Cuộc săn lùng “tàu ngầm ma” khiến cả Mỹ và Liên Xô “choáng váng”
Di chuyển với tốc độ khủng khiếp, những chiếc “ tàu ngầm ma” không thể xác định này khiến cả Mỹ và Liên Xô “choáng váng”.
Cuộc săn lùng “tàu ngầm ma” khiến cả Mỹ và Liên Xô “choáng váng”
Giữa lúc cuộc Chiến tranh Lạnh (kéo dài hơn 4 thập kỷ, từ 1947 – 1991) đang căng thẳng hơn bao giờ hết, thì cả giới quân sự Liên Xô và phương Tây đều choáng váng và sửng sốt trước những “vật thể lạ” vô cùng bí hiểm và hiện đại mà họ phát hiện được dưới lòng đại dương.
Trong suốt 37 năm (từ năm 1960 – 1997), người ta phát hiện ra hàng loạt những chiếc tàu ngầm siêu tốc, những vật thể vút bay từ đại dương lên không trung, những âm thanh kỳ lạ dưới lòng đại dương, và cả những vệt sáng khổng lồ bí ẩn…
Nghi ngờ Liên Xô phát triển và chế tạo, giới quân sự phương Tây ráo riết truy lùng nhằm tiêu diệt “vật thể” được trang bị công nghệ hiện đại đến “không tưởng” này.
Những “bóng ma” bí ẩn dưới lòng đại đương
Về cơ bản, cuộc Chiến tranh Lạnh xảy ra chủ yếu giữa Mỹ và Liên Xô là cuộc đua về công nghệ, quân sự, và không gian.
Hai đối thủ hằm hè nhau, liên tục phát triển và đưa ra những công nghệ tối tân và phát minh hiện đại nhất ở các lĩnh vực trên bộ, dưới nước và vũ trụ.
Vào tháng 1 năm 1960, khi cuộc đua đang đến hồi gay cấn nhất, thì người ta phát hiện 2 chiếc tàu ngầm khổng lồ có hình dáng và trạng thái kỳ lạ ở sâu dưới vịnh Encerrada (của Argentina).
Cả Mỹ và Liên Xô đều phủ nhận việc đưa tàu ngầm đến vịnh Encerrada. Ảnh: History.
Trong khi 1 chiếc tàu ngầm đứng yên thì chiếc tàu ngầm còn lại lại lượn xung quanh chiếc thứ nhất. Điều kỳ lạ là, Hải quân Argentina khẳng định họ không đưa bất cứ chiếc tàu ngầm nào đến khu vực đó.
Vậy, hai chiếc tàu ngầm khổng lồ này ở đâu?
Chính quyền Buenos Aires (Argentina) chất vất Moscow (Liên Xô) và Washington (Mỹ). Cả Moscow và Washington đều lên tiếng khẳng định không có bất cứ chiếc tàu ngầm nào của họ được điều đến vịnh Encerrada!
Ngay sau đó, Hải quân Mỹ điều động tàu sân bay và các oanh tạc cơ để hỗ trợ Argentina tiêu diệt 2 tàu ngầm lạ.
Ước tính, hàng tấn bom được dội xuống địa điểm phát hiện 2 tàu ngầm trong suốt 10 ngày liên tục. Thế nhưng, mọi nỗ lực đều trở thành vô ích khi bất chợt 2 chiếc tàu ngầm “bỏ chạy” với vận tốc cực nhanh rồi dần dần “biến mất” trong lòng biển sâu của Đại Tây Dương.
Khoảng tháng 2/1960, người ta lại phát hiện một “vật thể lạ” tại vùng biển Caribe. Điều đáng kinh ngạc là “vật thể lạ” này di chuyển với vận tốc 370km/giờ khiến cho tàu chiến của Hải quân Mỹ không thể đuổi kịp.
Khủng khiếp hơn, vào năm 1963, khi lực lượng Hải quân Mỹ đang tiến hành tập trận tại vùng biển gần “tam giác quỷ” Bermuda, họ phát hiện một vật thể vô cùng kỳ dị dưới lòng nước sâu.
Video đang HOT
“Vật thể lạ” này di chuyển với vận tốc khó tin: 300km/giờ trong điều kiện dưới mặt nước biển.
“Vật thể lạ” di chuyển với tốc độ không tưởng, gấp 3 lần tốc độ tàu ngầm tối tân nhất. Hình minh họa.
Không chỉ gây “kỳ dị” ở vận tốc di chuyển của mình, trong phút chốc, “vật thể lạ” lặn sâu xuống 6000 mét rồi ngay sau đó lại ngoi lên mặt nước. Tổng thời gian lặn sâu và ngoi lên mặt nước chỉ mất… vài phút.
Các chuyên gia quân sự phương Tây từ ngạc nhiên đến sợ hãi và hoang mang, vì họ cho rằng công nghệ hiện đại chưa cho phép tàu ngầm di chuyển với vận tốc khủng khiếp như thế (vì các loại tàu ngầm công nghệ mới nhất cũng chỉ chạy được với vận tốc 100km/giờ, tức là bằng 1/3 vận tốc của “vật thể lạ”).
Họ nhận định, chỉ những thiết bị vô cùng đặc biệt mới có thể di chuyển, lặn sâu và ngoi lên mặt nước nhanh đến như vậy (vì tàu ngầm hiện đại nhất cũng phải mất hàng giờ mới có thể ngoi lên mặt nước).
Về sau, người ta còn nhìn thấy nhiều tàu ngầm ở các vùng biển khác nhau trên thế giới như Địa Trung Hải, Australia, New Zealand, Brazil… Tất cả chúng đều có hình dáng kỳ lạ cũng như di chuyển không hề gây 1 tiếng động hay luồng bọt khí nào.
Và họ gọi chúng là “những bóng ma”.
Vì quá bí ẩn và tối tân, những “siêu tàu ngầm” được gọi là “bóng ma đại dương”. Hình minh họa.
Cuộc truy lùng bất kể ngày đêm dưới đáy biển
Sự xuất hiện và di chuyển kỳ lạ đến mức không tưởng của hàng loạt “vật thể lạ” đã khiến báo chí phương Tây nghi ngờ đó là những công trình vượt bậc của Liên Xô.
Trong nhiều năm liền, trong khi chưa hết choáng váng vì những phát hiện về những tàu ngầm siêu tốc ở đại dương, phương Tây còn phải đối mặt những vụ mất tích và tiêu diệt tàu ngầm kỳ lạ.
Tàu ngầm Scorpion (SSN-589), niềm tự hào của người Mỹ, đã bị mất tích bí ẩn năm 1968.
Chỉ trong 4 tháng của năm 1968, 4 chiếc tàu ngầm phương Tây trong đó có Mỹ bị tiêu diệt và mất tích bí ẩn không dấu vết ở Đại Tây Dương.
Tức giận, quyết truy tìm ra kẻ phá hoại những công trình tự hào trong quân sự, Mỹ và nhiều nước thúc đẩy săn lùng những “bóng ma” cả ngày lẫn đêm.
Phương Tây điều động các tàu chiến, bệ phóng tên lửa, radar dò tìm, trinh thám nhằm “quăng lưới” bắt “ma” trên khắp các đại dương của thế giới.
Thế nhưng, mọi nỗ lực lại đi vào ngõ cụt khi họ chỉ phát hiện được một “vật thể lạ” có hình dáng tàu ngầm nhưng di chuyển như một máy bay với vận tốc âm thanh.
Vật thể lạ có hình dáng tàu ngầm nhưng lại di chuyển như một máy bay với vận tốc âm thanh. Hình minh họa.
Các báo cáo cho biết, trước khi khiến 4 tàu ngầm mất tích và bị tiêu diệt, “vật thể lạ” đã vòng xung quanh chúng và biến mất không dấu vết.
Không một tín hiệu hay vết tích nào được ghi lại.
Đến thập kỷ 1970, phương Tây tiếp tục nghi ngờ Liên Xô khi tin tình báo cho biết, người Liên Xô đã bí mật chế tạo và cho thử nghiệm một tuần dương hạm ở vùng biển Caspi. Chiếc tuần dương hạm này có khả năng di chuyển cả ở dưới nước lẫn trên không.
Đáp trả những “mũi khoan” nghi ngờ của phương Tây, người đứng đầu Hải quân Liên Xô thời đó khẳng định, ông sẽ rất biết ơn nếu phương Tây có thể tiêu diệt tàu ngầm và mang được về mảnh vỡ của con tàu mà phương Tây cáo buộc rằng đó là công trình của Liên Xô!
Từ đó, cả Mỹ và Liên Xô đều tiến hành các cuộc săn lùng dưới biển. Một bên quyết tâm tiêu diệt và “vạch mặt” thế lực đứng sau “vật thể lạ” kia; một bên cũng săn lùng để “minh oan” cho chính mình.
Thế nhưng, bí ẩn này chưa được giái mã họ đã vấp phải loạt bí ẩn khủng khiếp khác: Các báo cáo cho hay, người ta đồng loạt nghe thấy những âm thanh lạ dưới đại dương phát từ một “vật thể không xác định” như tiếng ếch kêu.
Sau khi lập đội khảo sát và điều tra dưới đáy đại dương, giới quân sự Liên Xô cho rằng các âm thanh này phát ra từ một thiết bị mới của Mỹ. Thiết bị này nhằm tạo ra âm nhiễu để đánh lạc hướng Liên Xô.
Nhưng cũng có nhiều ý kiến cho rằng, đó là hệ thống định vị nhằm giúp cho tàu ngầm của Mỹ di chuyển dễ dàng hơn.
Về sau, đội nghiên cứu của Liên Xô bị giải thể mà không hề biết lý do. Bí ẩn âm thanh giống tiếng ếch kêu dưới đại dương vì thế mà chìm sâu vào bí ẩn.
Chưa dừng ở đó, vào năm 1978 và năm 1997, người ta liên tiếp phát hiện những dải sáng rực rỡ khổng lồ trên mặt biển.
Ánh sáng này sáng tới mức có thể chiếu sáng toàn bộ khoang tàu trong đêm tối. Hình minh họa.
Những bí ẩn của nó khiến con người không thể nào giải thích được. Và họ gọi chúng là “vòng tròn của quỷ”.
Về sau, đội thợ lặn của Mỹ đã tìm được một mảnh vỡ kỳ lạ. Các nhà khoa học nói rằng, mảnh vỡ được làm từ hợp kim có những nguyên tố chưa từng gặp trên Trái Đất!
Từ đó về sau, sau gần 4 thập kỷ chứng kiến sự xuất hiện của các vật thể lạ, siêu tàu ngầm, âm thanh kỳ bí và ánh sáng lạ kỳ, mọi nghiên cứu đột nhiên chấm dứt.
Liệu có phải “người ngoài hành tinh” đứng sau toàn bộ bí ẩn đại dương này? Hình minh họa.
Những bí ẩn kỳ lạ và khó tin đến mức, những con người hiện đại cũng phải thốt lên rằng, liệu đó có phải là sản phẩm của “người ngoài hành tinh”?
Hay là những công trình nghiên cứu khổng lồ do chính con người tạo ra mà người bình thường chẳng thể ngờ tới?
Sau gần 4 thập kỷ phát hiện và truy tìm dưới đại dương, tất cả vẫn chưa có lời giải đáp hoàn chỉnh.
Theo Soha News
Thưc hư về 'món quà lớn' Ukraine dành cho Trung Quốc
"Món quà lớn" này được cho là công nghệ tên lửa R-36M2 "Voevoda" của Liên Xô, thứ đã giúp Trung Quốc chế tạo thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-41.
Hãng tin Sputnik của Nga ngày 25/7 đưa tin cho hay, thời gian gần đây trên mạng internet Trung Quốc đã rộ lên các thông tin về cái gọi là "món quà lớn" của Ukraine dành cho nước này có thể giúp đối phó với hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD mà Mỹ sắp triển khai tại Hàn Quốc.
DF-41.
"Món quà lớn" này được cho là công nghệ tên lửa R-36M2 "Voevoda" của Liên Xô, thứ đã giúp Trung Quốc chế tạo thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-41 (Đông Phong 41).
Theo các báo cáo trên, Trung Quốc đã sản xuất tên lửa đạn đạo DF-41 trên công nghệ chế tạo tên lửa đạn đạo liên lục địa R-36M2 "Voevoda" được phát triển dưới thời Liên Xô do Ukraine cung cấp.
Bình luận về thông tin này, chuyên gia quân sự Nga Vasily Kashin nói với tờ Sputnik rằng đó là một thông tin không hoàn toàn đúng sự thật.
Sau khi Liên Xô tan rã, Trung Quốc đã mua khá nhiều công nghệ chế tạo tên lửa từ xí nghiệp quốc phòng Yuzhmash và phòng thiết kế Yuzhnoe của Ukraine. Trung Quốc cũng đã mua tàu sân bay Varyag của Liên Xô (đã được gỡ bỏ động cơ) từ Ukraine trong khoảng thời gian này và về gia cố thành tàu sân bay đầu tiên của mình mang tên Liêu Ninh.
Trung Quốc bắt đầu quan tâm đến các công nghệ tên lửa của "Yuzhmash" và phòng thiết kế "Yuzhnoe" từ những năm 1990. Lợi dụng tình trạng tham nhũng rất lớn tại Ukraine, Trung Quốc đã thu thập được các tài liệu này với giá tương đối rẻ.
Đã có một số trường hợp Ukraine bắt giữ các công dân Trung Quốc khi họ cố gắng mua các tài liệu kỹ thuật của "Yuzhmash", nhưng sau đó những người này lại được thả.
Tuy nhiên, chuyên gia Nga cho rằng thực tế không có mối liên hệ giữa "Voevoda" và DF-41. Hai hệ thống này hầu như không có điểm chung.
Voevoda là loại tên lửa xuyên lục địa khủng khiếp mà Mỹ và NATO gọi là Satan. Đây là loại tên lửa sử dụng nhiên liệu lỏng, có trọng lượng lên tới 211 tấn và chỉ có thể triển khai dưới hầm phóng.
Trong khi đó, DF-41 là tên lửa đạn đạo xuyên lục địa sử dụng nhiên liệu rắn, được thiết kế để có thể phóng từ bệ phóng đường sắt và đường bộ.
DF-41 chỉ có có những đặc điểm giống với các loại tên lửa đạn đạo hiện đại khác của xí nghiệp quốc phòng Yuzhmash như tên lửa nhiên liệu rắn có thể phóng từ bệ phóng đường sắt RT-23 "Molodets" (mà NATO gọi là Scalpel).
Giống như DF-41, "Molodets" là loại tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn 3 tầng đẩy có thể mang theo tới 10 đầu đạn ở khoảng cách khá xa. Nhưng tổ hợp này đã được thiết kế ở Liên Xô gần 30 năm trước và không phải là hoàn hảo và có những tính năng mạnh mẽ như DF-41.
Hiện nay, mặc dù "Yuzhmash" và phòng thiết kế "Yuzhnoe" không còn hoạt động nhưng vẫn còn sở hữu nhiều tài liệu về công nghệ sản xuất tên lửa. Tất nhiên, nhiều quốc gia đang phát triển chương trình tên lửa khát khao chiếm hữu các tài liệu đó.
Theo Người Đưa Tin
Thủy thủ tàu sân bay Liên Xô làm gì khi rảnh rỗi? Thời Liên Xô, các thủy thủ coi boong tàu sân bay như một bãi biển để nằm tắm nắng trong giờ nghỉ ngơi. Đây quả là một thú vui "sang chảnh" và vô cùng độc đáo. Khung cảnh trên tàu sân bay Admiral Kuznetsov của Nga trong giờ nghỉ ngơi của các thủy thủ. Theo tờ English Russia, các thủy thủ Liên Xô...