Cuộc rút lui ban đêm của quân Ukraine khi mọi cây cầu Severodonetsk bị phá
Để rút lui an toàn khỏi thành phố Severodonetsk ở miền Đông, quân đội Ukraine phải tổ chức các cuộc sơ tán trong đêm bằng phương tiện đặc biệt khi mọi cây cầu ở đây đều bị phía Nga phá hủy.
Binh sĩ Ukraine tại Donbass (Ảnh minh họa: Reuters).
Nga giành quyền kiểm soát hoàn toàn thành phố Severodonetsk ở chiến tuyến Donbass, miền Đông Ukraine cuối tuần qua sau khi chính quyền Kiev hôm 24/6 ra lệnh cho lực lượng của họ ở đây rút lui để tránh bị bao vây và giảm thương vong.
“Thật buồn phải rời đi sau khi dốc bao nhiêu công sức để bảo vệ nơi này nhiều tháng qua. Nhưng chúng tôi cũng hạnh phúc vì còn may mắn sống sót”, Danylo, 24 tuổi, một trong những binh sĩ Ukraine cuối cùng rời Severodonetsk nói.
Anh và một đồng đội khác có tên Anton rút khỏi Severodonetsk trên một con thuyền qua sông Donets sau nhiều tuần liền giao tranh khốc liệt. Họ trò chuyện với phóng viên của Reuters ở Sloviansk, một thị trấn cách Severodonetsk khoảng 60km về phía tây, nơi hiện nay được coi là thành trì của lực lượng Ukraine tại Donbass.
“Các cuộc rút lui phần lớn diễn ra trong bóng tối để đảm bảo an toàn. Vị trí vượt sông liên tục thay đổi bởi vì các vị trí này đều có nguy cơ bị tập kích”, Danylo nói. Anh cho biết thêm, không có binh sĩ nào thiệt mạng trong các đợt sơ tán này.
Video đang HOT
Anton kể lại, anh và các đồng đội đều lo sợ nguy cơ Severodonetsk trở thành “Mariupol thứ hai”, nơi hàng trăm quân nhân Ukraine cố thủ nhiều tuần liền bên trong đường hầm của nhà máy luyện kim Azovstal. Tại Severodonetsk, hàng trăm binh sĩ và dân thường cũng trú ẩn bên trong nhà máy hóa chất Azot trước khi rút đi.
“Có rất nhiều dân thường, binh sĩ bị kẹt lại bên trong nhà máy. Lực lượng Nga đổ về phía chúng tôi cho đến khi Azot bị bao vây”, Anton nói.
Anton cho biết, quân đội Nga sử dụng pháo binh phá hủy mọi công trình hay bất cứ thứ gì có thể được làm nơi trú ẩn khiến các binh sĩ Ukraine mất vị trí phòng thủ.
“Họ kiểm tra sức chịu đựng của chúng tôi. Không có lời giải thích hợp lý nào cho hành động của họ, đơn giản họ chỉ làm chúng tôi kiệt sức, đó là toàn bộ chiến thuật của họ”, Anton bình luận.
Binh sĩ này cho biết thêm, lực lượng Ukraine phòng thủ Severodonetsk được lệnh rút lui vì bị tổn thất nặng nề, việc bám trụ lại không có ý nghĩa gì. Tuy nhiên, anh tin rằng lực lượng của Nga có thể gánh tổn thất lớn hơn.
Nói về quyết định rút lực lượng khỏi thành phố chiến lược Severodonetsk, ông Oleksiy Arestovych, một cố vấn của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết, đây là quyết định rút lui chiến thuật. Ông nói, quân đội Ukraine đã rút ra bài học xương máu từ việc cố bám trụ để bảo vệ các vị trí phòng thủ bằng mọi giá trong cuộc chiến ở miền Đông với lực lượng ly khai suốt 8 năm qua. “Giờ đây, lần đầu tiên, binh sĩ của chúng tôi được lệnh rút lui có trật tự”, ông Arestovych nói.
Trong khi Nga coi việc quân đội Ukraine rút khỏi Severodonetsk là một thắng lợi lớn, Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba không cho rằng đây là bước ngoặt quá lớn. “Rút khỏi một số mặt trận không có nghĩa là thua cuộc”, ông Kuleba nói.
Ukraine tuyên bố tiến vào Crimea trước cuối năm nay
Ngày 24/5, quan chức tình báo cấp cao của Ukraine tuyên bố bước ngoặt trong cuộc xung đột với Nga sẽ diễn ra vào tháng 8 tới.
Xe bọc thép của các lực lượng Ukraine. Ảnh: RT
Người đứng đầu cơ quan tình báo quân đội Ukraine, ông Kirill Budanov, tuyên bố quân đội Ukraine sẽ xoay chuyển tình thế trong cuộc xung đột với Nga và tiến vào Crimea trước cuối năm nay.
Báo Pravda Ukrainskaya dẫn lời ông Budanov cho rằng tình hình trên chiến trường sẽ thay đổi theo hướng có lợi cho Kiev từ tháng 8, khi nguồn vũ khí do phương Tây cung cấp đến được các đơn vị Ukraine.
Ông Budanov nói: "Chúng tôi đang vô cùng thiếu vũ khí hạng nặng... Nga có 12 tháng chuẩn bị nguồn lực để tiến hành một cuộc chiến toàn diện". Theo quan chức này, cuộc xung đột giữa Kiev và Moscow sẽ kết thúc với "sự trở về của các vùng lãnh thổ của chúng tôi".
Khi được hỏi liệu những "vùng lãnh thổ" đó có bao gồm Crimea hay không, ông Budanov tuyên bố "trước cuối năm nay, ít nhất chúng tôi phải tiến vào vùng lãnh thổ Crimea". Bán đảo Crimea đã sáp nhập vào Nga năm 2014 sau một cuộc trưng cầu dân ý công khai. Tuy nhiên, Ukraine và các nước phương Tây không công nhận điều này.
Phát biểu cùng ngày, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu đã chia sẻ những dự đoán hoàn toàn khác về diễn biến sắp tới trên thực địa ở Ukraine. Ông Shoigu nói: "Bất chấp hỗ trợ quân sự quy mô lớn từ phương Tây cho chính quyền Kiev và áp lực trừng phạt nhằm vào Nga, chúng tôi sẽ tiếp tục chiến dịch quân sự đặc biệt cho đến khi hoàn thành mọi mục tiêu đề ra".
Theo hãng thông tấn TASS, Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine ngày 24/2, sau khi Kiev không thực thi các điều khoản trong Thỏa thuận Minsk và tiếp sau đó là việc Moskva công nhận hai nước cộng hòa tự xưng Donetsk và Lugansk ở khu vực Donbass, miền Đông Ukraine.
Kể từ khi chiến sự bùng nổ, hai bên đã xúc tiến 4 vòng hòa đàm. Nga yêu cầu Ukraine chính thức tuyên bố nước này là một nước trung lập, không bao giờ gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), một liên minh quân sự do Mỹ đứng đầu.
Về phần mình, Kiev muốn được các nước đảm bảo an ninh trong tương lai, đồng thời phủ nhận thông tin Ukraine có kế hoạch giành lại hai vùng lãnh thổ Donetsk và Lugansk bằng vũ lực.
Hãng thông tấn Ukrinform của Ukraine dẫn phát biểu của Tổng thống nước này Volodymyr Zelensky khẳng định Kiev sẵn sàng nối lại tiến trình đàm phán giải quyết xung đột với Moskva sau khi các lực lượng của Nga quay trở lại vị trí như trước ngày 24/2 - thời điểm Nga mở chiến dịch.
Trong khi đó, hãng tin AFP dẫn lời trưởng đoàn đàm phán Nga Vladimir Medinsky ngày 22/5 tuyên bố Moskva cũng sẵn sàng nối lại tiến trình đàm phán, song cần có được sự nhất trí từ phía Kiev.
Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Belarusian TV, ông Medinsky nêu rõ: "Về phần mình, chúng tôi sẵn sàng tiếp tục đối thoại". Theo quan chức này, việc nối lại hòa đàm hiện phụ thuộc vào quyết định của phía Ukraine và "Nga chưa bao giờ khước từ những cuộc đàm phán".
Trước đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Alexei Zaisev hôm 6/5 cho biết tiến trình hòa đàm giữa Nga và Ukraine đang bị đình trệ. Ông nhấn mạnh các quốc gia thành viên của NATO bề ngoài tuyên bố ủng hộ sớm chấm dứt xung đột, nhưng đang làm mọi việc để không cho triển vọng đó trở thành hiện thực bằng cách tăng cường cung cấp vũ khí cho Ukraine với quy mô hàng tỷ USD.
Ngoại trưởng Ukraine và Nga đã gặp nhau ở Thổ Nhĩ Kỳ hồi tháng 3 vừa qua, tiếp sau đó là cuộc họp giữa các phái đoàn của hai bên tại Istanbul, song không thể mang lại những kết quả cụ thể. Hôm 17/5, trưởng đoàn đàm phán Ukraine Mykhaylo Podolyak cho biết tiến trình đàm phán với Nga đang "tạm ngừng", sau khi được tổ chức thường xuyên trong thời gian qua mà không đạt được bất kỳ tiến triển đáng kể nào.
Vụ chìm tàu du lịch Nhật Bản: Xác nhận ít nhất 10 người thiệt mạng Ngày 24/4, Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản xác nhất ít nhất 10 người thiệt mạng trong vụ tàu du lịch chở 26 người mất tích ngoài khơi bờ biển Hokkaido ở miền Đông nước này. Trực thăng cứu hộ tham gia tìm kiếm những người mất tích sau vụ chìm tàu du lịch ngoài khơi bờ biển Hokkaido, miền Đông...