Cuộc họp lần hai Tiểu ban Nội dung, Ủy ban Quốc gia ASEAN 2020
Ngày 28/6, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, Trưởng Tiểu ban Nội dung đã chủ trì cuộc họp thứ hai của Tiểu ban Nội dung, Ủy ban Quốc gia ASEAN 2020.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng chủ trì cuộc họp. (Ảnh: Trung Hiếu)
Tham dự cuộc họp có hơn 60 đại diện của các Bộ, ngành phụ trách các lĩnh vực hợp tác ASEAN.
Các đại biểu đã cập nhật tình hình hợp tác ASEAN thời gian qua, trao đổi về tiến độ triển khai các công việc của Tiểu ban Nội dung và công tác chuẩn bị cho Phiên họp thứ ba của Ủy ban Quốc gia ASEAN 2020.
Video đang HOT
Tại cuộc họp, đại diện các Bộ Ngoại giao, Quốc phòng, Công an, Công Thương, Lao động, Thương binh và Xã hội, Xây dựng, Thông tin và Truyền thông… đã cập nhật quá trình chuẩn bị xây dựng và thúc đẩy các đề xuất, sáng kiến cho năm Chủ tịch ASEAN 2020.
Ghi nhận tích cực các đề xuất, sáng kiến của các Bộ ngành, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tạo đồng thuận ASEAN trong xây dựng và triển khai các đề xuất và sáng kiến. Trên cơ sở đó, các đề xuất và sáng kiến này cần được xây dựng đồng bộ, thống nhất và cụ thể, nhất là cần kịp thời cập nhật, bổ sung đóng góp của các nước. Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng cũng lưu ý các Bộ ngành cần khẩn trương cập nhật thời gian và địa điểm của các hoạt động trong lĩnh vực phụ trách để kịp thời xây dựng kế hoạch hoạt động chung của ASEAN trong 2020.
Phiên họp thứ ba của Ủy ban Quốc gia ASEAN 2020 dự kiến sẽ diễn ra vào đầu tháng 7/2019.
Toàn cảnh cuộc họp. (Ảnh: Trung Hiếu)
Theo TG&VN
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lên đường tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 và thăm Nhật Bản
Sáng 27/6, chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân cùng Đoàn Cấp cao Việt Nam đã rời Hà Nội, lên đường sang Osaka, Nhật Bản, bắt đầu chuyến tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 và thăm Nhật Bản từ ngày 27/6 - 01/7 theo lời mời của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.
Tháp tùng Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân trong chuyến công tác đối ngoại lần này có: Bộ trưởng , Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng; Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng; Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh; Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung; Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà; Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng; Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn thị Kim Tiến.
Tháp tùng Thủ tướng và Đoàn còn có Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương; Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Lê Hải An và Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Vũ Hồng Nam.
Hội nghị G20 là diễn đàn cấp cao lãnh đạo cơ quan hành pháp của 19 quốc gia phát triển, Lãnh đạo EU, một số chủ thể tài chính quốc tế như IMF, WB..., và lãnh đạo một số nền kinh tế đang trỗi dậy. Trong khuôn khổ của hội nghị còn có các hội nghị của các bộ trưởng liên quan. G20 có ý nghĩa rất quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu. Các nền kinh tế G20 chiếm 2/3 dân số toàn cầu, nằm trên một nửa diện tích mặt đất của địa cầu, sản xuất ra 90% tổng sản phẩm toàn thế giới và 80% giao dịch thương mại quốc tế liên quan tới các nền kinh tế này.
G20 là hội nghị cấp cao lớn nhất từ trước tới nay mà Nhật Bản tổ chức, đặc biệt có ý nghĩa đối với nước chủ nhà vì đây là sự kiện quốc tế lớn đầu tiên khi triều đại Reiwa - Lệnh hòa mới bắt đầu.
Việt Nam là một trong 8 nước khách mời đặc biệt của nước chủ nhà Nhật Bản dự Hội nghị G20 lần thứ 14. Năm 2010, lần đầu tiên Việt Nam tham gia G20 với tư cách là Chủ tịch ASEAN. Điều này thể hiện vị thế quan trọng của Việt Nam trong nền chính trị thế giới và nền kinh tế Việt Nam đang vươn lên mạnh mẽ, có tác động phần nào tới nền kinh tế toàn cầu.
Việc được mời tham dự Thượng đỉnh G20 lần này tại Nhật Bản sẽ giúp Việt Nam nói tiếng nói cùng những nền kinh tế đang nổi, góp phần vào việc giải quyết những vấn đề chung của nền kinh tế thế giới, duy trì trật tự và xu thế kinh tế quốc tế, đáp ứng lợi ích của mọi nền kinh tế, chống lại những xu thế tiêu cực với nền kinh tế toàn cầu./.
Theo TTXVN/ Báo Tin tức
Thế giới ấn tượng khi Việt Nam trúng cử LHQ Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về sự kiện Việt Nam được bầu làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021. Trúng cử với số phiếu cao kỷ lục Ngày 7/6/2019 (giờ địa phương) tại Trụ sở Liên hợp quốc tại New York, Hoa Kỳ, Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) đã...