Cuộc khủng hoảng kháng sinh mới
Các công ty dược sản xuất kháng sinh có nguy cơ phá sản do khó thu hồi vốn và không mặn mà nghiên cứu kháng sinh mới.
Ảnh minh họa
Những công ty khởi nghiệp về kháng sinh như Achaogen và Aradigm (Mỹ) thì hoạt động cầm chừng, những tập đoàn dược phẩm như Novartis và Allergan đã rút khỏi lĩnh vực này, còn nhiều công ty khác đứng trước nguy cơ mất khả năng thanh toán nợ.
Thậm chí, một trong những nhà phát triển kháng sinh lớn nhất nước Mỹ là Melinta Therapeutics cũng cảnh báo các cơ quan quản lý rằng công ty này sắp cạn tiền. Nếu không có giải pháp, điều này đồng nghĩa với việc họ phải tuyên bố phá sản.
Tiến sĩ Helen Boucher, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Y tế Tufts, bang Massachusetts, (Mỹ) nhận định, cần phải cảnh báo tới mọi người về cuộc khủng hoảng này.
Các công ty đã đầu tư hàng tỷ USD để phát triển các loại thuốc kháng sinh mới, nhưng lại chưa tìm được đầu ra cho sản phẩm. Vấn đề nằm ở chỗ, hầu hết các loại thuốc kháng sinh được kê đơn dùng trong vài ngày hoặc vài tuần, chứ không phải thuốc điều trị mạn tính như tiểu đường hay viêm đa khớp… nên nhiều bệnh viện không sẵn lòng trả giá cao cho các liệu pháp mới.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, sau nhiều năm xuất hiện những cảnh báo chống lại việc lạm dụng thuốc kháng sinh, không ít bác sĩ miễn cưỡng kê đơn các loại thuốc mới. Nhiều nhà thuốc của bệnh viện lại phát thuốc kháng sinh rẻ dù loại thuốc mới hiệu quả hơn nhiều. Chính những điều này đã làm hạn chế khả năng thu hồi vốn đầu tư của những công ty đã nghiên cứu thuốc và nỗ lực để được cơ quan quản lý cấp phép. Trong những năm 1980, có đến 18 công ty dược phẩm lớn phát triển các loại thuốc kháng sinh mới nhưng nay chỉ còn 3 đơn vị.
Do thiếu vốn nên các công ty cũng không mặn mà đầu tư nghiên cứu. Trong vòng 20 năm qua, họ chỉ cho ra vỏn vẹn 2 nhóm kháng sinh mới. Đa phần các loại thuốc mới lại là biến thể của những loại hiện có.
Báo cáo của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết, hàng năm có tới 2,8 triệu ca bệnh và 35.000 bệnh nhân tử vong do kháng kháng sinh.
Trong khi đó, Liên Hợp Quốc ước tính số ca tử vong trên toàn cầu do những loại vi khuẩn trên có thể lên tới 10 triệu người vào năm 2050 nếu thế giới không có các liệu pháp mới.
Minh Ngân
Theo New York Times/VNE
Nữ bệnh nhân hồi phục sau 22 năm bị viêm khớp dạng thấp
10 năm gần đây không thể tự chải tóc hay tự mình cầm bát cơm để ăn, bệnh nhân nữ 38 tuổi bị viêm khớp dạng thấp 22 năm qua đã vỡ òa hạnh phúc khi chị được phẫu thuật thay hoàn toàn khớp khuỷu, phục hồi lại chức năng cho cánh tay. Đây là lần đầu tiên ở Việt Nam, bệnh nhân viêm khớp dạng thấp được phẫu thuật thay khớp khuỷu.
Bàn tay bị biến dạng của bệnh nhân.
Chị Đỗ Thị N (38 tuổi, ở Hà Nội), nhập Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn vì cứng hoàn toàn khớp khuỷu trái và biến dạng nhiều khớp ở cả hai tay do bệnh lý viêm khớp dạng thấp (hay còn gọi là viêm đa khớp). Chị N phát hiện ra mình mắc bệnh viêm khớp dạng thấp từ lúc 16 tuổi, tới nay đã được 22 năm. Chị đã đi khám và điều trị ở rất nhiều nơi, sử dụng rất nhiều đợt thuốc uống cũng như tiêm, nhưng bệnh viêm khớp của chị không thể chữa khỏi hoàn toàn. Dần dần các khớp xương của chị bị hỏng và trở nên biến dạng.
Khi đến Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, khuỷu tay và hai bàn tay chị đã bị biến dạng hoàn toàn, trong đó nặng nhất là khớp khuỷu trái bị dính hoàn toàn không còn chức năng vận động.
"Tôi chịu cảnh viêm khớp nhiều đợt suốt 20 năm qua làm các khớp xương của tôi bị sưng đau rất nhiều. Nhiều đêm tôi không thể ngủ được vì đau, cuộc sống với tôi rất khổ sở. Sau những đợt viêm khớp tái đi tái lại như vậy, các khớp xương trên cơ thể tôi đã bị mất chức năng. Hơn 10 năm nay, tôi không thể cầm bát ăn cơm, không thể tự chải tóc, những sinh hoạt thường ngày bị ảnh hưởng rất nhiều", Chị N kể.
Việc không thể chăm sóc gia đình và ba con với đôi tay gần như tàn phế khiến chị rất khổ tâm. Chị N đã đi khám ở nhiều trung tâm phẫu thuật lớn với hi vọng có thể phẫu thuật trả lại chức năng cho các khớp xương bị hỏng, tuy nhiên hầu như chỉ nhận được những cái lắc đầu. Trong lúc gần như tuyệt vọng, chị N có biết đến triển khai kỹ thuật thay toàn bộ khớp khuỷu điều trị dính khớp khuỷu tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn và đã nuôi hy vọng tại đây có thể chữa lành cho đôi tay của chị.
Bác sĩ Nguyễn Hữu Mạnh, Trưởng Đơn nguyên Phẫu thuật Vai và Khuỷu, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn chia sẻ, qua thăm khám và chụp phim X-quang, các bác sĩ thấy rằng khớp khuỷu trái bị hỏng hoàn toàn, phần xương cánh tay, xương trụ và xương quay ở khuỷu dính liền hoàn toàn lại với nhau.
"Đối với trường hợp của chị N, chỉ có phương án thay khớp khuỷu mới có thể hy vọng trả lại chức năng vận động cho chị. Tuy nhiên, khi các xương đã dính liền lại với nhau như vậy thì việc phẫu thuật là sẽ rất khó khăn và có nhiều nguy cơ biến chứng", BS Mạnh cho hay.
Với quyết tâm của các bác sĩ, Đơn nguyên Phẫu thuật Vai và Khuỷu, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn với sự chỉ đạo chuyên môn của PGS, TS Trần Trung Dũng, Phó Giám đốc Bệnh viện Xanh Pôn, ê kíp đã thực hiện phẫu thuật thay khớp khuỷu cho bệnh nhân N. Đây là lần đầu tiên ở Việt Nam, một bệnh nhân viêm khớp dạng thấp được phẫu thuật thay toàn bộ khớp khuỷu để phục hồi lại chức năng cho cánh tay bị tàn phế.
Sau mổ bốn tuần, khớp khuỷu của chị N đã có thể vận động rất tốt.
Hiện tại sau mổ bốn tuần, chị N đang phục hồi rất tốt, khớp khuỷu trái đã có thể vận động gấp - duỗi cũng như sấp - ngửa gần như bình thường. Lần đầu tiên trong 10 năm qua, chị có thể tự chải tóc cho mình, điều mà trước đó là không thể. Chị N cảm thấy vô vui mừng vì kết quả của cuộc phẫu thuật. Hiện chị vẫn đang tiếp tục tập phục hồi chức năng theo hướng dẫn của các bác sĩ.
BS Mạnh cho biết, ê kíp mổ dự kiến sẽ tiếp tục phẫu thuật thay các khớp bàn ngón tay bằng khớp nhân tạo chế tạo bằng vật liệu silicone, nhằm phục hồi lại chức năng cho các ngón tay, bàn tay của chị.
Bác sĩ Nguyễn Trung Tuyến, Phó Trưởng khoa Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Xanh Pôn cho biết thêm, viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý viêm xương khớp khá phổ biến. Bệnh diễn biến dai dẳng kéo dài, và thường dẫn đến phá huỷ, làm mất chức năng của khớp. Hiện nay, với sự phát triển của kỹ thuật cũng như các vật liệu khớp nhân tạo, các bệnh nhân viêm khớp dạng thấp đã có hy vọng phục hồi lại các khớp xương của mình, tránh khỏi một cuộc sống tàn phế. Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn hiện cũng là đơn vị duy nhất trên cả nước triển khai kỹ thuật thay toàn bộ khớp khuỷu.
THIÊN LAM
Theo Nhân dân
Dùng thuốc chữa vảy nến chứa corticoid, người đàn ông bị tàn phế Nhiều năm dùng thuốc không rõ nguồn gốc, người đàn ông rơi vào cảnh tàn phế, các khớp tay biến dạng. Ngày 28/10, bác sĩ Nguyễn Vũ Hoàng, Phó trưởng khoa Lâm sàng 2, Bệnh viện Da liễu TP.HCM, cho biết đơn vị này đang điều trị cho bệnh nhân Lê Vĩnh Trung (38 tuổi, ngụ Vĩnh Long) bị biến dạng khớp tay...