Cuộc mặc cả mới cho vị trí tổng thư ký Liên Hiệp Quốc
Nhiệm kỳ của Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc (LHQ) Ban Ki-moon, người Hàn Quốc, mãi đến cuối năm nay mới kết thúc và việc bầu người kế nhiệm sẽ diễn ra ở khóa họp Đại hội đồng LHQ vào mùa thu tới.
Cuộc chạy đua giành chiếc ghế do ông Ban Ki-moon để lại đã bắt đầu sôi động – Ảnh: AFP
Nhưng hiện tại, cuộc chạy đua giành chiếc ghế này đã bắt đầu sôi động. Các nước châu Âu đã lên tiếng đòi quyền cử người của họ. Lần cuối cùng một người châu Âu đảm trách cương vị Tổng thư ký LHQ là ông Kurt Waldheim, người Áo, từ 1972 – 1981.
Giữa các thành viên khác của LHQ dường như không có bất đồng quan điểm về việc một người châu Âu sẽ kế nhiệm ông Ban. Nhưng giữa các nước châu Âu với nhau lại không có sự nhất trí quan điểm về người đại diện, cụ thể là người này thuộc vùng nào của châu Âu hay đến từ quốc gia thuộc phe phái, tổ chức, liên minh liên kết nào ở châu Âu.
Video đang HOT
Sự bất đồng quan điểm này sẽ không đến nỗi khó khắc phục nếu như không có chuyện Nga có quyền phủ quyết mà một khi phụ thuộc vào Nga thì lại không thể tách rời thực trạng mối quan hệ chẳng tốt đẹp gì giữa Mỹ, EU và NATO với Nga. Mỹ và EU cùng một số đồng minh khác vẫn duy trì chủ ý cô lập Nga về chính trị, trừng phạt Nga về kinh tế. Nga có thể sử dụng quyền phủ quyết này để làm phá sản mọi chủ định nhân sự của EU. Tức là sẽ phải có cuộc mặc cả mới. Vừa rồi, phía Nga đã cho biết muốn một đại diện của các nước ở Đông Âu trở thành tổng thư ký mới của LHQ.
Mục đích của Nga trước hết là nhắc nhở các nước châu Âu rằng thỏa hiệp với Moscow trước còn hơn là sẽ bị phủ quyết sau ở LHQ, là phải “có đi có lại” mới đạt được mục đích. Đó cũng còn là cách Nga phân rẽ các nước Đông Âu với các nước Tây và Bắc Âu.
Thảo Nguyên
Theo Thanhnien
Cựu tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Boutros Boutros-Ghali qua đời
Cựu Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Boutros Boutros-Ghali, người giữ cương vị này từ năm 1992 đến 1996, vừa qua đời ngày 16.2 tại Ai Cập; ông mất ở tuổi 93.
Cựu tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Boutros Boutros-Ghali, đã qua đời ở tuổi 93 ngày 16.2.2016 - Ảnh: Reuters
Ông Boutros-Ghali, người Ai Cập, mất tại bệnh viện Al Salam ở Cairo hôm 16.2 theo giờ địa phương. Cơ quan thông tấn của Ai Cập MENA cho biết ông bị gãy chân và bị bệnh tim, thận. Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc với 15 thành viên đã tổ chức 1 phút mặc niệm để tưởng nhớ người đã lãnh đạo Liên Hiệp Quốc từ năm 1992 đến 1996.
Tổng thư ký Ban Ki-moon ra thông báo chia buồn trước cái chết của ông Boutros-Ghali và ca ngợi ông đã đưa tổ chức này vượt qua được "một trong những thời kỳ khó khăn và nhiều thách thức nhất trong lịch sử của Liên Hiệp Quốc", theo Reuters.
Thời kỳ ông Boutros-Ghali lãnh đạo Liên Hiệp Quốc xảy ra cuộc chiến ở Nam Tư cũ, nạn đói và diệt chủng ở châu Phi, tranh cãi về vai trò của lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc.
"Ông Boutros-Ghali đã cho thấy sự can đảm trước những thách thức, sẵn sàng đặt các vấn đề khó khăn cho các nước thành viên và đã khẳng định được tính độc lập của Liên Hiệp Quốc và Ban thư ký", ông Ban phát biểu.
Ông Boutros-Ghali xuất thân từ một gia đình giàu có và có truyền thống làm chính trị; ông là tổng thư ký LHQ đầu tiên từ châu Phi. Là một người Ai Cập, ông có thể xem mình như là người Ả Rập và người châu Phi. Là tổng thư ký đầu tiên sau thời kỳ Chiến tranh Lạnh, ông Boutros-Ghali rất thẳng thắn những cũng rất mực thước trong ngoại giao khi bình luận về tình trạng thế giới, theo Reuters.
Boutros-Ghali nổi tiếng với sự kiêu hãnh và gai góc, đã thực hiện nhiều cuộc cải tổ bộ máy hành chính của Liên Hiệp Quốc bằng cách cắt giảm nhân sự hoặc giáng chức nhiều quan chức, khiến ông có biệt danh "pharaoh" - người cai trị Ai Cập thời cổ đại.
Mỹ muốn ông cải cach nhiều hơn đối với Liên Hiệp Quốc nhưng đã không kiểm soát được người đàn ông cứng rắn này. Chính quyền Washington có nhiều bất đồng và tranh cãi với ông Boutros-Ghali trong thời gian ông giữ vị trí tổng thư ký Liên Hiệp Quốc.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Liên Hiệp Quốc lo ngại hậu quả vụ tử hình 47 người ở Ả Rập Xê-Út Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon quan ngại sâu sắc và lấy làm tiếc trước việc Ả Rập Xê-Út xử tử 47 người, trong đó có nhà thuyết giáo Shiite nổi tiếng Nimr al-Nimr. Ngươi biểu tình trước toà đại sứ Ả Rập Xê-Út ở Tehran, Iran tối 2.1, gương cao ảnh của nhà thuyết giáo Nimr al-Nimr bị Ả Rập Xê-Út xử...