Cuộc phiêu lưu tình ái của chàng giám đốc trẻ (P.3)
Tôi bắt đầu nhớ Mẫn, nhớ mùi hương nhè nhẹ vương trên mái tóc xoăn bồng mỗi khi tôi tựa vào vai cô ấy…
Câu chuyện kể về mối tình 7 năm giữa anh chàng giám đốc điển trai và Ngọc Mẫn. Họ gặp nhau trong một đêm bão tuyết tại nước Ý. Nhưng anh vẫn không tìm thấy sự đồng điệu bên người con gái suốt ngày “đầu ấp tay gối” này. Khi trở về Việt Nam, anh bất ngờ bắt gặp Trang Anh – cô gái xinh đẹp đang điều trị ở viện tâm thần. Và “cuộc phiêu lưu tình ái” của anh bắt đầu…
Tôi và Trang Anh có hẹn ăn tối cùng nhau. Trên thực tế, chúng tôi đang cố gắng đóng thật tốt, diễn thật tình cảm cho giới truyền thông xem. Chúng tôi dùng bữa với nhau, mọi thứ sắp đặt hoàn hảo tới chán ngắt. Đột nhiên cô ta hỏi tôi khi chiếc dao vẫn còn đặt trên mặt miếng bít tết:
- Người yêu anh chắc cũng biết chúng ta sắp đính hôn?
- Chuyện đó có vẻ không ảnh hưởng gì tới bữa tối hôm nay.
- Dù sao nếu cô ta là kẻ đào mỏ, chắc cũng sớm chấp nhận được thôi. Còn nếu cô ta yêu anh thật, chắc giờ này đang ngồi một xó nào đó và khóc.
- Cô dùng từ hơi bất lịch sự rồi.
– À Vậy sao? Xin lỗi nhé, tôi không để tâm tới điều đó. Nghe anh nói vậy chắc cô ta thuộc tuýp thứ hai.
- Sao cô không kể cho tôi về người yêu cô thay vì phán xét chuyện của người khác.
- Anh cứ yên tâm, cuộc hôn nhân này sẽ kết thúc nhanh chóng thôi. Bảo cô ta đợi một thời gian rồi tôi sẽ trả anh cho cô ta nguyên vẹn.
- Vậy sao?
- Chỉ cần tới lúc tôi làm xong việc cần làm, cuộc hôn nhân này sẽ chấm dứt. Sẽ sớm kết thúc thôi.
Nói tới đây, cô ta cho miếng bít tết vào miệng. Có vẻ cô ta đặc biệt hơn tôi từng nghĩ.
Mọi thứ về cô gái điên này đều mập mờ, khó hiểu (Ảnh minh họa)
- Hôm nay chúng ta dừng ở đây, cảm ơn vì bữa tối. – Trang Anh bất ngờ lên tiếng.
Video đang HOT
Tôi buông dĩa, cười khểnh. Cô ta là người đầu tiên khiến tôi có cảm giác bị dắt mũi một cách thảm hại. Tôi giật tay kéo cô ta ngồi xuống.
- Cô có thể bớt cái tính khí của đại tiểu thư trước mặt tôi được rồi đấy!
Cô ta ngước nhìn tôi, ánh mắt ngơ ngác khác hẳn với ánh nhìn ban nãy.
- Tôi nghĩ là tôi không nói gì đó quá khó hiểu.
- Nếu không phải làm màu trước mặt đám phóng viên ngoài kia thì hôm nay anh chết chắc rôi.
- Cô sẽ cho một ly rượu theo cách tạt thẳng vào mặt, một cái tát hay thêm một vết cắn hả đại tiểu thư?
- Đừng cố tỏ ra hiểu tôi hơn cả chính bản thân tôi. Có thời gian hãy đi an ủi cô gái của anh đi.
Tôi nhìn cô ta. Ánh mắt cô ta sắc lẹm chìm sâu trong làn nước trong veo và chưa bao giờ tôi thấy cô ta trở nên yếu đuối như vậy. Tôi buông tay cô ta ra. Trang Anh vẫn nhìn tôi thêm một lát rồi mới rời đi.
Tôi trở về nhà, kéo lỏng chiếc cà vạt, nằm sõng xoài trên ghế sô pha. Cuộc sống phức tạp hay con người vốn tham lam quá nên lúc nào tự bản thân cũng cảm thấy ngột ngạt và khó chịu. Tôi bắt đầu nhớ Mẫn, nhớ mùi hương nhè nhẹ vương trên mái tóc xoăn bồng mỗi khi tôi tựa vào vai cô ấy, nhớ những lần cô ấy ngại ngùng khi tôi đặt một nụ hôn lên má và nhớ về những giọt nước mắt của cô ấy hôm chia tay.
Tôi quá tồi tệ khi đánh cược tình yêu với thời gian. Cho đến khi tôi đi tìm, liệu cô ấy có còn ở đó chỉ để đợi tôi.
Trang Anh gọi điện thoại cho tôi khi quá nửa đêm. Tôi bắt máy nặng nhọc:
- Có chuyện gì vậy?
- Thật tốt quá khi vẫn có thể nghe thấy giọng anh như thế này. Hôm nay em trải qua nhiều chuyện lắm, em vừa cãi nhau với mẹ xong anh à. Mẹ nói anh chết rồi và anh chết là vì em.
Nói tới đây, cô ta cười phá lên, tiếng cười man rợn đủ khiến người khác rợn người.
- Cô say rồi, tôi cúp máy đây.
- Tại sao không muốn nói chuyện với em, em nhớ anh tới phát điên anh có biết không?
Tôi cúp máy và nằm trằn trọc không ngủ được. Đàn bà vẫn thường nặng tình hơn đàn ông, chia tay rồi, nhưng họ vẫn để bản thân sống với quá khứ quá nhiều. Vì thế, dẫu có là tổn thương, là đau đớn, là tuổi thanh xuân, họ vẫn cuộn mình mà lăn vào thứ tình yêu đã đi vào hồi kết, bám víu vào thứ sót lại cuối cùng là những kỉ niệm ảo ảnh có thể biến tan bất cứ lúc nào.
Tôi lại nghĩ về Mẫn, cô ấy cuối cùng vẫn chỉ là một cô gái yếu đuối mang trong mình đủ nỗi đớn đau mà chấp nhận rời xa tôi. Tôi sợ cô ấy cũng đang khóc, cũng giống như Trang Anh nặng tình mà dày vò bản thân, không có ai để giãi bày và chia sẻ. Tôi sợ cô ấy sẽ tìm vội một chỗ để dựa dẫm và bỏ rơi tình yêu ấy mãi mãi.
Tôi sợ đánh mất cô ấy nhưng tôi không thể đi tìm cô ấy và giữ khư khư làm của riêng. Mọi chuyện bắt đầu rắc rối, tôi và Trang Anh gần như bị trói chặt trong dây xích của hai chữ gia tộc. Trang Anh ngày một thất thường, không ai đóan biết được cô ta muốn làm gì vì mọi thứ thuộc về cô ta đều mập mờ và khó hiểu. Tôi chỉ biết cô ta đã từng yêu ai đó rất sâu đậm và giờ đang tìm một thứ gì đó thuộc về chàng trai kia.
Dạo gần đây, đêm nào cô ta cũng say, rồi gọi điện lảm nhảm với tôi những câu tương tự như nhau. Và như tôi đã nói, cô ta là người con gái đầu tiên hễ nhìn thấy tôi là khóc, cô ta cứ như vậy cho tới tận bây giờ.
(Còn nữa)
Dường như giữa tôi và người cũ của Trang Anh có điểm gì đó giống nhau, đến nỗi cứ mỗi lần Trang Anh nhìn thấy tôi lại khóc. Còn Mẫn, người con gái luôn yêu thương tôi vô điều kiện lại phải đau đớn rời xa tôi để tôi được hạnh phúc bên người mới. Nhưng liệu rồi Mẫn có tìm người đàn ông khác để khỏa lấp nỗi đau này không? Dù muốn Mẫn hạnh phúc nhưng tôi vẫn lo sợ sẽ mất cô ấy mãi mãi…
Theo Thu Trang/24h
Đau lòng cặp đôi "nhường" nhau nuôi con tật nguyền
Hai vợ chồng trẻ, ai cũng đưa ra lý do không đủ điều kiện để "nhường" quyền chăm sóc đứa con tật nguyền cho người kia.
Họ đến với nhau bằng tình yêu và bằng một đám cưới tràn đầy hạnh phúc. Thế nhưng, sau khi chung sống, hai vợ chồng đã nảy sinh nhiều bất đồng, dẫn đến mâu thuẫn dai dẳng. Không thể hòa hợp, họ quyết định gửi đơn ly hôn ra tòa án.
Thật đau lòng là trong phiên tòa, hai vợ chồng trẻ, ai cũng đưa ra lý do không đủ điều kiện để "nhường" quyền chăm sóc đứa con tật nguyền cho người kia. Cứ như vậy, người nọ đùn đẩy cho người kia trách nhiệm nuôi nấng đứa con tội nghiệp...
Gà trống nuôi con
Được biết, anh Lê Thành P. (SN 1981) nên duyên chồng vợ cùng chị Đinh Thị T. (SN 1989) từ năm 2009 (ở huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh). Mới đầu, hai vợ chồng sống với nhau rất hạnh phúc. Niềm hạnh phúc đó như được nhân đôi từ khi chị T. sinh được một cậu con trai đặt tên là L.P.H.. Thế nhưng, không may cháu H. sinh ra đã bị dị tật bẩm sinh (không đi được, không nói được). Những năm đầu, vợ chồng anh P. chị T. luôn dành sự chăm sóc tốt nhất cho con trai.
Tuy nhiên, cuộc sống không như ý, những bất đồng dần nảy sinh với họ. Đến năm 2011, hai vợ chồng thường xuyên xảy ra mâu thuẫn, cãi vã nhau. Nhiều lần cố gắng hàn gắn nhưng không thành, vợ chồng anh P. quyết định ly hôn để mỗi người có cuộc sống riêng được tốt hơn.
Anh Lê Thành P. và cháu L.P.H. (5 tuổi).
Lẽ thường, những bà mẹ khi ly hôn đều muốn dành quyền nuôi con nhưng chị T. lại không nằm trong số đó. Chị T. không nhận nuôi đứa con tật nguyền của mình nên cuối cùng anh P. phải nuôi. Trong căn nhà nhỏ nơi anh P. đang sống cùng bố mẹ, PV thấy đứa trẻ ú ớ ngồi chơi trong chiếc cũi. Bên cạnh cháu H. là một người đàn ông ngồi hướng đôi mắt bần thần nhìn ra cửa.
Qua lời giới thiệu của anh P., chúng tôi mới biết đó là bố đẻ của anh, ông mới bị tai biến cách đây không lâu. Sau biến chứng, giờ ông cũng chỉ đi lại chập chững như một đứa trẻ với cây gậy trong tay chứ cũng không làm được việc gì.
Anh P. trải lòng: "Kể từ ngày tôi lấy vợ đến nay đã là 6 năm và có được một cậu con trai 5 tuổi. Sau khi sinh được 6 tháng thì gia đình mới phát hiện cháu H. có những biểu hiện bất thường. Cháu khó khăn trong vận động như chậm lật, chậm nói... Từ đó tới giờ con tôi chỉ ngồi một chỗ, không thể đi lại cũng như không nói được. Mọi sinh hoạt của cháu đều phụ thuộc vào người thân".
Sau một thời gian, cuộc sống vợ chồng của hai người liên tục xảy ra mâu thuẫn, nhiều lần chị T. bỏ về bên ngoại ở xã Hương Thủy (huyện Hương Khê) sinh sống. Theo lời anh P., những lần bỏ nhà đi đó, chị T. không đoái hoài gì đến đứa con nhỏ.
Thương con, giận vợ, nhiều lần anh P. xuống nước năn nỉ vợ về chăm con nhưng chị T. vẫn "chứng nào tật nấy". "Cảm thấy cuộc sống hôn nhân không thể kéo dài được nữa nên đến ngày 1/10/2014, tôi quyết định viết đơn xin ly hôn để giải thoát cho cả hai, anh P. tâm sự.
Sau khi tiếp nhận đơn xin ly hôn của vợ chồng anh P., đến ngày 6/2/2015, tòa án quyết định đưa vụ án ra giải quyết. Ngay tại phiên tòa, anh P. cũng nêu ra lý do vì hoàn cảnh hay đi công tác nên khó có thể đưa cháu ra ngoài sống cùng được.
Nếu để ở nhà cho ông bà nội chăm sóc thì cuối tuần anh mới về thăm con được một lần, hơn nữa, hai người đều đã già cả, bệnh tật, khó có thể chăm sóc cho cháu H. được chu đáo. Ngoài ra, anh P. chấp nhận sẽ thực hiện việc cấp dưỡng cho cháu mỗi tháng 2 triệu đồng nếu vợ nuôi con nhưng chị T. không đồng ý.
Người mẹ này từ chối việc nuôi con và chỉ chấp nhận cấp dưỡng cho cháu mỗi tháng từ 500 ngàn đồng đến 1 triệu đồng. Nhiều lần thuyết phục vợ nuôi con không thành, lại thấy chị T. khăng khăng chối bỏ nên anh P. quyết định nhận chăm sóc và nuôi dưỡng con trai.
Hiện tại, cháu H. đang sống cùng ông bà nội, mọi sinh hoạt của cháu đều do bà chăm sóc. Tuy nhiên, bà cũng chỉ tranh thủ chăm sóc em vào những lúc rảnh rỗi. Mỗi buổi sáng, bà đi bán hàng ở ngoài chợ, đến giữa trưa mới tranh thủ về tắm rửa và cho cháu ăn uống. H. chỉ biết ngồi trong cái cũi chơi một mình với vẻ mặt ngây dại. Ngoài việc chăm sóc H., bà nội em còn phải lo cho ông nội vì căn bệnh tai biến kéo dài nhiều năm.
Anh P. cho biết thêm: "Ở nhà tôi, giờ hai người bệnh ngồi chăm nhau. Vì hoàn cảnh công tác xa nên từ khi nhận nuôi cháu, tôi cũng phải đi kiếm sống, một tuần chỉ tranh thủ về được vài ba lần, chứ không thể ở nhà mãi với cháu được. Gia đình chúng tôi cũng đã tính thuê người chăm sóc cả hai ông cháu nhưng chưa tìm được. Mọi việc trong nhà chỉ dựa vào mẹ tôi đã 70 tuổi vừa chạy chợ, vừa chăm chồng, chăm cháu".
Lạnh lùng tình mẫu tử
Sau khi phiên tòa kết thúc vào tháng Hai, chị T. buộc phải cấp dưỡng cho con mỗi tháng 1 triệu đồng kể từ tháng Sáu đến suốt đời. Thế nhưng theo lời anh P., cho tới thời điểm hiện tại, chị T. mới đến thăm con một lần và chưa hề cấp dưỡng một đồng nào cho cháu H..
Ông Phan Văn Tiến, Phó Chi cục trưởng chi cục Thi hành án huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh cho biết: "Sau khi ly hôn, chị T. về sống chung cùng với bố mẹ đẻ ở xã Hương Thủy, huyện Hương Khê. Từ khi bản án của Tòa có hiệu lực, chị T. không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng của mình với cháu H..
Trên cơ sở đó, cơ quan thi hành án đã có buổi làm việc và xác minh tài sản riêng của chị T. để yêu cầu thực hiện nghĩa vụ thi hành án. Nhưng qua xác minh, hiện trạng tài sản chị này chỉ có một chiếc xe máy đang sử dụng để đi lại thuộc quyền sở hữu của mẹ đẻ. Hiện, chị T. đang bán thuê tại quầy thuốc tây cho mẹ tại xã Hương Thủy. Với một người bán hàng thuê, chúng tôi khó có thể xác định thu nhập của chị T. là bao nhiêu".
Được biết, cách đây 5 tháng, chị T. đã kịp xây dựng tổ ấm mới cho mình. Liên quan đến nghĩa vụ thi hành án của chị T., anh P. cho biết: "Tôi cũng đã làm đơn đề nghị bên cơ quan thi hành án sớm xác minh tài sản và yêu cầu T. thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con". H.L Đau lòng đôi vợ chồng "nhường" nhau nuôi đứa con tật nguyền.
Theo 24h
5 lý do tuyệt vời "thôi thúc" bạn nên kết hôn sớm Những cặp đôi kết hôn trong độ tuổi 20 có xu hướng "quan hệ" thường xuyên hơn so với những cặp kết hôn muộn. Nhiều người cho rằng, kết hôn trong độ tuổi 20 là quá sớm. Đặc biệt, trong tiềm thức của người Việt Nam, đàn ông phải chín chắn, đạt được phong độ cao, ổn định trong sự nghiệp mới tính...