Cuộc ‘khủng hoảng nhân sự’ trong Bộ Ngoại giao Mỹ
Bộ Ngoại giao Mỹ đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nhân viên gây ảnh hưởng đến chất lượng của chính sách đối ngoại của Washington, đặc biệt là ở châu Phi.
Một chiếc xe của cảnh sát đậu phía trước Đại sứ quán Mỹ ở Nam Phi. Ảnh: AFP
Sự thiếu hụt nhân lực trầm trọng tại các đại sứ quán Mỹ ở một số quốc gia châu Phi đã ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại của Washington trong vài năm qua, tờ Foreign Policy đưa tin, nhấn mạnh một điểm yếu của Mỹ mà Nga và Trung Quốc có thể khai thác ở những nơi có tầm quan trọng chiến lược và lợi ích đối với các cường quốc.
Các thông tin nội bộ cho thấy đại sứ quán Mỹ ở Sudan thường xuyên không đủ nhân viên. Khoảng một nửa nhân viên tại đại sứ quán Mỹ ở Niger đã bị “bỏ trống” trong những tháng gần đây. Trong khi đó, cơ quan đại diện ngoại giao của Mỹ tại Burkina Faso chưa được đảm bảo đến 30% và 20% bị bỏ trống ở Mali.
Hiện các quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ đảm bảo rằng họ đang tích cực làm việc để lấp đầy những khoảng trống trong các đại sứ quán Mỹ ở châu Phi và tìm cách đưa ra các ưu đãi tài chính hấp dẫn hơn cho những người đi công tác tại châu lục này, đặc biệt là đối với các quốc gia có an ninh đầy biến động.
Nhưng “tình trạng thiếu hụt trầm trọng và dai dẳng” về nhân sự ở châu Phi đã khiến Quốc hội Mỹ chú ý. Quốc hội Mỹ đặc biệt chỉ trích trước việc cơ quan hành pháp đã đầu tư nhiều vào lĩnh vực an ninh của một số nước châu Phi trong những năm qua, nhưng giờ thậm chí không tìm được người đại diện ngoại giao.
Video đang HOT
Thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ Bob Menendez nói: “Điều này tạo ra những trở ngại cho khả năng duy trì sự cân bằng giữa các chương trình an ninh và các chương trình giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của chủ nghĩa cực đoan và bất ổn chung”.
Các quan chức ngoại giao đương nhiệm và đã nghỉ hưu Mỹ cho biết, một yếu tố dẫn đến cuộc khủng hoảng nhân sự là cơ cấu khuyến khích hiện tại không cho phép trẻ hóa các phái đoàn ngoại giao. Ở một số vị trí, gia đình và vợ/chồng của các nhà ngoại giao không được phép tháp tùng vì lý do an ninh. Ở một số địa điểm, các thành viên trong gia đình có thể gặp khó khăn khi tìm việc làm hoặc không thể tìm được trường học bình thường cho con em của họ.
Theo các chuyên gia, điều này ảnh hưởng một phần đến quyết định của các nhà ngoại giao chuyên nghiệp, không muốn nhận nhiệm vụ ở những nơi có vấn đề như đã nêu ở trên, chẳng hạn như họ sẵn sàng đăng ký nguyện vọng với vị trí thấp tại đại sứ quán Mỹ ở Nam Phi, thay vì ứng tuyển vào vị trí cao hơn ở Mali hoặc Sudan.
Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ về các vấn đề châu Phi Molly Fee thừa nhận rằng các vấn đề về nhân sự ảnh hưởng đến chất lượng của chính sách đối ngoại. Bà Molly Fee nói: “Chúng tôi sẽ có ảnh hưởng hơn và hiệu quả hơn nếu chúng tôi có nhiều nguồn nhân lực hơn”.
Bộ Ngoại giao Mỹ đã phải đối mặt với các vấn đề tương tự ở Iraq và Afghanistan. Sau đó, Bộ này đã phải đưa ra mức lương cao hơn cho các nhà ngoại giao, cho phép thời hạn phục vụ ngắn hơn và họ có thể được thăng chức nhanh chóng. Hiện các đại sứ quán Mỹ ở một số nước châu Phi chưa có quy định khuyến khích như vậy.
Mỹ "mở đường mới" để chuyển vũ khí cho Ukraine
Quốc hội Mỹ đã phê chuẩn giấy phép xuất khẩu vũ khí cho Estonia, Latvia và Lithuania, động thái sẽ mở đường cho phép các quốc gia này chuyển giao vũ khí có xuất xứ từ Mỹ cho Ukraine.
Binh sĩ Ukraine với tên lửa chống hạm Javelin do Mỹ sản xuất (Ảnh: Reuters).
CNN ngày 20/1 dẫn lời một quan chức Nhà Trắng, một quan chức Bộ Ngoại giao và một phụ tá Quốc hội xác nhận thông tin trên.
Động thái này diễn ra trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden cảnh báo Nga có thể "động binh" với Ukraine, dù Moscow liên tục bác bỏ, và Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cảnh báo rằng Điện Kremlin có kế hoạch điều thêm binh sĩ đến khu vực ngay gần biên giới Ukraine.
Theo giới quan sát, việc Quốc hội Mỹ thông qua việc cấp phép vũ khí là tín hiệu cho thấy Washington đang muốn gây áp lực mạnh hơn nữa và cảnh báo Moscow sẽ phải trả giá đắt nếu tấn công Ukraine.
Trong một tuyên bố về động thái này, Bộ Ngoại giao Mỹ viện dẫn "sự phối hợp chặt chẽ với các nước châu Âu và Ukraine". "Các đồng minh châu Âu đã có những gì họ cần để có thể hỗ trợ an ninh cho Ukraine trong những ngày và tuần tới", một người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ cho hay.
Theo người phát ngôn trên, Mỹ đã liên hệ chặt chẽ với các đối tác Ukraine và các đồng minh trong khối NATO về vấn đề này, cũng như sử dụng tất cả các công cụ hợp tác an ninh bao gồm xúc tiến việc chuyển giao ủy quyền thiết bị xuất xứ Mỹ từ các đồng minh và đối tác khác thông qua quy trình chuyển giao bên thứ ba.
Hiện chưa rõ khi nào vũ khí Mỹ sẽ được chuyển giao đến Ukraine.
Đầu tuần này, Ngoại trưởng Mỹ Blinken đã đến thăm Ukraine, nơi các quan chức nước chủ nhà đã cảm ơn về sự hỗ trợ an ninh của Washington.
Vào cuối tháng 12/2021, chính quyền ông Biden cũng đã thông qua khoản hỗ trợ an ninh bổ sung 200 triệu USD cho Ukraine, cho phép vận chuyển các thiết bị phòng thủ bao gồm vũ khí nhỏ và đạn dược đến cho Kiev.
Nhưng sau khi nhiều cuộc họp giữa Mỹ, NATO, các quan chức châu Âu và quan chức Nga kết thúc vào tuần trước mà không có bất kỳ đột phá đáng kể nào, Nhà Trắng bắt đầu cân nhắc hỗ trợ quân sự nhiều hơn cho Kiev, trong bối cảnh lo ngại nguy cơ bùng nổ chiến tranh.
Tuy nhiên, Tổng thống Biden đã loại trừ việc điều lực lượng quân đội đến Ukraine nếu Nga hành động quân sự với nước này.
Vấn đề nổi bật trong cuộc điện đàm giữa Ngoại trưởng Mỹ và đồng cấp Ukraine Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 17/8, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Ukraine Dmytro Kuleba trao đổi về việc Washington tiếp tục hỗ trợ các nhu cầu quốc phòng của Kiev, cũng như kế hoạch của Ukraine tổ chức các hoạt động mừng Quốc khánh vào ngày 24/8 tới. Ngoại trưởng Mỹ Antony...