Cuộc khủng hoảng Ukraine sẽ ảnh hưởng “không tưởng” đến thế giới
Cuộc khủng hoảng đang diễn ra tại Ukraine có thể sẽ trở thành cuộc xung đột lớn nhất thế kỷ giữa các cường quốc hàng đầu thế giới. Nó sẽ có có những tác động “không tưởng” đến thị trường tài chính toàn cầu và mua bán năng lượng.
Người biểu tình ủng hộ Nga chiếm đóng một tòa nhà chính phủ ở Donetsk tạimiền đông Ukraine, ngày 9/4
Chính phủ Đài Loan, hiện đang bị nhấn chìm trong cuộc tranh cãi liên quan đến các hiệp định thương mại dịch vụ xuyên eo biển. Chúng bị bỏ dở và bị ảnh hưởng bở cuộc khủng hoảng Ukraine
Nếu họ nhận thấy việc chiếm đóng kéo dài 24 ngày của các sinh viên biểu tình thuộc Lập pháp Viện gây tổn hại đáng kể đến chính trị, kinh tế, xã hội và thậm chí cả các hộ gia đình của Đài Loan, thì cuộc khủng hoảng ở Ukraine có khả năng sẽ làm thay đổi trật tự chính trị và kinh tế toàn cầu hiện nay. Đó là một thực tế chúng ta không thể bỏ qua.
Ukraine là nền kinh tế lớn thứ 38 trên thế giới. nước này chỉ nắm giữ hơn 30 tỉ USD trong dự trữ ngoại hối và các đối tác thương mại được giới hạn trong khu vực như Nga và Liên minh châu Âu. Nếu nền kinh tế của Ukraine sụp đổ, thì tác động trực tiếp sẽ không gây hậu quả lớn như cuộc khủng hoảng nợ của Bồ Đào Nha, Ý, Ireland, Hy Lạp và Tây Ban Nha như chúng ta được biết trong năm 2011. Tuy nhiên, nếu có sự can thiệp của những cường quốc hàng đầu thế giới thì cuộc khủng hoảng có thể tiếp tục làm khuấy động xung đột quân sự và ngoại giao đồng thời dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính lớn.
Xung đột leo thang có khả năng làm đảo ngược trật tự quốc tế được thành lập sau Bức tường Berlin bị sụp đổ vào tháng 10 năm 1989.
Video đang HOT
Sau khi Nga can thiệp, bán đảo Ukraine đã sáp nhập vào Nga. Chính quyền Obama áp đặt một loạt các biện pháp trừng phạt mới đối với nước Nga. Tổng thống Obama cho rằng, nền kinh tế của Nga đang bị suy giảm với tốc độ nhanh chóng nên trừng phạt kinh tế và tài chính là những “vũ khí” tốt nhất để buộc ông Putin phải “đầu hàng”.
Ukraine và Nga chia sẻ rất nhiều vấn đề tương tự mà cả hai bên phải đối mặt trong 3 năm qua, chẳng hạn như các vấn đề về cấu trúc của nền kinh tế và chính thể đầu sỏ, cũng như việc suy thoái kinh tế, nợ nước ngoài, lạm phát nghiêm trọng và vị thế của các công ty trên thị trường thế giới bị mất niềm tin.
Chính quyền Obama và Liên minh châu Âu hy vọng sẽ kết thúc 15 năm cai trị của tổng thống Putin thông qua những cơ hội được tìm kiếm trong thời gian khủng hoảng này. Nhưng ông Putin lại thấy đó chính là cơ hội tốt cho Nga. Ông nắm giữ quyền lực rất lớn tại Nga và có thể dựa vào tình đoàn kết dân tộc để chống lại Mỹ và châu Âu.
Nhiều quan chức EU và Mỹ cho rằng thế giới sẽ được chứng kiến một cuộc chiến tranh lạnh mới giữa Mỹ và Nga, ảnh hưởng đáng kể đến phục hồi kinh tế và thương mại toàn cầu.
Thị trường tài chính toàn cầu đã biến động rất nhiều kể từ tháng 3 năm nay. Ngoại trừ một vài nước như Đài Loan và Hàn Quốc, dòng chảy vốn từ thị trường mới nổi đang tiếp tục.
Châu Âu, Hoa Kỳ, Nga và Trung Quốc thực hiện những kế hoạch chiến lược cho thời kỳ Chiến tranh Lạnh mới. Việc cung cấp năng lượng của Nga sang EU chắc chắn sẽ thay đổi, trong khi đó Trung Quốc sẽ không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc đứng về phía Nga. Dự trữ ngoại hối lớn và các quỹ bảo hiểm nhân thọ của Đài Loan sẽ phải đối mặt với áp lực phân chia tài sản. Đài Bắc không thể bỏ qua những tác động lâu dài của cuộc xung đột đang leo thang tại Ukraine.
Mai Hường (dịch)
Theo Vietbao.vn
Kim Jong Un lại trêu ngươi các cường quốc?
Một cơn địa chấn vừa xảy ra ở ngoài khơi bờ biển Triều Tiên ngày hôm qua (1/4). Thông tin này làm dấy lên mối quan ngại về việc Nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong Un có thể đã thực hiện lời đe dọa tiến hành một vụ thử hạt nhân kiểu mới. Phải chăng, ông Kim Jong Un lại dùng hạt nhân để trêu ngươi các cường quốc?
Ảnh minh họa
Theo Cơ quan Khảo sát Địa chấn Mỹ (USGS), họ đã phát hiện một trận động đất khoảng 5 độ richter ở khu vực cách bán đảo Triều Tiên khoảng hơn 100km lúc khoảng 3h48 theo giờ địa phương (tức khoảng 14hh48 chiều qua theo giờ Hà Nội).
Trận động đất diễn ra chỉ hai ngày sau khi Triều Tiên vừa gây sốc bằng lời đe dọa sẽ tiến hành một vụ thử hạt nhân theo hình thức mới. Cơn địa chấn cũng diễn ra một ngày sau khi Triều Tiên và Hàn Quốc vừa nổ súng vào nhau ở gần biên giới biển tranh chấp, đẩy căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên leo thang nhanh chóng.
Độ mạnh của trận động đất ngày hôm qua tương tự như độ mạnh 5,1 độ richter của trận động đất được ghi nhận ở dãy núi Triều Tiên trong vụ thử hạt nhân hồi tháng 12 năm 2012 của nước này.
Tuy nhiên, vị trí của cơn địa chấn mới nhất ở độ sâu gần 17km dưới biển cho thấy, đây không phải là trận động đất do một vụ thử hạt nhân gây ra, tờ Daily Telegraph nhận định.
Sở dĩ một cơn địa chấn ở Triều Tiên có thể khiến các cường quốc giật mình lo lắng đến vậy là vì trước đó, cùng ngày, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc đã thông báo một tin gây sốc, theo đó CHDCND Triều Tiên thực sự đã hoàn tất mọi bước chuẩn bị cần thiết cho một vụ thử hạt nhân mới.
Phát biểu tại một cuộc họp báo định kỳ hôm 1/4, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Hàn Quốc Kim Min-seok cho hay, Bình Nhưỡng đã sẵn sàng để tiến hành vụ thử hạt nhân thứ 4 và hoạt động này chỉ còn chờ lệnh từ giới lãnh đạo cấp cao.
Những ngày gần đây, sóng gió lại nổi lên trên bán đảo Triều Tiên sau khi Bình Nhưỡng tiến hành một cuộc tập trận bắn đạn thật nhằm trả đũa cuộc tập trận chung giữa Mỹ và Hàn Quốc. Những quả đạo pháo của Triều Tiên đã rơi vào vùng lãnh hải tranh chấp với Hàn Quốc, khiến lực lượng Hàn Quốc bắn đáp trả. Cuộc "đọ pháo" nóng bỏng đó đã khiến chảo lửa trên bán đảo Triều Tiên lại một lần nữa "bùng cháy". Hai bên lại liên tiếp tung vào nhau những lời đe dọa, cảnh báo sắc lạnh.
Seoul vừa cho biết, nước này cũng đang điều tra một chiếc máy bay do thám không người lái rơi trên một trong những hòn đảo của họ. Hàn Quốc cho hay, họ đang tìm hiểu xem liệu đó có phải là máy bay của Triều Tiên hay không. Chiếc máy bay không người lái đã rơi xuống đảo Baengnyeong lúc khoảng 4h chiều ngày 31/3 khi Triều Tiên và Hàn Quốc còn đang nã hàng trăm quả đạn pháo vào nhau.
Kiệt Linh - (theo DM)
Theo_VnMedia
Phương Tây chính thức loại Nga khỏi G8 Tổng thống Mỹ Barack Obama và lãnh đạo các cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới ngày 24/3 đã quyết định hủy hội nghị thượng đỉnh G8 sắp tới tại Nga, nhằm tăng cường cô lập Mátxcơva vì can thiệp vào cuộc khủng hoảng tại Ukraine. Các lãnh đạo G7 nhóm họp tại Lahay, Hà Lan ngày 24/3. Sau các cuộc họp...