Cuộc “nổi loạn” đường phố của phụ nữ Arập-Xêút
Nhiều phụ nữ Arập-Xêút đã tự mình cầm lái ô-tô ra đường tham gia chiến dịch biểu tình chống quy định cấm phụ nữ lái xe.
Ngày 26/10, hơn 60 phụ nữ khắp Arập-Xêút đã tổ chức một cuộc “nổi loạn” bằng cách tự mình lái xe chống lại lệnh cấm phụ nữ ngồi sau tay lái của đạo Hồi và cuộc nổi loạn của họ vấp phải rất ít sự phản kháng từ phía cảnh sát.
Những người tổ chức chiến dịch này muốn phát đi một thông điệp rằng phụ nữ Arập-Xêút có quyền được lái xe như nam giới. Quy định cấm phụ nữ lái xe bắt nguồn từ cách diễn giải một điều luật của đạo Hồi có tên là Wahabbism, trong đó cảnh báo một cách tiêu cực rằng việc cho phép phụ nữ lái xe có thể làm tan rã xã hội Arập-Xêút.
Một phụ nữ Arập-Xêút ngồi tự mình lái xe tham gia chiến dịch biểu tình
Mặc dù không có quy định thành văn cấm phụ nữ lái xe ở Arập-Xêút, tuy nhiên nhà chức trách nước này không cấp bằng lái xe cho phụ nữ. Các nhà hoạt động cho biết những phụ nữ tổ chức lái xe biểu tình hôm thứ Bảy đều phải xin bằng lái xe ở nước ngoài.
Bà Aziza Youssef, một giáo sư ở Đại học Vua Saud cho biết chiến dịch biểu tình này đã nhận được 13 đoạn video và 50 tin nhắn từ những người phụ nữ trên khắp Arập-Xêút cho biết họ đang tự mình lái xe hoặc tuyên bố công khai là đã lái xe.
Video đang HOT
Cô May al-Sawyan, một nhà nghiên cứu kinh tế cho biết cô đã lái xe từ nhà tới thủ đô và đã đăng những hình ảnh mình ngồi sau tay lái lên mạng. Cô đã sẵn sàng để ngồi tù nếu bị cảnh sát bắt giữ, tuy nhiên cô vẫn cố tìm cách tránh xa xe cảnh sát để không bị phát hiện.
Chồng và gia đình của Sawyan đã chờ đợi ở nhà và lo lắng gọi điện cho cô. Trong chuyến đi “nổi loạn” này, một nữ phóng viên địa phương ngồi cùng xe với cô và không có bất kỳ người thân nam giới này, trái với phong tục ở đất nước này rằng phụ nữ khi đi đến nơi công cộng phải có người thân là nam giới đi cùng.
Cô Sawyan cho biết cô rất hạnh phúc và tự hào vì đã tham gia vào cuộc “nổi loạn” này và nói rằng nhà chức trách không có phản ứng gì quyết liệt đối với cô. Hiện không rõ là cảnh sát cố tình phớt lờ những phụ nữ lái xe hôm thứ Bảy hay chỉ đơn giản là không phát hiện ra họ.
Các nhân chứng cho biết cảnh sát đã không thiết lập bất cứ trạm kiểm soát hay chướng ngại vật nào để kiểm tra các tài xế nữ, và trên đường chỉ có lác đác một vài xe cảnh sát.
Trước khi chiến dịch này được tổ chức, nhà chức trách Arập-Xêút đã phát đi nhiều thông điệp cứng rắn. Một giáo sĩ nổi tiếng ở Arập-Xêút còn cho rằng các nghiên cứu khoa học cho thấy phụ nữ lái xe sẽ làm hỏng buồng trứng.
Cảnh sát cũng đã tuyên bố rằng họ sẽ ngăn chặn bằng vũ lực những người vi phạm “làm mất trị an”, tuy nhiên nhiều người lại coi thông điệp này là dấu hiệu chứng tỏ cảnh sát sẽ không cản trở gắt gao các tài xế nữ.
Trong cuộc lái xe biểu tình đầu tiên của phụ nữ Arập-Xêút được tổ chức vào năm 1990, nhà chức trách đã bắt giữ 50 phụ nữ ngồi sau tay lái. Những người này đã bị hủy hộ chiếu và bị mất việc. Năm 2011, khoảng 40 phụ nữ đã tự mình lái xe để phản đối việc cảnh sát bắt giữ một phụ nữ đăng hình ảnh mình cầm lái ô-tô lên mạng.
Sau cuộc biểu tình này, Arập-Xêút đã dần dần nới lỏng các quy định khắt khe của đạo Hồi đối với phụ nữ, cho phép phụ nữ được ứng cử và bầu cử, tuy nhiên quy định về lái xe thì vẫn không hề thay đổi.
Theo Washington Post
Arập Xê-út: "Phụ nữ lái xe sẽ hư buồng trứng"
Một giáo sĩ Arập Xê-út tuyên bố phụ nữ nước này không được lái xe vì như vậy sẽ làm hỏng buồng trứng và sinh ra những đứa con dị tật.
Một vị giáo sĩ ở Arập Xê-út đang khiến phụ nữ nước này phẫn nộ sau khi tuyên bố rằng phụ nữ sẽ có nguy cơ bị hỏng buồng trứng nếu ngồi sau vô-lăng để lái xe.
Theo đó, giáo sĩ Saleh bin Saad al-Lohaidan đã phát biểu rằng "các nghiên cứu sinh lý học" cho thấy lệnh cấm phụ nữ lái xe của Arập Xê-út là rất phù hợp.
Phụ nữ Arập Xê-út bị cấm lái xe vì sợ hỏng buồng trứng
Ông này nói: "Nếu một phụ nữ lái xe trong trường hợp không phải thực sự cần thiết, điều đó có thể gây những tác động tiêu cực về sinh lý học vì các nghiên cứu y khoa đã chỉ ra rằng nó ảnh hưởng đến buồng trứng và kéo xương chậu lên trên." Tuy nhiên ông này không đưa ra được bất cứ bằng chứng khoa học nào để chứng minh cho tuyên bố của mình.
Vị giáo sĩ này tiếp tục: "Đó là lý do tại sao chúng ta thấy nhiều đứa trẻ do các bà mẹ thường xuyên lái xe sinh ra bị các triệu chứng rối loạn lâm sàng ở các mức độ khác nhau."
Phát biểu của giáo sĩ al-Lohaidan được đưa ra trong bối cảnh phụ nữ Arập Xê-út đang kêu gọi chấm dứt quy định "bất thành văn" cấm phụ nữ lái xe ở nước này. Lời kêu gọi được phát ra trên Twitter này đã thu hút được hơn 11.000 người ủng hộ. Đây là nỗ lực mới nhất trong hàng loạt những chiến dịch vận động của phụ nữ nước này trong 2 thập kỷ qua để họ được phép ngồi sau vô-lăng.
Giáo sĩ al-Lohaidan tuyên bố ông hy vọng những người phụ nữ đòi hỏi quyền được lái xe sẽ suy nghĩ lại để "đưa lý trí lên trên trái tim, cảm xúc và lý tính."
Ở Arập Xê-út, mặc dù không được quy định thành văn bản nhưng trên thực tế chỉ có đàn ông mới được cấp giấy phép lái xe và được điều khiển xe hơi. Phụ nữ nước này nếu ngồi sau vô-lăng và bị cảnh sát phát hiện sẽ bị bắt giữ và bị phạt.
Theo BBC
Người Syria "có thể phải ăn cả xác chết để tồn tại" Các giáo sĩ Hồi giáo ở Syria vừa ra sắc lệnh cho phép người dân ở ngoại ô thủ đô Damascus ăn một số loại thịt mà trước đây vẫn bị cấm. Trẻ em tị nạn Syria đón lễ Eid-al-Adha tại trại Arbat ở tỉnh Sulaimaniya - Iraq. Ảnh: Reuters Những người theo đạo Hồi vốn không được phép ăn các loại thịt...