Cuộc săn “thần dược” ướp xác Việt Nam
Từ giữa tháng 6 đến nay, thị trường tinh dầu ngọc am bỗng dưng nở rộ bất thường. Khách mua tinh dầu ngọc am dễ như mua rau, dù giá rất đắt. Vậy, đường đi thực sự của tinh dầu ngọc am thật và rởm được sản xuất thế nào, qua tay những ai?
Tinh dầu ngọc am được chiết xuất từ gỗ ngọc am – loại cây thuộc bộ thông, họ hoàng đàn, mùi rất thơm. Loại cây này sống nhiều ở rừng Hoàng Su Phì (Hà Giang), hiện chưa có bất cứ một công trình nghiên cứu hoàn chỉnh nào về công dụng thực sự của gỗ và tinh dầu ngọc am. Tuy nhiên qua đồn thổi, tinh dầu ngọc am bỗng dưng trở thành một “thần dược” để ướp xác và làm đẹp. Đó cũng là nguyên nhân khiến gỗ ngọc am bị săn lùng ráo riết, thị trường tinh dầu ngọc am cũng “dậy sóng” sau những lời đồn thổi của dân buôn.
Ngọc am quý hơn cả sưa đỏ
Người viết bài này đã từng nhiều lần tiếp xúc với dân buôn gỗ ngọc am ở tỉnh Hà Giang. Hầu hết trong số họ đều cho rằng, ngọc am là loại gỗ quý đứng số một, trên cả sưa đỏ. Tuy nhiên, loại gỗ này chỉ còn sót lại ở một số khu rừng của huyện Hoàng Su Phì nên việc buôn bán không hề dễ dàng.
Gỗ ngọc am xếp trong kho của một đầu nậu
Qua tìm hiểu, chúng tôi đã 2 lần đến Hoàng Su Phì và được “mục sở thị” những khúc gỗ khô sần sùi được xếp đống trong một căn phòng nhỏ của trụ sở xã Tả Sử Choóng. Số ngọc am này theo lời của ông Lù Văn Tuấn, Phó trưởng Công an xã là do thu giữ được từ những người dân vào rừng khai thác trái phép.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam và Nhật Bản thì tinh dầu ngọc am có độc tố đối với tế bào, gây đông vón protein ở người và động thực vật. Cho nên gỗ và dầu ngọc am chỉ thích hợp với việc bảo tồn tế bào, bảo tồn xác ướp theo kinh nghiệm của người xưa. Cần hết sức thận trọng khi tiếp xúc với loại tinh dầu này vì những mối nguy hiểm tiềm ẩn mà nó gây ra.
Video đang HOT
Có một thực tế là thời gian vừa qua, do dân buôn gỗ săn lùng gỗ ngọc am nên người dân ở huyện Hoàng Su Phì đã tranh thủ vào rừng kiếm gỗ. Họ dùng những chiếc thuốn dài nhọn bằng sắt để đâm xuống đất. Khi rút lên nếu đầu thuốn có mùi thơm tức là dưới đất có gỗ ngọc am, họ sẽ hò nhau đào bới lấy gỗ đem bán.
Gỗ ngọc am sẽ được một đầu nậu tên ở ngay trung tâm xã Tả Sử Choóng thu gom hoặc chuyển ra thị trấn Vinh Quang bán với giá cao hơn cho một dân buôn chuyên nghiệp. Theo đầu nậu này, mấy năm trước gỗ ngọc am được mua chỉ để làm tượng hoặc tạc hình những con vật để trong nhà với quan niệm xua đuổi tà ma, ám khí. Nhưng bây giờ, những khối gỗ lớn mới được giữ lại, còn gỗ nhỏ sẽ đem chiết xuất lấy tinh dầu.
Và chuẩn bị công đoạn chiết xuất lấy tinh dầu
Truy tìm ngọc am dưới đáy sông Gâm
Được sự giới thiệu của một tay buôn và chiết xuất tinh dầu ngọc am có tiếng ở thị trấn Vinh Quang, chúng tôi xuôi về huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang) tìm một đầu nậu ngọc am được mệnh danh là lớn nhất nhì tỉnh.
Không khó lắm để chúng tôi tìm ra nhà của ông đầu nậu, ở gần ngay cầu thị trấn Chiêm Hóa đi Na Hang. Vừa vào nhà, mùi thơm của gỗ ngọc am đã ngào ngạt. Những bộ bàn ghế rồng phượng được làm từ gỗ ngọc am nghe nói có giá tiền tỷ trưng bày ngay trong gian phòng khách.
Đầu nậu này cho hay: “Tôi là người tìm gỗ ngọc am lâu đời nhất ở Tuyên Quang. Người ta cứ nói ngọc am chỉ có ở Hoàng Su Phì là sai lầm. Ở Tuyên Quang cũng đầy, vấn đề là có duyên tìm thấy và có gan đi tìm hay không mà thôi”. Được biết, đầu nậu này đã bắt tay truy tìm ngọc am dưới đáy sông Gâm từ những năm 1990, khi đó ngọc am chưa được biết đến nhiều.
Một chai tinh dầu ngọc am mà đầu nậu khoe với phóng viên
Và thời gian đó, đầu nậu này cũng chỉ dùng ngọc am để đóng bàn ghế và tượng thần tài chứ không bao giờ nghĩ sẽ chiết xuất tinh dầu. Chỉ từ đầu năm 2012 đến nay, khi nhiều khách hàng ngỏ ý muốn mua tinh dầu thì đầu nậu này mới làm theo đơn đặt hàng.
Theo đầu nậu này, ông không sành chiết xuất tinh dầu nên một số đầu nậu chuyển hàng từ Hà Giang xuống cho ông bán kiếm lời, đây là thời điểm giáp Tết nên tinh dầu ngọc am được tiêu thụ mạnh và giá bán cũng rất cao.
Đừng mơ mua được tinh dầu thật
Giá thị trường hiện nay là 2 triệu đồng/1 lít tinh dầu ngọc am. Đấy là giá bán tận gốc, còn nếu đưa xuống các thành phố lớn hoặc ra nước ngoài thì giá sẽ được “thổi” lên cao gấp nhiều lần.
Khi tôi đề cập đến việc mua tình dầu ngọc am ở Hoàng Su Phì dễ hơn mua rau, đầu nậu ngọc am ở thị trấn Chiêm Hóa nói thẳng: “Đừng mơ mua được tinh dầu thật, đấy là tinh dầu rởm thôi, tinh dầu thật cậu biết bao nhiêu 1 lít không và cậu có biết nó dùng để làm gì không?”.
Tượng thần tài cao 10cm, rộng 20cm có giá 3 triệu đồng
Theo ông này giải thích, cách chiết xuất tinh dầu ngọc am của các đầu nậu ở Hà Giang cũng giống cách làm của ông. Tức là dùng phần gỗ tạp của ngọc am để lấy tinh dầu. Nhưng dầu ngọc am không được nhiều nên đầu nậu nghĩ cách làm giả, dùng tinh dầu thông và pơ mu trộn với một lượng nhỏ ngọc am rồi đem bán.
“Dân nhà giàu mua tinh dầu ngọc am chỉ với 2 mục đích mà tôi biết là, ướp xác và làm đẹp. Họ mua tinh dầu về hòa với nước ấm rồi ngâm mình trong đó để diệt khuẩn và đem lại mùi thơm lâu dài. Tôi đã từng thử và cũng thấy công hiệu, tôi còn phát hiện ra dầu ngọc am có khả năng chữa thấp khớp và giải rượu rất tốt, chỉ 10 phút sau khi uống một giọt tinh dầu thì rượu sẽ được giải hết. Vấn đề là phải là tinh dầu ngọc am thật 100%”, đầu nậu này khẳng định.
“Tinh dầu ngọc am được pha trộn rồi chuyển cho một số “đại lý”. Các “đại lý” lại một lần nữa pha trộn tinh dầu, cứ qua mỗi “đại lý” thì tinh dầu ngọc am lại bị loãng ra một ít. Giá chung trên thị trường là 2 triệu đồng/lít. Nếu là ngọc am thật thì không có giá 2 triệu đồng đâu, cái giá ấy rẻ quá. Tôi vừa chiết xuất vừa bán tinh dầu ngọc am. Ngọc am thật tôi để nhà dùng, còn lại pha trộn đem bán, ai biết thật giả thế nào mà tính”, đầu nậu ở Tuyên Quang cho hay.
Theo 24h
Giáng chức một hạt trưởng kiểm lâm
Ngày 14.12, ông Lê Văn Bé - Phó chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Phú Yên - cho biết Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh này đã ra quyết định kỷ luật giáng chức từ Hạt trưởng xuống Phó hạt trưởng Hạt kiểm lâmH.Tuy An đối với ông Tạ Ngọc Khánh.
Ông Khánh bị kỷ luật về hành vi thiếu tinh thần trách nhiệm, để xảy ra việc cất giữ gỗ trái phép tại xã An Xuân (H.Tuy An).
Ngoài ra, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Phú Yên cũng ra quyết định kỷ luật là hạ bậc lương đối với ông Bùi Ngọc Thạch, cán bộ kỹ thuật kiêm kiểm lâm địa bàn xã An Xuân, vì đã không thực hiện tốt trách nhiệm công chức kiểm lâm địa bàn, qua đó để xảy ra tình trạng cất giữ gỗ trái phép trên địa bàn xã; còn ông Trần Khoa, cán bộ pháp chế, tổ trưởng tổ cơ động Hạt kiểm lâm H.Tuy An, cũng bị kỷ luật với hình thức khiển trách do thiếu trách nhiệm trong công tác tham mưu cho lãnh đạo Hạt kiểm lâm huyện trong việc kiểm tra, kiểm soát trên địa bàn quản lý.
Theo TNO
Nhiều gỗ quý được phát hiện dưới sông Sêrêpôk Tuần tra trên sông, lực lượng kiểm lâm phát hiện rất nhiều gỗ gỗ căm xe và gỗ hương "ngoi" lên mặt nước. Đây có thể là số gỗ lâm tặc khai thác ở Vườn Quốc gia Yook Đôn. Chiều 12/12, ông Trần Văn Thành, quyền Giám đốc Vườn Quốc gia Yook Đôn (Đắk Lăk) cho biết, hai ngày qua lực lượng kiểm...