Cuộc hôn nhân đi vào ngõ cụt và cái bẫy từ sự im lặng của phụ nữ
Im lặng nhưng hôn nhân tan tành theo cách êm đềm đau đớn. Cái bẫy của sự im lặng đáng sợ đến thế sao?
01
Chồng cô bảo: “Nhà này, xe này đều là của tôi“. Hoa im lặng. Ừ đúng là nhà và xe do chồng cô sắm. Giờ chẳng lẽ cãi tiền sinh hoạt phí hàng tháng do cô chi sao? Chẳng phải cô đã mất đến 10 năm cho việc sinh đẻ chăm sóc 3 đứa con ư? Chẳng phải toàn bộ thời gian của cô dành cho công việc và gia đình?
Giờ thì đến lúc đếm tài sản, chồng cô nói rằng nhà xe là của anh ta. Hoa đã im lặng nhiều lần trước điệp khúc “đê hèn” ấy, cô cho rằng im lặng là điều cuối cùng cô có thể làm cho chồng để giữ thể diện của một gã đàn ông dù anh ta không coi trọng điều đó.
Cô chịu đựng điều đó nhiều năm. Vào những lúc con nhỏ chồng đi mải miết không về, Hoa vẫn tự xoay xỏa với 3 đứa con. Đỉnh điểm xảy ra vào ngày con cô bị ốm, nói chồng đưa con đi khám chồng cô báo mệt. Hoa gửi 2 con sang nhà ngoại, xách đứa bé đi khám. Lúc về nhà, thấy chồng đã ăn mặc tươm tất huýt sáo đi ra khỏi nhà vào lúc tối muộn.
Hoa biết có một cuộc nhậu và chồng Hoa không chối từ. Con bị đau phải trích một bên mắt bố không hỏi một lời. Tối hôm ấy Hoa lẳng lặng đưa 3 con về nhà ngoại. Mẹ Hoa đi đi lại lại trong nhà: “Mày làm thế không được đâu con, còn người ta nhìn vào. Có chồng phải biết giữ chứ”. Hoa chỉ bảo: “Mẹ thấy bao nhiêu năm qua, con có chồng mà có khác gì mẹ đơn thân không?”.
02
Chồng Hoa sau cuộc nhậu khuya về đến nhà không thấy vợ con, nhưng vẫn chưa buồn hỏi. Anh ta đã quen với việc vợ phải chạy theo mình. Đến hôm sau mới nhấc điện thoại lên: “Mấy mẹ con đi đâu đấy”. Đến lúc Hoa nói rằng đơn ly hôn để góc bàn, chồng Hoa mới tá hỏa, anh ta chưa có thời gian nhìn ngó xung quanh nhà. Điệp khúc nhà xe là của tôi lại vang lên. Hoa nói khẽ: “Ừ, nhà xe của anh tất. Tài sản của riêng tôi (3 đứa con) tôi mang theo cả rồi”. Lúc này chồng Hoa mới biết vợ mình không đùa.
Sau đó dù chồng Hoa có nói thế nào cô cũng cự tuyệt việc quay trở lại.
Hoa vốn là người phụ nữ của gia đình, toàn tâm toàn ý cho gia đình. Trước khi lấy chồng mẹ cô dặn: “Im lặng là vàng, chồng có nổi nóng thì mình nhịn, đi chỗ khác cho đỡ căng thẳng. Giữ hòa khí cho gia đình là hôn nhân còn. Cho con cái đủ bố đủ mẹ, đừng để thiệt thòi như chính con, mẹ đã không giữ được cho con một gia đình”.
Vì thế Hoa đã im lặng bao nhiêu năm qua để sống cho giống 1 gia đình. Hoa cũng có đôi lần nói chồng về sự vô tâm và thiếu trách nhiệm của anh ta nhưng khi thấy không thể thay đổi được tình hình Hoa chọn cách im lặng. Im đến lúc đau quá, Hoa buộc phải buông.
Video đang HOT
Hóa ra im lặng là một cái bẫy đau đớn thế. Mẹ Hoa dạy rằng im lặng là vàng, cô chọn im lặng và rồi cũng không níu được cuộc hôn nhân. Dù Hoa chủ động chấm dứt cuộc hôn nhân này nhưng cô vẫn thừa nhận mình thất bại.
Chồng cô có 1 cô vợ biết im lặng, không lắm điều như người ta, nhưng đó là sóng ngầm không báo trước. Thậm chí có lúc anh ta đã đau đớn mà nói rằng: “Nếu thế sao em không khùng lên, sao em không hành động quyết liệt hơn cho anh sợ. Mà giờ em nói bỏ nhau là bỏ luôn như thế. Dù anh biết anh sai, nhưng em có cần lạnh lùng như vậy không. Còn con chúng ta… “. Hoa bảo: ” Giờ anh mới nói còn con chúng ta có muộn quá không?”.
03
Im lặng đúng là vàng. Người biết im lặng đúng lúc có thể dập bớt ngọn lửa ghen tuông, thù hận mù quáng. Người biết im lặng sẽ tránh được những phát ngôn vô duyên, thừa thãi. Người im lặng không đẩy những mâu thuẫn lên cao trào. Nhưng…
Im lặng cũng có nghĩa là xa nhau. Có những mối tình không ai nói với ai lời nào nữa thế là chia tay.
Im lặng cũng có nghĩa là dồn nén những uất ức vào trong lòng một cách chặt hơn và rồi nó đóng cục lại đến mức không thể gỡ ra.
Im lặng cũng có nghĩa là anh (hoặc cô ấy) không còn có ý nghĩa gì với người còn lại nữa.
Còn tranh cãi, còn lên tiếng là còn yêu, còn muốn thay đổi, còn hy vọng. Vì vậy, các ông chồng vốn không thích một cô vợ hay càm ràm nhưng cô ấy còn nói là anh còn có cơ hội, chỉ sợ cô ấy im lặng như cách của Hoa, anh đâu biết lòng cô ấy nghĩ gì nữa, có còn có mình trong trái tim người ấy nữa đâu.
Hoa “thuộc bài” của mẹ mà im lặng. Nó cho cô 1 cuộc hôn nhân giống êm đềm đến 15 năm nhưng “bùng nổ” vào lúc người ta nghĩ rằng không còn lo mất an toàn. Và điều xảy ra là sự bùng nổ ấy đến từ chính cô, không phải là từ đối phương. Cô dần dần đã quen với việc không có chồng và rồi 1 ngày thấy anh ta trở nên thừa thãi. Vì vậy, 1 cuộc hôn nhân bền vững bí quyết nằm ở 2 từ đối thoại, chứ không phải im lặng. “Một điều chịn chín điều lành” đã không còn đúng.
Như vậy im lặng thực sự là cái bẫy của hôn nhân , người sử dụng nó phải vô cùng khéo léo, lạm dụng hay phung phí nó đều gây ra những bất hòa và có thể dẫn tới nguy cơ tan vỡ.
Chồng đóng sập cửa bỏ đi khi vợ lên tiếng và bài học về "quyền tranh luận" của phụ nữ trong hôn nhân
Sự tranh cãi thật sự rất có lợi. Chúng ta hoàn toàn có thể đưa ra toàn bộ những khúc mắc, những uất ức để nói. Hai bên lắng nghe nhau, giải quyết nó rồi đâu lại vào đấy.
01
"- Vậy anh có nghĩ việc làm của mình sẽ khiến cho tất cả mọi người đều không vui không?
- Em đừng nói nữa. Anh không muốn nghe"...
Sau câu nói đó, Hưng sập cửa bỏ đi để Thương đứng một mình. Cái cảm giác lúc nào cần tranh cãi đều là cô độc thoại như thế này, Thương trải qua đã quá đủ.
***
Ban đầu khi quyết định cưới Hưng, Thương có nằm mơ cũng chưa từng nghĩ thứ tưởng chừng như ưu thế của anh lại gây bất lợi cho cuộc hôn nhân của cả hai. Ngày đó, Thương có nhiều người theo đuổi nhưng cô yêu Hưng bởi tính tình của anh ít nói, hiền lành và không bao giờ để bụng.
Thương là người hoạt bát, nói nhiều. Bởi vậy, cô nghĩ mảnh ghép mình còn thiếu là người ít nói.
"Gia đình người nói phải có người nghe chứ", cô thường trả lời như vậy khi đám bạn hỏi vì sao lại cưới Hưng.
Hưng hiền lành, quá mức hiền lành, đến nỗi suốt hành trình yêu đương, cưới xin anh để Thương quyết cả. Hưng thế nào cũng được, anh không quan tâm. Ban đầu, Thương mừng thầm, cho rằng mình cưới được người đàn ông như thế này thì "đáng" quá, có thể "cầm đầu chồng".
Nhưng dần dần, cô lại thấy cuộc sống của mình trôi qua quá mức ủ ê, bế tắc. Tất cả chỉ vì chồng Thương không thích đối thoại, không muốn tranh cãi và trốn tránh toàn bộ những cuộc tranh luận về nhiều vấn đề trong gia đình. Từ chuyện đối nội đối ngoại, vay nợ làm ăn đến vài vấn đề liên quan khác, anh không thích can thiệp và cũng chẳng muốn trao đổi. Kể cả khi hai vợ chồng xích mích, Thương chưa kịp hỏi anh để giải quyết thì Hưng đã sập cửa bỏ đi.
02
Lúc nào cũng thế, có vấn đề xảy đến giữa hai vợ chồng, Thương muốn tâm sự, giãi bày hay thậm chí muốn bùng nổ thì Hưng đều không nghe.
Thương cảm thấy lạ thật sự, vợ chồng với nhau có nhiều điều cần phải trao đổi, tại sao anh luôn trốn tránh. Khi hỏi đến, Hưng chỉ trả lời gọn lỏn: "Anh không thích đôi co".
Nhưng cuộc sống hôn nhân đâu phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió. Đôi khi người ta phải có chút tranh cãi để vấn đề nào cũng được giải quyết triệt để. Đằng này, Hưng không để Thương có quyền "được cãi vã" trong nhà.
Cảm giác của Thương lúc nào cũng như đang đấm vào một bịch bông. Cô tự đấm, tự hưởng thụ, đối phương chẳng màng đến.
Nhiều lần Thương muốn ngồi lại với chồng để cả hai cùng nói chuyện và bàn bạc song anh không muốn nghe. Hưng cho rằng vấn đề gì thì vấn đề, chỉ cần không nhắc đến, bỏ qua rồi sẽ thôi.
Anh không nghĩ rằng những bực bội, bức xúc của vợ dồn nén lâu dài sẽ dẫn đến rạn nứt. Thương hiểu điều đó, cô muốn đối thoại hay thậm chí cãi vã một trận tơi bời nhưng đáp lại là những lần bịt tai hay sập cửa bỏ đi của Hưng. Anh vẫn giữ nguyên quan điểm chuyện gì không nhắc tới thì thời gian sẽ khiến nó bị lãng quên đi.
Sinh nhật mẹ Thương, cả nhà bàn nhau ăn uống xong sẽ cùng đi xem phim. Vé mua đã đủ, khi biết chuyện, Hưng ngẩng đầu nói tỉnh bơ: "Cả nhà đi đi con không có ham".
Đến nghĩ một cái cớ nào đó như bận việc hay có lịch đột xuất anh cũng không màng. Sau buổi xem phim, Thương về nhà và muốn nói với chồng chuyện này. Thật sự Thương muốn bùng nổ nhưng vẫn bình tĩnh hỏi Hưng về cách hành xử. Đáp lại, anh sập cửa bỏ đi vì cho rằng chuyện nhỏ không đáng nhắc đến. Thương uất ức và lần đầu tiên cô nghĩ đến chuyện chấm dứt tất cả.
03
Kết hôn là một hành trình thật sự lâu dài. Hai con người từ xa lạ trở nên thân quen rồi về chung một nhà. Nhưng yêu và cưới là hai giai đoạn cực kỳ khác nhau. Bản thân nó cũng khác biệt về bản chất. Dù yêu nhau đắm say, cả hai chưa về chung một nhà thì cũng luôn gặp đối phương trong trạng thái tươm tất nhất, chưa chung đụng nhiều.
Tuy nhiên đã kết hôn rồi, cả hai sống cùng một nhà, nhiều vấn đề phải bàn, nhiều chuyện nảy sinh. Hai con người từ hai môi trường sống khác nhau, được dạy bảo khác nhau về sống chung ít nhiều sẽ có vấn đề và xích mích. Khi ấy họ có thể trao đổi thậm chí tranh cãi để giải quyết nó.
Sự tranh cãi thật sự rất có lợi. Chúng ta hoàn toàn có thể đưa ra toàn bộ những khúc mắc, những uất ức để nói.
Hai bên lắng nghe nhau, giải quyết nó rồi đâu lại vào đấy.
Nó đương nhiên là cách giải quyết gọn gàng hơn là dồn nén tất cả uất ức để "tự tiêu biến", khỏi phải đụng chạm đến. Thế nhưng nhiều người đàn ông lại không cho phụ nữ cái quyền "được cãi vã". Họ đâu có hiểu tất cả những uất ức dồn nén lại có thể khiến cuộc hôn nhân rơi vào ngõ cụt bất cứ lúc nào.
Vợ chồng là phải được trao đổi với nhau và đôi khi tranh luận như một thứ gia vị giúp mối quan hệ hai bên thêm phần mặn nồng hơn, hiểu nhau hơn. Dồn nén, tự chịu đựng các vấn đề, không có tranh luận, không trao đổi sẽ chỉ càng khiến cả hai dày lên những mâu thuẫn. Cuối cùng, cái kết nhận về có thể bạn sẽ khó chấp nhận nổi!
4 cột mốc hôn nhân quan trọng, vợ chồng nào vượt qua thì hạnh phúc mãi mãi! Hôn nhân đương nhiên không phải chuyện đơn giản. Nó cũng có những giai đoạn và từng thử thách riêng cần phải vượt qua. Chuyện hôn nhân không phải là một hành trình thuận lợi. Nó có nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn lại có một vài vấn đề nảy sinh. Chẳng ai dám chắc chắn hôn nhân của mình thuận buồm xuôi...