấy, đây là lý do mà các nhà du hành vũ trụ luôn phải duy trì chế độ tập luyện thể chất đều đặn, trong suốt thời gian làm nhiệm vụ ngoài không gian.
Tuy nhiên, bạn lại không thể bắt một đứa trẻ tập chạy trên máy chạy bộ, cho nên bộ xương của em bé "vũ trụ" này sẽ ngày càng bị biến dạng. Sự suy yếu về các cơ, không chỉ gói gọn ở sức mạnh thể chất, mà còn tác động trực tiếp lên khả năng vận hành của tim. Chắc chắn rằng, một trái tim hoạt động yếu ớt vì quen với điều kiện làm việc quá dễ dàng ở ngoài không gian, không thể nào đủ lực để bơm máu đi khắp cơ thể, khi phải chống lại lực hút của trọng lực như ở trên bề mặt Trái Đất được!
Yếu tố tiếp theo cần phải xét đến chính là phóng xạ của vũ trụ. Cơ thể trẻ con rất non nớt, chính vì vậy tia phóng xạ dễ gây ra các tổn thương lớn, trước hết là sự phát sinh vấn đề về mắt, da sau đó đến các cơ quan nội tạng như tim, gan, phổi... và trong trường hợp xấu nhất sẽ là sự xuất hiện của ung thư!
Từ những viễn cảnh kể trên, có lẽ phải đến khi chúng ta phát minh được một hệ thống tạo ra trong lực nhân tạo trên ISS hay nói rộng ra là các phương tiện bay ngoài vụ trụ, thì con người hẵng nghĩ đến việc sinh con trên môi trường này!
Minh Nhật
Theo dantri.com.vn
"Lộ diện" nơi thuận lợi nhất để người ngoài hành tinh quan sát Trái đất Hãy thử tưởng tượng bạn là người ngoài hành tinh và luôn muốn nghiên cứu về Trái Đất hoặc "nhìn nơi này với ánh mắt ghen tỵ", thì câu hỏi đặt ra là: Đâu là nơi thích hợp nhất để bạn đặt máy thăm dò Trái Đất? Nhà vật lý học James Benford đã có câu trả lời cho bạn. Hình ảnh Trái...