Cuộc hôn nhân đẹp như cổ tích của Nữ hoàng Anh Elizabeth và Hoàng tế Philip
Nữ hoàng Anh cùng Hoàng tế Philip kết hôn vào năm 1947. Sau hơn 70 năm chung sống, cuộc hôn nhân của họ vẫn khiến nhiều người ngưỡng mộ.
Trên thực tế, Nữ hoàng Elizabeth II và Hoàng tế là anh em họ đời thứ 3 khi đều là “hậu duệ” của Nữ hoàng Victoria. Nữ hoàng Victoria là cụ cố của Elizabeth. Trong khi đó, gia đình mẹ của Hoàng tế Philip cũng có mối quan hệ dòng họ với Nữ hoàng Victoria.
Mặc dù họ đã từng gặp nhau trước đó tại đám cưới của em họ Hoàng tế và Lễ đăng quang của Vua George, nhưng nàng công chúa năm nào thực sự rơi vào lưới tình của Hoàng tử Philip trong chuyến tham quan tại Đại học Hải quân Hoàng gia tại Dartmouth. Khi đó, Elizabeth mới chỉ 13 tuổi, được sắp xếp đi cùng cha mẹ và chị gái tới gặp mặt một số học viên. Tuy nhiên, ngôi trường bỗng nhiên bùng phát dịch quai bị và thủy đậu. Hoàng tử Philip lúc đó là người duy nhất không mắc bệnh, đã tới và đưa hai nàng công chúa dạo chơi. Họ cùng nhau chơi trò nhảy qua lưới tennis. Ấn tượng của Elizabeth sâu đậm tới mức bà từng nói: “ Anh ấy thực sự nhảy rất cao“.
Những “nhân chứng” có mặt trong cuộc gặp gỡ của Nữ hoàng và Hoàng tế ngày hôm đó khẳng định Elizabeth thực sự bị Philip thu hút. Tuy nhiên, Hoàng tế lại không cho rằng điều đó chính xác. “ Sau lần gặp ở Dartmouth, tôi thực sự cảm thấy khá lo lắng và hồi hộp khi có cơ hội gặp lại họ trong một chuyến du thuyền“, ông nói.
Cha của Elizabeth, vua George VI từng do dự về cuộc hôn nhân giữa hai người, vì ông sợ con gái còn quá trẻ, hơn nữa, Philip cũng là người đàn ông đầu tiên mà công chúa yêu thương. Vì vậy, Hoàng gia đã đợi tới khi Elizabeth bước sang tuổi 21 mới chính thức công bố đám cưới.
Đám cưới của Nữ hoàng Elizabeth II và Hoàng tế Philip được tổ chức trước sự chứng kiến của 2.000 người. Mặc dù vậy, thời điểm đó, nước Anh đang trong tình trạng khó khăn về kinh tế, do đó Nữ hoàng phải dùng phiếu giảm giá để tự chi trả cho chiếc váy cưới của bà. Trong đám cưới, Elizabeth hứa sẽ “vâng lời” Hoàng tế. Điều này từng gây tranh cãi trong một thời gian do mọi người cho rằng một Nữ hoàng có quyền không phải tuân theo mệnh lệnh của bất cứ ai.
Trong những năm đầu sau kết hôn, Hoàng tế phải đóng quân tại Malta để phục vụ Hải quân, Nữ hoàng cũng theo chồng. Khi đó, hai người con của họ là Thái tử Charles và Công chúa Anne lại ở lại Anh. Vợ chồng Nữ hoàng cũng cùng nhau tham gia các chuyến công du nước ngoài mà không đem theo con cái vì chúng còn quá nhỏ. Trong cuốn tự truyện xuất bản năm 1994, Thái tử Charles mô tả mẹ ông là một người “xa lạ”. Người chơi đùa cùng ông, chứng kiến những bước đi đầu đời, trừng phạt hay khen thưởng là các vú nuôi, mà không phải là cha mẹ ông.
Video đang HOT
Khi Vua George qua đời, vợ chồng Nữ hoàng đang có chuyến công du tại Kenya. Một nhà báo đã thông báo chuyện này với thư ký riêng của Hoàng tế. Ông sau đó đã trực tiếp nói chuyện này với bà vì không muốn nhìn thấy bà đau buồn trước lời nói của bất kỳ ai khác.
Sau khi vua George qua đời, Philip đã từ bỏ sự nghiệp hải quân của ông để giúp Elizabeth trở thành Nữ hoàng. Họ phải chuyển nhà từ dinh thự hoàng gia Clarence House đến Cung điện Buckingham, một nơi mà ông không hề yêu thích. Bên cạnh đó, ông cũng chấp nhận việc Nữ hoàng nghe theo lời khuyên của Hoàng hậu Elizabeth Bowes-Lyon và Thủ tướng Winston Churchill, lựa chọn tên Windsor làm họ gia đình, thay vì họ của ông là Mountbatten.
Hoàng tế Philip từng tiếp xúc với rất nhiều phụ nữ và từng bị đồn là có mối quan hệ vượt trên mức tình bạn với một nữ diễn viên ballet người Nga, diễn viên kịch người Anh, một nhà văn và một số người khác. Mặc dù, chưa từng có bất cứ tin đồn nào được xác nhận, tuy nhiên, tất cả mọi người đều công nhận Hoàng tế là “người đàn ông đặc biệt của phái nữ”. Đáp lại những tin đồn trên, Hoàng tế nói: “ Tôi chưa bao giờ xuất hiện mà thiếu bóng dáng của các vệ sĩ. Tôi đang nghĩ tại sao lại có thể làm ra loại chuyện kia khi có quá nhiều người vây quanh như vậy?“
Cặp đôi có hai con là Charles và Anne trước khi Elizabeth trở thành Nữ hoàng. Sau đó hơn một thập niên, bà mới sinh Andrew và Edward. Một số người nhận định nguyên nhân bà sinh muộn như vậy là do vừa mới đảm nhận cương vị mới. Trong khi đó, cũng có một số ý kiến cho rằng nguyên nhân thực sự là do cuộc tranh cãi về việc đặt họ cho con với Hoàng tế.
Nữ hoàng Elizabeth và Hoàng tế Philip dành mối quan tâm đặc biệt về cuộc hôn nhân giữa Thái tử Charles và Công nương Diana. Mùa hè năm 1980, Thái tử Charles bị nhiều lần bắt gặp qua lại với Công nương Diana. Khi đó, Hoàng tế đã đích thân viết thư tay cho Charles, nói rằng ông cần đưa ra quyết định về việc có cưới Diana hay không. Sau này, Thái tử Charles đã sử dụng lá thư này làm bằng chứng chứng minh việc ông bị “ép” kết hôn với Công nương Diana. Tuy nhiên, một số người sau khi đọc bức thư cho biết, họ nhận thấy nội dung trong lá thư chỉ mang tính xây dựng và góp ý.
Họ có những ý kiến khác nhau về cách xử lý vấn đề trong cuộc hôn nhân của Thái tử Charles và Công nương Diana. Trong khi Nữ hoàng Anh chỉ kiên nhẫn chờ đợi những chuyện sắp xảy ra, Hoàng tế Philip lại viết hàng chục bức thư, khuyến khích việc Công nương không nên từ bỏ cuộc hôn nhân.
Nữ hoàng và Hoàng tế từng bị chỉ trích sau khi không quay trở lại London ngay lập tức sau khi Công nương Diana qua đời trong một tai nạn xe hơi. Họ tức giận vì Nữ hoàng và Hoàng tế lựa chọn ở lại bên hai người cháu William và Harry thay vì qua về thủ đô chia buồn cùng người dân.
Hoàng tế Philip tin rằng chìa khóa giúp cuộc hôn nhân của họ viên mãn là nhờ sự khoan dung. Nhân lễ kỷ niệm 50 năm ngày cưới, Công tước xứ Edinburgh đã có bài phát biểu cho hay mối quan hệ của họ “hoạt động” dựa trên sự khoan dung. “ Tôi cho rằng khoan dung là thành phần thiết yếu của bất kỳ cuộc hôn nhân hạnh phúc nào. Có thể nó không quá quan trọng khi mọi thứ trong tình trạng tốt đẹp. Tuy nhiên khi gặp khó khăn, nó lại trở thành ‘cánh tay đắc lực‘”, Hoàng tế chia sẻ.
Nữ hoàng và Hoàng tế kỷ niệm 60 năm ngày cưới cùng 10 cặp vợ chồng khác tại một nhà thờ vào năm 2007. 30 thành viên khác trong gia đình Hoàng gia cũng có mặt tại lễ kỷ niệm. Những cặp đôi khác cùng xuất hiện trong buổi lễ này dường như “đóng băng” khi được tận mắt nhìn thấy vợ chồng Nữ hoàng.
Trong lễ mừng thọ 90 tuổi của Nữ hoàng và 95 tuổi của Hoàng tế, Nữ hoàng khẳng định Hoàng tế chính là sức mạnh và nghị lực sống của bà trong suốt những năm tháng qua.
Trong khi Nữ hoàng Anh rất thích xem bộ phim The Crown, có nội dung về tiểu sử triều đại của Nữ hoàng Elizabeth II, Hoàng tế lại hoàn toàn trái ngược khi chưa từng xem bộ phim này.
Theo saostar.vn
Vén màn bí mật đám cưới Hoàng gia Anh
Là một trong những hoàng tộc có truyền thống lịch sử lâu đời nhất trên thế giới, Anh sở hữu nhiều quy định nghiêm ngặt riêng cho các thành viên Hoàng gia, trong đó nghi lễ kết hôn được xem là một trong nghi lễ thiêng liêng và thể hiện đậm nét văn hóa truyền thống của Hoàng gia Anh.
Địa điểm tổ chức đám cưới Hoàng gia thường là tu viện Westminster. Đây là nơi đã chứng kiến nhiều nghi lễ Hoàng tộc quan trọng kể từ lễ đăng quang của vua William I vào năm 1066. Trong suốt chiều dài lịch sử 700 năm, tu viện có sức chứa 2.200 người là nơi đã diễn ra 15 đám cưới hoàng gia trong đó có đám cưới của nữ hoàng Elizabeth II và đám cưới của Hoàng tử William. Ảnh: Đám cưới Hoàng tử William và Công nương Kate tại tu viện Westminster. (Ảnh: PA)
Bó hoa cầm tay của cô dâu không chỉ là những bông hoa đơn thuần, mà còn chứa đựng những giá trị lịch sử lâu đời có từ thời nữ hoàng Victoria hồi thế kỷ 19. Vao năm 1840, Nư hoang Victoria đa căm môt nhanh myrtle (một loại cây họ sim) cắt từ vườn cây riêng của bà vao bo hoa cươi khi ba đên lê đương vơi Hoang tư Albert. Vì vậy, bó hoa của các cô dâu mới cưới luôn sẽ có nhánh cây myrtle cắt ra từ chính bụi cây do chính tay Nữ hoàng Victoria trồng. Myrtle được biết đến là "thảo mộc tình yêu" được tin là biểu tượng của đám cưới lâu bền và hạnh phúc. Sau lễ thành hôn, phù dâu sẽ trồng nhánh cây này xuống khu vườn riêng của cô dâu mới cưới. (Ảnh: Getty)
Váy cưới của cô dâu tương lai thường có màu trắng. Đây cũng là truyền thống lâu đời có từ thời Nữ hoàng Victoria. (Ảnh: BB)
Các khách mời đến từ nước ngoài sẽ không phải thực hiện nghi lễ cúi đầu trước nữ hoàng trong đám cưới Hoàng gia. Tuy nhiên, nam giới thường sẽ gật đầu nhẹ và nữ giới thường hay nhún đầu gối để bày tỏ lòng kính trọng với Nữ hoàng. (Ảnh: Alpha Press)
Không ai được phép đi muộn trong lễ cưới hoàng tộc. Theo truyền thống, Nữ hoàng sẽ là nhân vật cuối cùng bước vào nhà thờ. Nếu như có một ai đó đi muộn thì có nghĩa là người này đã bỏ lỡ toàn bộ đám cưới. (Ảnh: BBC)
Kể từ đám cưới của Công nương Kate, cô đã lựa chọn tiến vào tu viện bằng xe hơi, thay vì xe ngựa như các đám cưới trước đó. Ảnh: Công nương quá cố Diana và Thái tử Charles đi xe ngựa tiến vào lễ đường. (Ảnh: Rex)
Trong đám cưới hoàng gia sẽ không có nghi lễ cô dâu ném hoa cho phù dâu như các đám cưới thông thường, Thay vào đó, công nương mới cưới sẽ đặt bó hoa trên mộ của một đấu sĩ không tên tại tu viện Westminster. (Ảnh: Telegraph)
Đức Hoàng
Theo Dantri
Điểm lại 4 trang phục phù dâu phù rể của Hoàng tử George và Công chúa Charlotte Hoàng tử George và Công chúa Charlotte nhiều lần "đánh cắp trái tim" người hâm mộ khi tham dự các hôn lễ trong vai trò phù dâu phù rể. Các trang phục đầy tính truyền thống được hai thiên thần nhỏ nước Anh diện thật đáng yêu. Trang phục phù dâu phù rể nhí trong các đám cưới hoàng gia luôn được nhận...