Cuộc khủng hoảng tuyệt chủng các loài sinh vật bản địa Australia
Ngày 28-10, hơn 240 nhà khoa học hàng đầu Australia đã gửi một bức thư ngỏ gửi Thủ tướng Scott Morrison. Theo báo Guardian, trong thư, các nhà khoa học cảnh báo nhiều loài sinh vật bản địa Australia đã biến mất với “tốc độ đáng báo động”.
Một trong những loài thú có túi đang bị đe dọa tuyệt chủng ở Australia
Trong số này, có 3 loài bị tuyệt chủng vào thập niên trước và 17 loài khác đang có nguy cơ tuyệt chủng trong vòng 20 năm tới. Đã có hơn 1.800 động thực vật Australia được chính thức liệt vào danh sách bị đe dọa tuyệt chủng, nhưng các nhà khoa học cho rằng đây là một sự đánh giá thấp.
Bức thư nêu rõ cuộc khủng hoảng tuyệt chủng các loài bản địa là kết quả tất yếu của việc môi trường sống bị hủy hoại, xuất hiện các loài xâm lấn, nạn cháy rừng, bệnh tật và thiệt hại do biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, luật hiện hành của Australia không được sửa đổi, cập nhật liên tục và không hiệu quả trong việc giám sát các nguy cơ nói trên. EPBC được ban hành từ năm 1999, nhưng mới chỉ được sửa đổi, bổ sung một lần duy nhất trong một thập niên vừa qua. Các nhà khoa học cho rằng việc luật không được cập nhật đã góp phần phá hủy 7,7 triệu ha môi trường sống của các loài bị đe dọa.
Chính phủ Australia đang đầu tư đáng kể vào các chương trình phục hồi môi trường và chăm sóc đất để thúc đẩy đa dạng sinh học và tăng cường nơi trú ẩn an toàn cho các loài sinh vật bản địa. Những khu vực bảo vệ môi trường bản địa đã được mở rộng thêm 27% lên mức 100 triệu ha, nhằm thiết lập các khu bảo tồn ở lãnh thổ phía Bắc và các bang Queensland và Nam Australia. Trước đó, Thượng viện Australia đã triển khai chương trình “Khủng hoảng động vật tuyệt chủng của Australia” nhằm tìm hiểu và nghiên cứu sự suy giảm liên tục của gần 500 loài đang bị đe dọa và sự ảnh hưởng của EPBC với những vấn đề này, từ đó làm căn cứ cho các đánh giá sắp tới, khi chính phủ đệ trình các báo cáo về EPBC.
KHÁNH HƯNG
Theo sggp.org.vn
Sự thật hiển nhiên nhưng ít người biết về đấu trường La Mã
Với sức chứa 50.000 khán giả, đấu trường La Mã là nơi diễn ra những cuộc chiến đẫm máu giữa các đấu sĩ với nhau hay với động vật... đã trở thành thú vui của người dân ở La Mã thời cổ đại.
Video đang HOT
Vào năm 86 sau Công nguyên, đấu trường La Mã được đổ đầy nước để tổ chức một trận hải chiến với quy mô giống như thật. Theo đó, hàng ngàn người tham gia trận chiến chia làm 2 phe. Chỉ khi một bên tiêu diệt toàn bộ quân số đối thủ thì trận chiến mới kết thúc.
Đấu trường La Mã nổi tiếng là nơi diễn ra những cuộc chiến sinh tử giữa các võ sĩ giác đấu. Nhiều đấu sĩ chết trong các trận chiến để mua vui cho khán giả.
Nếu một đấu sĩ sống sót qua các cuộc chiến cho tới khi đủ tuổi nghỉ hưu thì họ sẽ được tặng một thanh gươm gỗ gọi là rudis như một vật kỷ niệm ngày chia tay.
Các chuyên gia đã phát hiện 684 loài thực vật tại đấu trường La Mã. Trong số này nhiều loại hạt giống được đưa đến đấu trường thông qua phân của các loài động vật ở những vùng lãnh thổ xa xôi.
Khán giả đến xem các trận đấu hấp dẫn ở đấu trường La Mã thời cổ đại đều nhận được một phiếu giống như vé tới sân vận động ngày nay. Phiếu đó ghi rõ số cổng, số tầng, số khu và số hàng ghế mà họ được ngồi.
Theo ước tính, khoảng 500.000 người và hơn 1 triệu động vật bị diết tại đấu trường La Mã.
Lịch sử ghi nhận chỉ riêng buổi lễ khánh thành đấu trường La Mã kéo dài trong hơn 100 ngày, hơn 9.000 động vật bị diết chết.
Người La Mã thời cổ đại còn tổ chức các màn "ân ái" kỳ quái của con người với động vật ở đấu trường La Mã. Trong số này nổi tiếng là việc con người "mây mưa" với một con bò tót trước sự theo dõi của hàng ngàn khán giả.
Loài voi Bắc Phi bị tuyệt chủng do người La Mã cổ đại sử dụng chúng trong các cuộc chiến đẫm máu tại đấu trường La Mã.
Tâm Anh
Theo Kiến thức
Ảnh chế: MU "hít khói" Liverpool trên bảng xếp hạng ngoại hạng Anh Với phong độ tồi tệ của mình từ đầu mùa giải, MU bây giờ đang "hít khói" top 4 trên bảng xếp hạng ngoại hạng Anh. Manchester United "hít khói" Liverpool trên bảng xếp hạng ngoại hạng Anh. Có trận hòa trước Liverpool, MU bỏ xa nhóm xuống hạng 2 điểm. Với hiệu suất 1 năm 1 bàn thì đến bao nhiêu tuổi...