Cuộc lùng bắt tù nhân vượt ngục của quản giáo già
Quản giáo Hùng một mình phóng chiếc Cub 81 cà tàng đi cả trăm cây số lần tìm tung tích tên phạm nhân to khỏe có thâm nhiên trong “nghề ăn trộm”. Gần 30 năm trong nghề, đây là những lần hiếm hoi anh rời trại, đi bắt tù vượt ngục.
Trung tá Bùi Văn Hùng, người quản giáo hơn 25 năm công tác ở trại giam Ninh Khánh (tỉnh Ninh Bình), có dáng người thanh mảnh, nước da đen giòn nắng gió nhưng giọng nói nhỏ nhẹ. Trông anh vừa giống một thầy giáo, vừa có nét giống kỹ sư nông nghiệp suốt ngày lăn lưng ngoài đồng ruộng. Là quản giáo nhưng công việc chính của anh lại gắn bó với khoai, lúa… để cảm hóa người lầm lỗi. Anh mừng khi biết những con người từng được anh giáo dục đã tạo lập được cuộc sống từ đôi bàn tay, song cũng nhiều đêm mất ngủ, trăn trở khi gặp “người cũ” quay lại trại giam. Anh bảo nghề quản giáo chẳng khác nào lái đò chở khách, đón người hư chở qua “bể trần ai”, rèn cho họ biết sống có mục đích nhưng chẳng được mấy ai nhớ.
Nhắc lại những chuyến bắt phạm nhân trốn trại, quản giáo Trung không thể quên lần truy tìm Ngô Văn Tới. Một kẻ phạm tội bắt đã khó, đằng này Tới là tù nhân vượt ngục, to khỏe gấp nhiều lần so với dáng vẻ khiêm tốn của anh.
Tới nhiều năm hành nghề trộm cắp ở các bến xe ở Thái Nguyên, Hưng Yên. Cuối năm 1995, Tới bị bắt. Về trại giam Ninh Khánh cải tạo, Tới luôn tỏ ra biết hối lỗi, chăm chỉ lao động. Một hôm, lợi dụng quản giáo điểm buồng muộn, anh ta bỏ trốn.
Được Ban Giám thị giao đi bắt kẻ đào tẩu, anh Hùng lo vì không phụ trách nên không rành lắm tính khí của kẻ này trong khi lý lịch hồ sơ về Tới thì ngắn gọn. Anh một mình đi xe máy tìm về nhà bố mẹ Tới ở Thái Nguyên theo địa chỉ ghi trong hồ sơ.
Trước cuộc viếng thăm đường đột của vị quản giáo, cha Tới hứa nếu con trai về nhà sẽ thuyết phục ra đầu thú. Ông buột miệng nói có khi Tới về xã Lực Điền, huyện Mỹ Văn (Hưng Yên), nhưng sau đó vội đính chính: “Nhưng chắc nó không về Lực Điền đâu, ở đó làm gì còn ai thân thiết”.
Video đang HOT
Bố Tới nhắc đi nhắc lại vài lần câu này khiến anh Hùng thấy không bình thường. Anh nhận định nếu Tới không về nhà tá túc hoặc xin tiền gia đình để trốn đi xa, chắc chắn sẽ về Lực Điền. Từ Thái Nguyên về Hưng Yên gần 100 cây số, không thể đi ngay trong đêm anh Hùng quyết định nghỉ lại.
Đêm đó, người quản giáo đi bắt tù trốn trại chẳng khác nào một anh xe ôm, vào hết hàng này quán nọ ở thành phố Thái Nguyên để tìm hiểu thông tin về Tới. Từ bà chủ quán, người lái xe ôm và thậm chí cả gái mại dâm bắt khách đêm… đều được anh khéo léo gợi chuyện hỏi han về Tới. Từ họ mà anh Hùng biết Tới chưa về Thái Nguyên. Mờ sáng hôm sau, anh Hùng đến Hưng Yên.
Khi xuống Lực Điền, việc đầu tiên là anh Hùng tới bến xe năm nào Tới từng nhiều lần gây án. Nhìn dáng bộ mệt mỏi của anh, bà chủ quán bia hỏi thăm: “Anh đi đâu mà phờ phạc thế?”. Anh Hùng giả bộ khổ sở: “Hôm qua tôi đi xe buýt bị móc mất tiền, mất cả giấy tờ, hôm nay quay lại xem có ai nhặt được giấy tờ thì xin chuộc. Hỏi khắp nhưng không ai nhặt được, họ bảo bọn thằng Tới lấy”. Bà chủ quán thật thà: “Tôi vừa nhìn thấy nó hôm qua. Nó khoe đi làm chủ đất ở Thái Nguyên, tưởng bỏ nghề móc túi rồi, ai dè vẫn chứng nào tật nấy”.
Cảm ơn bà chủ quán mau miệng, anh Hùng sang quán nước chè với ý định ngồi đón lõng Tới. Sau mấy câu trò chuyện xã giao, anh khẽ nói cho bà chủ quán biết mình là công an,đi bắt kẻ trốn trại, đề nghị giúp đỡ. Nhìn thấy tấm thẻ ngành, bà chủ quán lén đưa cho anh đoạn dây thừng rồi đồng ý. Theo đó, anh Hùng giả là khách bộ hành, ngồi quay mặt vào trong uống nước, còn bà chủ quán nếu nhìn thấy Tới sẽ ra ám hiệu bằng cách đứng lên đi ra ngoài.
Trong anh gợi lên tình huống, đây là quê của Tới nên chắc chắn hắn quen nhiều người, nếu không phản ứng nhanh, bất ngờ thì sẽ khó lòng bắt. Lúc này tới Công an huyện Mỹ Văn nhờ trợ giúp thì không kịp và rất có thể sẽ gây chú ý mà lộ thông tin. Vì vậy, anh quyết định chờ.
Đang trò chuyện, bà chủ quán chợt sững lại một giây, ngập ngừng rồi đứng dậy. Nhận ra ám hiệu, anh Hùng đứng lên, đi vượt lên phía trước tấm lưng to bè của một người đàn ông đội mũ lưỡi trai. Bằng thế võ nhanh, bất ngờ, quản giáo Hùng quật ngã anh ta xuống đất và trói tay lại.
Anh Hùng đưa Tới lên chiếc xe máy cà tàng của mình rồi phóng đi. Xe vừa chạy vào sân trụ sở Công an huyện Mỹ Văn thì chết máy vì hết xăng. Lúc này, anh Hùng thở phào nhẹ nhõm.
Xuất thân là lính trinh sát chuyên khám phá những vụ án kinh tế, anh Hùng bảo tâm lý của kẻ phạm tội chỉ thật thà với những điều quản giáo biết và tìm mọi cách giấu giếm những điều chưa “lộ”. Thế nên, người quản giáo luôn phải nắm bắt và cảnh giác. 25 năm gắn bó với trại giam, anh Hùng luôn nghĩ sự giản dị, chân đã làm nên cốt cách của người quản giáo luôn được đồng đội và phạm nhân quý trọng.
Theo Công lý
Theo VNE
Hơn 15.000 phạm nhân đủ điều kiện đặc xá dịp 2/9
Theo trung tướng Cao Ngọc Oánh, năm nay, căn cứ các điều kiện, tiêu chuẩn về xét đặc xá sẽ có hơn 15.000 phạm nhân đủ điều kiện.
Ngày 18/8, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn đặc xá đã đến kiểm tra công tác đặc xá năm 2013 tại Trại giam Ninh Khánh, tỉnh Ninh Bình. Sau khi kiểm tra tại các phân trại của trại giam, Phó Thủ tướng nhấn mạnh quá trình cải tạo và xem xét đặc xá, các trại giam, trại tạm giam phải làm rõ được chính sách nhân đạo, khoan hồng, nhân văn của Đảng và Nhà nước đối với các phạm nhân. Công tác xem xét đặc xá phải được rà soát chặt chẽ, bảo đảm công khai, dân chủ, công bằng.
Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm hỏi các phạm nhân ở Trại giam Ninh Khánh, Ninh Bình.
Đánh giá cao nỗ lực của Trại giam Ninh Khánh, Phó Thủ tướng lưu ý cán bộ, nhân viên công tác tại đây cần nỗ lực hơn nữa trong việc bảo đảm sinh hoạt, vệ sinh trật tự cho phạm nhân; đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các trại giam, chăm lo đời sống tinh thần của các phạm nhân.
Phó thủ tướng cũng yêu cầu đẩy mạnh công tác tuyên truyền, bác bỏ quan điểm sai trái về công tác đặc xá. Công tác tái hoà nhập cộng đồng phải được cả hệ thống chính trị và xã hội quan tâm thường xuyên. Các cấp, các ngành cần triển khai nghiêm túc Nghị định 80 của Chính phủ về tái hoà nhập cộng đồng. Chính quyền địa phương cần tạo điều kiện, quan tâm đến đời sống của người được đặc xá, tha tù như cho vay vốn để sản xuất, giới thiệu việc làm cho người được đặc xá để họ không tái phạm.
Theo Đại tá Phạm Hữu Học, Giám thị Trại giam Ninh Khánh, hiện trại đang giam giữ và cải tạo hơn 4.300 phạm nhân, trong đó có gần 750 là nữ.
Về việc xem xét công tác đặc xá theo quyết định của Chủ tịch nước, đơn vị đã khẩn trương quán triệt, phổ biến chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước đến các phạm nhân để phạm nhân tự liên hệ với bản thân, bình xét và bỏ phiếu kín. Mặt khác, đơn vị đã hướng dẫn cho các phạm nhân về nơi cư trú sau khi được đặc xá, làm chứng minh thư nhân dân và các thủ tục khác để tái hoà nhập cộng đồng.
Đến nay, Hội đồng xét đề nghị đặc xá đã tiến hành họp xét duyệt ban đầu cho 383 phạm nhân có đủ điều kiện. Sau đó, đơn vị đã niêm yết công khai danh sách số phạm nhân đủ điều kiện xét đặc xá để phạm nhân biết.
Trong khi đó, theo Trung tướng Cao Ngọc Oánh, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý trại giam và Hỗ trợ tư pháp (Tổng cục 8, Bộ Công an), năm nay, căn cứ vào các điều kiện, tiêu chuẩn về xét đặc xá, có hơn 15.000 phạm nhân đủ điều kiện để xem xét được hưởng đặc xá. Danh sách được trình Hội đồng Tư vấn đặc xá và Chủ tịch nước xem xét, quyết định nhân dịp Quốc khánh 2/9.
Tổng cục 8 và các trại giam, trại tạm giam đã triển khai nghiêm túc, khẩn trương, đúng điều kiện tiêu chuẩn đối với các phạm nhân được đặc xá. Quá trình đặc xá bảo đảm công khai, dân chủ, công bằng, bảo đảm đúng các tiêu chuẩn, không để sót người đủ tiêu chuẩn và để "lọt" người không đủ điều kiện, không để dư luận xấu về quá trình đặc xá.
Theo Chinhphu.vn
NÓNG 24h: Trai làng 19 tuổi say rượu hiếp dâm cụ bà 64 Vụ hiếp dâm xôn xao dư luận huyện miền núi Hòa Bình, nam thanh niên cầm 2 con dao tự cắt cổ là những tin tức nóng nhất 24h qua. Cánh đồng nơi xảy ra vụ hiếp dâm 9X hiếp dâm cụ bà 64 giữa đồng vắng Hồi 14h30 ngày 24/7, tại xóm Gại xã Hữu Lợi xảy ra vụ án hiếp dâm...