Cuộc phiêu lưu lịch sử của chiếc vòng đeo tay
Món phụ kiện nhỏ nhắn này có lịch sử cách đây hơn 7000 năm!
Đã từ rất lâu chiếc vòng tay dường như trở thành người bạn khá thân thiết với các bạn trẻ đặc biệt là các bạn nữ. Và như một thói quen mua sắm, bất cứ lúc nào bắt gặp một chiếc vòng tay được bày bán trên phố hoặc trung tâm thương mại thì bạn sẽ không ngần ngại chọn ngay một chiếc xinh xắn và hợp gout nhất.
Chiếc vòng tay dường như trở thành người bạn thân thiết của giới trẻ.
Yêu vòng tay là thế, nắm bắt xu hướng mới nhất là thế nhưng có bao giờ bạn biết về sự ra đời của chúng chưa?! Phải chăng vòng tay chỉ thực sự tồn tại từ mấy năm trở lại đây?! Hay tuổi thọ của chúng đến thời điểm này đã hơn hẳn số tuổi của bạn và rất nhiều người nữa cộng lại?
Chiếc vòng tay ngày nay có lịch sử từ rất lâu đời
Để có được vị trí ổn định trên con đường thời trang cho đến thời điểm này, chiếc vòng tay đã phải trải qua một giai đoạn khá dài để hoàn thiện hơn. Những chiếc vòng sơ khai được các nhà khảo cổ phát hiện ra rằng chúng tồn tại cách đây hơn 7000 năm ở Ai Cập cổ đại, Lưỡng Hà và Trung Quốc. Sau nhiều năm, đến nay chiếc vòng đã trở nên phổ biến và “xuất hiện” ở khắp nơi.
Nguyên liệu cấu tạo nên chiếc vòng thuở ban đầu khá thô sơ, tổ tiên loài người chỉ sử dụng lá cây, cỏ hoặc cành cây nhỏ để tạo nên. Từ khi xuất hiện, chiếc vòng tay đã có một sức mạnh rất mãnh liệt và tâm linh, người ta tin rằng nó sẽ mang đến cho chủ nhân niềm may mắn và hạnh phúc vĩnh hẳng trong cuộc sống. Mãi cho đến sau này, khi công nghệ thủ công phát triển hơn, chiếc vòng tay cũng từ đó được cấu tạo phức tạp hơn. Người ta đã biết dùng đến đồng và thau và đá ngọc thạch để đúc thành những chiếc vòng.
Cho đến thời đại đồ đồng khoảng 2000 – 1.400 trước công nguyên thì giá trị của chiếc vòng tay một lần nữa được khẳng định và tăng cao. Người ta dùng nó để làm thước đo sự giàu có và địa vị trong xã hội. Bắt đầu từ giai đoạn này, những ai mang trên tay chiếc vòng làm bằng vàng, bạc hoặc các thiết kế có đính đá, vỏ sò sang trọng thì sẽ được kính trọng. Không chỉ thế, những chiếc vòng cẩm thạch, đá quý còn được xem như vị thần y chữa bệnh cho con người, đặc biệt đối với Trung Quốc.
Các thiết kế đã bắt đầu cầu kì và có tính phân biệt giai cấp hơn.
Vào thời Ai Cập Cổ Đại những năm 2680 trước công nguyên, công nghệ trang trí vòng tay bằng đá quý bắt đầu được ưa chuộng. Những người thợ kim hoàn có tay nghề sử dụng các viên đá châu Phi để tăng thêm tính giá trị và sự sang trọng cho các thiết kế vòng tay. Mặc dù ở giai đoạn này, người ta xem vòng tay như một vật dụng linh thiêng và thường chôn theo người đã chết nhưng càng về sau, tác dụng của nó có phần thay đổi không còn như trước nữa. Người còn sống tin rằng chiếc vòng chôn theo người chết sẽ giúp người thân của họ trở nên đẹp hơn ở thế giới bên kia. Nên dù vẫn thực hiện nghi lễ cũ nhưng quan niệm thì có phần thay đổi nhiều.
Video đang HOT
Vàng là nguyên liệu chủ yếu được sử dụng, đạc biệt dành cho tầng lớp quý tộc.
Tại Hy Lạp, người cổ đại sử dụng vòng tay để đeo phía cánh tay trên và cả cánh tay dưới để trang trí và làm đẹp nhưng với những người lính, họ sử dụng khoanh vòng bằng da thú hoặc kim loại để đeo trên tay như một phần lễ phục không thể thiếu.
Vòng tay bao gồm cả đeo phía trên và phía dưới cánh tay.
Những tín đồ thời trang của La Mã lại thích những chiếc vòng phá cách cuộn tròn như biểu tượng của một con rắn. Họ tin rằng con rắn mang đến may mắn và là chúa tể của các biểu tượng thời trang khi đó.
Kiểu vòng tay rắn độc đáo được ưa chuộng thời La Mã
Từ giai đoạn này, xu hướng vòng tay được lan truyền rộng rãi và được các nước Châu Âu ưa chuộng. Đến thời Trung cổ thì vòng tay không còn dành riêng cho phụ nữ nữa mà đàn ông cũng chính là đối tượng của các nhà thiết kế.
Khi xu hướng vòng tay được lan truyền đến Châu Âu, những người phụ nữ xem đó chính là một phụ kiện thời trang không thể thiếu trong bộ sưu tập. Thế kỉ 17 là giai đoạn vòng tay có nhiều sự chuyển mình đáng ngạc nhiên. Các nhà thiết kế đã biết sử dụng dây dải ruy băng và các chất liệu đặc biệt để tạo nên những sản phẩm độc đáo nhất. Đến thế kỉ 19, chất liệu ngà voi và san hô bắt đầu được đưa vào sử dụng để tạo nên vòng tay.
Dây ruy băng và ngọc trai là sự kết hợp độc đáo vào thời điểm này.
Bước sang thế kỉ 20, các thiết kế có phần tinh tế và đòi hỏi cao hơn về chất lượng. Có thể xem đây là một cốt mốc quan trọng cho sự phát triển của vòng đeo tay. Các sản phẩm bắt đầu được chau chuốt về đường nét và nguyên liệu, người ta không còn chú trọng quá nhiều vào kiểu dáng nữa mà thay vào đó là chất lượng và ảnh hưởng của chiếc vòng được đeo trên tay. Kích thước của chiếc vòng cũng có phần mở rộng và cầu kì hơn trước.
Sau nhiều năm tháng thăng trầm đến nay chiếc vòng đeo tay đã hoàn thiện hơn về cả mẫu mã và chất lượng. Và ngày nay, khi bước ra phố ngoài bộ trang phục được trang bị kĩ lưỡng thì một chiếc vòng tay cũng không thể thiếu để giúp bạn trông hoàn hảo hơn. Bên cạnh các nguyên liệu truyền thống thì các nhà thiết kế hiện đại cũng đã bắt đầu sử dụng các loại vật liệu sáng tạo như thép xám, titan…Đồng thời, ngoài việc làm đẹp và mang tính thời trang, những chiếc vòng tay cũng bắt đầu được chú trọng hơn trong việc tạo ra sản phẩm bằng các nguyên liệu thân thiện với môi trường, gần gũi với thiên nhiên.
Bạc được xem như một “vị thần” giúp người Phương Đông “tránh gió” rất tốt.
Có khá nhiều kiểu dáng hiện đại dành cho chiếc vòng tay ngày nay, việc chọn một chiếc phù hợp phụ thuộc khá nhiều vào gout thẩm mỹ của bạn.
Chất liệu vải và len thắc bím đang là xu hướng thịnh hành được ưa chuộng.
Vòng tay chữ cũng là một xu hướng thịnh hành đang được ưa chuộng.
Vòng tay hạt dành cho các tín đồ đam mê phong cách lạ lẫm, cá tính.
Theo Eva
Fendi 'ghi điểm' tuyệt đối với lông thú
Chất liệu lông mềm mượt được NTK sử dụng cho vòng đeo tay, thắt lưng, giày và thậm chí là kính râm.
Những thiết kế đầu tiên của Fendi đã từng được ra đời với biểu tượng hai chữ cái "FF" nghĩa là "Fun Furs" - những bộ lông/da thú "vui vẻ". Theo thời gian, hai chữ cái này đã dần trở thành logo chính thức của nhãn hiệu thời trang tên tuổi này và xuất hiện trên tất cả các trang phục, phụ kiện của hãng. Và cho đến hôm nay, trong BST thứ 96, Karl Lagerfeld đang "khởi tạo" lại tất cả những thành công đầu đời của mình- như một minh chứng rõ ràng hơn cho tài năng quá đỗi thiên tài của ông trước toàn thế giới.
Những siêu mẫu của Fendi "mở màn" BST Thu-đông 2013 với kiểu tóc chỏm màu sắc và trang phục làm từ lông thú cao cấp.
Những đường sọc kẻ hay sự pha trộn màu sắc trong cùng một items khiến những thiết kế của Karl Lagerfeld vui mắt và ghi điểm tuyệt đối trong mắt công chúng.
Trong BST thu-đông 2013, những trang phục, phụ kiện lông thú lộng lẫy lại một lần nữa được xuất hiện trở lại trên sàn diễn của "ông trùm thời trang" Karl Lagerfeld. Mặc dù BST không hề vắng mặt chất liệu da quen thuộc, nhưng sự tham gia của chất liệu này chỉ như một lời thuyết phục rằng Fendi đang thật sự tập trung vào những bộ lông thú cao cấp. Chất liệu lông mềm mượt được NTK sử dụng trên các trang phục, túi xách, vòng đeo tay, thắt lưng, giày, boots và thậm chí là cả kính râm.
Sự có mặt của chất liệu da quen thuộc trong BST chỉ như một lời thuyết phục rằng Fendi đang thật sự tập trung vào những thiết kế từ lông thú.
Những siêu mẫu của Fendi cũng được "tút tát" lại với những chỏm tóc màu sắc lấy cảm hứng từ hình ảnh những chú cáo cách điệu và "đi kèm" một chú cú Furby tinh nghịch treo ngoài túi xách: "Trông họ như những sinh vật lạ trên sàn catwalk", "Tôi đã nghĩ tới những chú chim nhỏ".
Màu trắng được "ông trùm thời trang" sử dụng như một phương án hoàn hảo cho mọi gam màu đi kèm với điểm hút là những chiếc túi xách và chú cú Furby.
Cuối cùng, siêu mẫu Julia Nobis là người kết thúc show diễn của Fendi với áo khoác lông kết hợp các chi tiết dệt khá kì quái, như một lời "cảnh báo ngầm" cho xu hướng đích thực của năm 2013: thanh lịch, ngông cuồng và không kém phần "lập dị" - điều mà thời trang các mùa trước vẫn còn "e ngại".
Trang phục màu đen được làm mới với những "dải lông" ở phần cổ, cánh tay và eo.
BST thu-đông 2013 của Fendi khép lại với những thiết kế có phần "kì quái" báo hiệu sự nổi loạn của làng thời trang trong mùa thu 2013.
Theo Eva
Tất đẹp 'kéo dài' chân xinh Những đôi tất dài đủ màu đem lại vẻ gợi cảm và cũng có chức năng quan trọng là giữ ấm cho đôi chân của bạn. Một đôi tất được kết hợp ăn ý với trang phục về màu sắc, kiểu dáng và chất liệu sẽ giúp "kéo dài" đôi chân và làm thon gọn chân. Tất có màu tối, mờ đục và...