Cuộc hôn nhân của vua Bỉ và “cô bé Lọ Lem”: Không một mụn con sau 5 lần sảy thai, sóng gió bủa vây nhưng tình yêu chưa từng lung lay
Giữa chốn thâm cung nội chiến vẫn có những tình yêu son sắt khiến hậu thế nhiều đời sau cũng phải trầm trồ ngưỡng mộ, đó là tình yêu của Vua Bỉ Baudouin và vợ là Fabiola.
Cung điện hoàng gia nhìn bên ngoài nguy nga, lộng lẫy nhưng cuộc sống bên trong đó thì chưa chắc lung linh như bên ngoài. Thế nhưng, giữa chốn thâm cung nội chiến vẫn có những tình yêu son sắt khiến hậu thế nhiều đời sau cũng phải trầm trồ ngưỡng mộ. Đó chính là chuyện tinh của vợ chồng nhà Vua Bỉ Baudouin (1930-1993) và vợ của ông là Fabiola (1925-2014).
Giống như bất kì đôi lứa nào khác, Vua Baudouin và bà Fabiola cũng đã phải trải qua rất nhiều niềm vui, giông tố. Cặp đôi gặp được rất nhiều người trên đường đời, giúp họ định hình được tính cách, giá trị cũng như tình yêu của họ.
Hai tuổi thơ khốn khó
Từ khi còn nhỏ, Vua Baudouin đã phải gánh chịu nỗi đau mất ông nội là Vua Albert I trong một tai nạn trên núi và sự ra đi của mẹ ông, Nữ Hoàng Astrid qua đời vì tai nạn giao thông. Ông lớn lên khi Chiến tranh thế giới thứ hai diễn ra, trong thời gian gia đình ông trải qua các vụ đánh bom, trục xuất Đức quốc xã, buộc tội phản quốc và lưu đày. Chưa dừng lại ở đó, Vua Baudouin còn phải tập làm quen với cuộc sống cùng mẹ kế khi bố ông là Vua Leopold III tái hôn.
Vua Leopold III bị buộc phải thoái vị vì không được lòng dân và từ đó, Baudouin chính trở thành vua của nước Bỉ ở tuổi 21. Làm vua, có cả thiên hạ trong tay nhưng ông Baudouin luôn chìm trong nỗi buồn và cô đơn, không chỉ bởi vì những chuyện trong quá khứ mà còn do ông chịu đựng nhiều áp lực khi phải sống dưới ánh mắt soi mói của giới truyền thông. Họ chỉ chực chờ những sự kiện bùng nổ của hoàng gia như một đám cưới thế kỷ của nhà vua hoặc nếu không sẽ “đào mộ” lại những câu chuyện quá khứ của các nhân vật hoàng gia để thu hút độc giả.
Về phía Fabiola, tuổi thơ có vẻ không khác gì câu chuyện cổ tích nhưng điều này không kéo dài đến quãng đời niên thiếu của bà. Bà là 1 trong số 7 người con của một gia đình giàu có sống trong tòa lâu đài lộng lẫy ở Madrid, Tây Ban Nha. Bố mẹ cả Fabiola rất thân thiết với nhà vua Tây Ban Nha và nhà vua cùng giới quý tộc cũng thường lui tới nhà bà chơi.
Từ nhỏ, Fabiola được bố mẹ cho học rất nhiều về nghệ thuật, văn học và âm nhạc, giáo lý đạo Chúa để cầu nguyện cho người khác. Mỗi tối, cả nhà bà bao gồm bố mẹ, những đứa trẻ và người hầu đều tụ lại để cầu nguyện trước khi các đảng phái chính trị nổi dậy gây ra chiến tranh khiến cả gia đình bà phải lưu vong đến Thụy Sĩ. Dù hoàn cảnh khó khăn, Fabiola vẫn có thể tiếp tục việc học của mình.
Niềm vui và gian khó
Đến đây, có lẽ mọi người sẽ thắc mắc làm sao mà nhà vua trẻ và vợ của người có thể gặp được nhau khi cả hai dường như đang ở 2 phương trời khác biệt. Nhân duyên của họ được gắn kết tất cả là nhờ vào “bà mối”.
Đức hồng y, khi đó là một giám mục, đã tuyển mộ một nữ tu người Ailen tên Veronica O’Brien làm người mai mối cho Vua Baudouin. Nhận lệnh, sơ Veronica đã tuyển một nữ y tá chuyên phục vụ cho quý tộc ở Tây Ban Nha để giúp một tay tìm kiếm nàng dâu cho hoàng gia Bỉ. Nữ y tá trẻ ấy không ai khác chính là Fabiola và bà lập tức nhận ra người đức vua tìm kiếm rất phù hợp với hình mẫu lý tưởng của mình là người Công giáo xuất thân từ tầng lớp quý tộc. Cặp đôi sau đó gặp gỡ và dần dần nảy sinh tình cảm với nhau.
Sau khi kết hôn, họ trở thành nhà Vua và Hoàng hậu của Vương quốc Bỉ, nơi thường bị chia cắt bởi các kẻ thủ hoàng gia khác. Với cương vị của mình, cả hai dành hết tâm huyết cho con dân, nhất là những người có hoàn cảnh khó khăn phải gánh chịu hậu quả của thảm họa thiên nhiên bao gồm lũ lụt, tai nạn máy bay…
Video đang HOT
Sau khi bước vào gia đình hoàng gia Bỉ, Hoàng hậu Fabiola được mọi người gọi là “cô bé Lọ Lem” nhằm so sánh cuộc đời bà giống với nhân vật trong chuyện cổ tích, chớp mắt đã cưới được nhà vua và trở thành mẫu nghi thiên hạ.
Từ đó, công chúng ở Bỉ và trên khắp thế giới đều không khó bắt gặp những khoảnh khắc tình cảm của vợ chồng Vua Baudouin. Mỗi khi ra ngoài cùng nhau, họ sẽ nắm chặt lấy tay và thỉnh thoảng trao cho đối phương ánh mắt trìu mến, chứa chan tình yêu thương khiến ai cũng phải ghen tị. Khi làm các nhiệm vụ hoàng gia, nhà vua cũng không quên liếc mắt sang nhìn vợ.
Trong một số cuộc phỏng vấn, cánh phóng viên thường đặt câu hỏi về tình yêu, đơn cử như: “Vua và Hoàng hậu yêu nhau thế nào?” thì sẽ nhận được câu trả lời từ nhà vua rằng: “Chuyện đó chắc chỉ có chúng tôi mới biết được”.
Vua Baudouin và Hoàng hậu Fabiola luôn mơ về một gia đình lớn tràn ngập tiếng cười trẻ con. Tiếc thay, Hoàng hậu mang thai được 5 lần nhưng sảy cả 5 chỉ sau vài tháng đậu thai. Khi đó, cả hai đều không oán trách số phận mà thay vào đó, họ chấp nhận nó và tiếp tục tiến về phía trước.
Mỗi lần vợ sảy thai, nhà vua rất đau khổ nhưng đến khi không giữ được đứa con thứ 5, ông mới không cho phép vợ đánh đổi tính mạng để mang thai nữa.
“Mọi người cũng biết chúng tôi không có con, điều đó có nghĩa là trong trái tim chúng tôi có nhiều khoảng trống để chứa đựng tình yêu thương nhiều hơn cho người khác. Hãy để chúng tôi yêu thương tất cả mọi người và trẻ em” – Vua Baudouin nói với hoàng gia.
Động lực giúp Vua Baudouin và Hoàng hậu Fabiola có thể vượt qua tất cả bao gồm niềm vui lẫn nỗi buồn chính là tình yêu cao cả mà họ dành cho đối phương. Bất chấp những phe thù địch tổ chức biểu tình tạo áp lực nhằm yêu cầu Vua Baudouin và Hoàng hậu Fabiola thoái vị vì không thể sinh ra người thừa kế, họ vẫn nắm chặt lấy tay nhau đi qua giông bão.
Năm 1990, dự luật cho phép phá thai đứng trước ngưỡng được Quốc hội thông qua khiến cặp đôi hoàng gia không khỏi lo lắng. Trong suốt cuộc đời mình, cả hai mong mỏi sinh được con nhưng lại nhiều lần chứng kiến các con của mình chết từ khi còn nằm trong bụng mẹ. Vua Baudouin sử dụng tất cả quyền lực của mình để ngăn cản Quốc hội thông qua dự luật. Tuy nhiên, nội các lại từ chối yêu cầu của nhà vua và đẩy nhanh tiến trình thông qua và áp dụng dự luật.
Bị dồn đến chân tường, vợ chồng Vua Baudouin đã quyết định làm một việc trọng đại chưa từng có trong lịch sử hoàng gia. Năm 2008, Hoàng hậu Fabiola lần đầu tiên công khai chia sẻ về nỗi đau mất con.
“ Tôi biết, bản thân tôi đã mất đi 5 đứa con. Bạn sẽ học được điều gì đó nếu như trải qua điều tương tự. Tôi có vấn đề trong tất cả những lần mang thai nhưng bạn biết đó, cuối cùng thì cuộc sống này vẫn rất tuyệt vời” - Hoàng hậu Fabiola trải lòng với cả thế giới.
Dù rất đau lòng vì không thể có con nhưng vợ chồng Vua Baudouin không cho phép nỗi buồn này ảnh hưởng đến cuộc đời họ. Mỗi ngày trôi qua, họ vẫn dành trọn cho nhau tình yêu thương, cùng nhau cầu nguyện, cùng nhau già đi.
Đối với vợ, Vua Baudouin từng nói với bà rằng: “ Đừng quan tâm tới việc em không thể sinh con. Vợ chồng chúng ta có thể biến tình yêu nhỏ thành tình yêu lớn dành cho những trẻ em khác”. Để trấn an vợ, Vua Baudouin vào năm 40 tuổi đã quyết định sẽ nhường ngôi lại cho em trai là Hoàng tử Albert sau khi ông qua đời.
Khi không còn đặt nặng chuyện sinh con nối dõi, 2 vợ chồng Vua Baudouin thực hiện lời mình nói, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, như chống tệ nạn mại dâm, đấu tranh cho quyền lợi của phụ nữ ở các nước đang phát triển… Họ như hình với bóng, đi đâu, làm gì cũng cùng nhau.
Năm 1993, sức khỏe của Vua Baudouin chuyển biến xấu vì ảnh hưởng từ cuộc phẫu thuật tim nghiêm trọng nhiều năm về trước. Trong suốt những năm tháng cuối đời của chồng, Hoàng hậu Fabiola luôn túc trực bên giường bệnh để chăm sóc, động viện và cùng ông vượt qua đau đớn bệnh tật. Đó cũng là khoảng thời gian họ gắn kết hơn bao giờ hết.
Thế nhưng, điều gì đến cũng phải đến, Vua Baudouin lên cơn đau tim rồi qua đời ngay trong chuyến đi nghỉ dưỡng ở biển với vợ ở Motril, Andalusia, vào ngày 31/7/1993. Hầu hết tất cả những người đứng đầu giới chức trách đều đến dự đám tang của Vua Baudouin. Họ bị ấn tượng và cảm động trước tình yêu của Hoàng hậu Fabiola dành cho nhà vua quá cố. Bà mặc chiếc đầm trắng tinh khôi, ngân nga khúc hát đưa tiễn chồng về với vòng tay của Chúa.
Vào giỗ đầu của Vua Baudouin, Hoàng hậu Fabiola đã công bố nội dung những lời cầu nguyện mà bà và chồng lúc sinh thời thường gửi đến Chúa mỗi ngày từ sau khi kết hôn. Qua đó, công chúng có thể thấy được rằng chính đức tin đã giúp cho tình yêu của họ bền chặt và trường tồn theo năm tháng, dù cho 1 trong 2 người đã không còn sống trên đời này nữa.
(Nguồn: Aleteia, QQ)
Theo toquoc.vn
Nữ điệp viên tình nguyện chịu tra tấn thay người yêu
Cuốn sách "Code Name Lise" (Mật danh Lise) phác họa chân dung Odette Sansom - nữ điệp viên thời Chiến tranh Thế giới thứ hai có lòng dũng cảm phi thường, người từng tình nguyện chịu tra tấn thay người mình yêu.
Theo tờ Times of Israel, bất chấp những đòn tra tấn không thể tưởng tượng nổi của Đức Quốc xã, bị giam cầm trong trại tập trung và số phận bấp bênh của người yêu và cũng là đồng nghiệp, nữ đặc vụ Odette Sansom của phe Đồng minh không bao giờ phản bội đường dây gián điệp mà mình tham gia ở nước Pháp bị chiếm đóng thời Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Khi hoạt động dưới mật danh Lise, Sansom, nữ điệp viên sinh ra ở Pháp, sống ở Anh, đã hỗ trợ phong trào kháng chiến ở quê hương. Tên thật của bà (có thay đổi sau chiến tranh trong một số cuộc hôn nhân) được ghi trong kỷ lục gián điệp khi bà nhận Huân chương George sau chiến tranh. Bà là người phụ nữ đầu tiên nhận được vinh dự trên, phần thưởng cao quý thứ hai ở Anh.
Mặc dù có nhiều thành tích khiến bà nổi tiếng những năm sau đó, nhưng Sansom phần lớn bị lãng quên sau này. Trong cuốn sách mới xuất bản "Code Nam Lise: The True Story of the Woman Who Became WWII's Most Highly Decorated Spy" (Mật danh Lise: Câu chuyện có thật về người phụ nữ trở thành điệp viên được tặng nhiều huân chương nhất Thế chiến II", tác giả Larry Loftis đã giúp người thế hệ sau biết và hiểu về bà. Tác giả Loftis nói: "Đây là câu chuyện về một nữ anh hùng đặc biệt mà 99% mọi người - 99% sử gia Thế chiến II - có lẽ không biết là ai. Gia đình bà rất phấn khởi khi tôi viết về cuộc đời bà".
Bà Sansom, mất lúc 83 tuổi năm 1995, có một cuộc đời nhiều sự kiện, đặc biệt là trong Thế chiến II. Bà tình cờ bước vào con đường gián điệp và tỏa sáng trong sự nghiệp. Kỹ năng gián điệp của bà được cấp trên của bà là Peter Churchill đánh giá cao. Họ đã hỗ trợ phong trào kháng chiến Pháp mà vẫn tránh khỏi bị sa lưới của ông trùm phản gián Đức Hugo Bleicher.
Sau chiến tranh, Sansom đã làm chứng tại phiên tòa Nuremberg xét xử tội phạm chiến tranh. Bà đã kết hôn với Churchill, biến câu chuyện bịa thời Thế chiến II thành sự thật.
Sinh ra với cái tên Odette Brailly, Sansom là công dân Pháp và là con gái một anh hùng Chiến tranh Thế giới thứ I. Bà gặp một người Anh tên là Roy Patrick Sansom ở Boulogne (Pháp) và kết hôn với người này năm 1931. Bà chuyển tới Anh sống cùng chồng và có ba con gái.
Mùa xuân năm 1942, khi Bộ Hải quân Anh kêu gọi người dân gửi bưu thiếp và ảnh gia đình chụp ở bờ biển nước Pháp để sử dụng cho mục đích chiến tranh, Sansom đã viết thư và nói rằng bà có ảnh chụp ở Boulogne, nhưng lại gửi nhầm thư tới Văn phòng Chiến tranh thay vì Bộ Hải quân. Lá thư khiến Đội Tác chiến Đặc biệt (SOE) của Đại tá Maurice Buckmaster chú ý tới Sansom.
Để làm vỏ bọc, Sansom được tuyển vào Tổ chức Y tá Cấp cứu chuyên hỗ trợ nhân sự cho SOE. Sansom để ba con lại trường của nhà tu kín và đi đào tạo để làm việc với quân kháng chiến Pháp ở nước Pháp đang bị chiếm đóng.
Lúc đầu, khi Sansom muốn gia nhập lực lượng Đồng minh và làm gián điệp, cấp trên không chắc chắn bà có thể thành công hay không xét thấy bà có một số điểm trừ như quá nóng tính và hấp tấp, không có nhiều trải nghiệm thế giới bên ngoài. Tuy nhiên, khi thấy Sansom có lòng quyết tâm cao, lòng yêu nước, không biết sợ là gì và ý chí mạnh mẽ cống hiến cho quê nhà Pháp, họ đã quyết định tin tưởng bà và giao cho bà công việc quan trọng ở Pháp.
Do thời tiết xấu, Sansom không thể nhảy dù vào Pháp mà phải đi đường biển, cập bến gần Cassis đêm 2/11/1942 và liên lạc với Đại úy Peter Churchill, chỉ huy Spindle - mạng lưới SOE ở Cannes. Bà có mật danh là Lise. Mục tiêu ban đầu của bà là liên lạc với quân kháng chiến Pháp ở French Riviera sau đó chuyển lên Auxerre ở Burgundy để thiết lập căn nhà an toàn cho các đặc vụ. Khi Sansom mới tới Pháp, mạng lưới Spindle trục trặc nội bộ vì tranh cãi giữa đặc vụ chính Andre Girard và người điều hành vô tuyến Adolphe Rabinovitch.
Khi Sansom ở Cannes, Churchill đã xin phép Đại tá Buckmaster để Sansom bỏ sứ mệnh được giao và làm người đưa thư cho mình. Sansom được yêu cầu tìm thực phẩm và nơi ở cho Rabinovitch, người ở Pháp bất hợp pháp nên không có phiếu lương thực. Dần dần, Sansom thân thiết với Churchill và Rabinovitch.
Công việc gián điệp rất căng thẳng với Rabinovitch, Sansom và Churchill. Họ không chỉ đối mặt với các đặc vụ Đức Quốc xã từ Cơ quan Tình báo Quân sự Đức Abwehr mà còn cả các đặc vụ hai mang người Pháp làm việc bí mật cho Đức Quốc xã. Kẻ thù nguy hiểm nhất của họ là Bleicher. Hắn ta là bậc thầy trong công việc phản gián và cảnh sát mật. Bằng cách nào đó, hắn đã lần theo dấu các đặc vụ Đồng minh.
Năm 1943, Bleicher đã biết thông tin về chiến dịch của Churchill ở Pháp. Hắn bắt Sansom và Churchill và đưa họ vào nhà tù Fresnes. Cả hai bị giam dưới sự canh giữ của cận vệ và mật vụ Đức Quốc xã. Bleicher tỏ ra thông cảm một cách đáng ngạc nhiên với những người từng là mục tiêu của hắn.
Bleicher một mặt rất tàn nhẫn và cứ làm việc của mình, mặt khắc hắn lại tiếc vì đã làm việc đó. Hắn bắt họ và biết chuyện gì sẽ xảy ra. Tại nhà tù Fresnes, hắn cảm thấy tội lỗi. Hắn biết họ bị biệt giam, sống khổ sở và hầu như không được ăn gì. Hắn tuồn thức ăn vào bất chấp rủi ro bị bắn. Hắn dường như say mê Sansom.
Trong khi đó, Sansom tự nghĩ ra một câu chuyện để bảo vệ mình và Churchill. Họ sẽ đóng giả là cặp vợ chồng và Churchill sẽ nhận là họ hàng với Thủ tướng Anh dù họ không có mối quan hệ gì. Dù mọi người đều tin câu chuyện đó nhưng Bleicher thì không. Tuy nhiên, hắn chú ý thấy khi Sansom và Churchill bị thẩm vấn, họ đều khai giống nhau. Ý tưởng tuyệt vời đó đã cứu mạng họ, nhưng không thể ngăn Sansom bị tra tấn đau đớn.
Tại Fresnes, Sansom bị thẩm vấn 14 lần và bị tra tấn. Bà nhất quyết không tiết lộ nơi ẩn náu của Rabinovitch và một đặc vụ Anh khác. Bà luôn khăng khăng Churchill không biết gì về hoạt động của mình với hy vọng Churchill sẽ được đối xử nhẹ tay. Nhờ đó, Churchill chỉ bị thẩm vấn hai lần và hai đặc vụ khác được bảo toàn danh tính.
Khi bị giam, Bleicher thường xuất hiện và tìm cách mời Sansom đi Paris với mình để nghe hòa nhạc, ăn tối trong nhà hàng nhằm thuyết phục bà khai. Samsom đã cự tuyệt. Bà bị kết án tử hình với hai tội danh tháng 6/1943. Bà đã nói với Bleicher: "Vậy ông sẽ phải quyết định xem tôi bị tử hình về tội gì vì tôi chỉ chết được một lần thôi". Quá tức giận, Bleicher đã đưa Sansom tới trại tập trung Ravensbruck.
Tại đây, bà bị nhốt vào phòng giam trừng phạt, bị bỏ đói. Sau khi quân Đồng minh đổ bộ vào miền Nam nước Pháp tháng 8/1944, theo lệnh của Đức Quốc xã, phòng giam Sansom không được có ánh sáng, thức ăn trong một tuần và tăng nhiệt độ trong phòng. Sau đó, bà được phát hiện bất tỉnh trong phòng giam. Dù bác sĩ trại tập trung nói rằng Sansom không thể sống nổi quá vài tuần với tình trạng đó, nhưng tình trạng bà khá dần vào tháng 12/1944 khi được đưa tới phòng giam ngầm.
Khi quân Đồng minh cách Ravensbruck vài km, sĩ quan chỉ huy trại đã mang theo Sansom và lái xe tới một căn cứ Mỹ để đầu hàng. Hắn hi vọng mối liên hệ của Sansom với Thủ tướng Churchill có thể giúp hắn thoát bị hành quyết.
Sansom đã sống sót sau chiến tranh và đoàn tụ với Churchill, nhưng Rabinovitch bị bắt ngay trước ngày D-Day và bị chết trong phòng hơi độc tại trại tập trung Rawicz ở Ba Lan.
Theo danviet.vn
Chương trình tàn sát người khuyết tật của Đức Quốc xã Cả trước và trong thời kỳ Holocaust (tàn sát người Do Thái), chính quyền Đức Quốc xã thực hiện một chương trình giết người hàng loạt nhưng ít được biết đến nhằm vào một số người dễ bị tổn thương nhất - đó là những người khuyết tật. Và, đây là câu chuyện bên trong Aktion T4 - chương trình "trợ tử"... Bắt...