Cuộc hôn nhân cay đắng của cặp vợ chồng sinh con “một bề”
Mười năm chung sống, đứa con gái đầu cũng đã 10 tuổi, đứa kế thì lên 9, chị nghĩ mình chắc không sinh nữa. Vợ chồng chỉ lo làm lụng để nuôi hai con ăn học. Nhưng cảnh nhà sinh con một bề chẳng được mấy lúc vui.
Dù hai đứa con gái của chị đều ngoan ngoãn dễ thương, nhưng có khi cũng làm chồng chị … chướng mắt. Nhất là những lúc đi “lai rai” với bạn bè về. Anh lại lôi mẹ con chị ra cạnh khóe: “Nhà có con gái chả được tích sự gì. Chỉ được người ta dè bỉu, mỉa mai. Bị người ta cười là không biết đẻ”. Ai chẳng muốn gia đình “có nếp có tẻ”? Mà ông trời chẳng chiều lòng người, chị cũng chịu.
Ảnh minh họa.
10 năm hạnh phúc, 10 năm đau lòng
Sáng sớm nên trời hơi se se lạnh. Trên hành lang tầng 2 TAND thành phố Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế) gió luồn theo hành lang hẹp, vi vu thổi bên tai. Theo từng cơn gió, cánh cửa gỗ nơi khán phòng lại xê dịch, cọt kẹt kêu lên những tiếng ảo não.
Người phụ nữ tầm 45 tuổi lặng lẽ bước vào tòa. Bên cạnh chị là cô gái trẻ mới 20 tuổi. Khác với nhiều vụ án hôn nhân trước, bao giờ con gái ra tòa cũng được mẹ đi theo để hỗ trợ tinh thần, nhưng phiên tòa hôm nay con gái lại đi theo để hỗ trợ, động viên tinh thần mẹ. Người mẹ ấy đứng đơn li hôn, mong muốn được khép lại cuộc hôn nhân kéo dài suốt 20 năm qua.
Chị kể, chị và anh cùng quê. Đều ở Huế cả. Nhà cả hai chỉ cách nhau mấy con ngõ. Quen nhau từ thuở còn nằm nôi. Lớn lên thì chơi chung trong một con phố. Ngày trước, chị thương anh ở cái tính hiền lành, suốt ngày chỉ biết chăm chỉ làm ăn. “Ảnh hiền lắm. Ai nói gì cũng chỉ biết cười cười”, chị bùi ngùi nhớ lại.
Cái người đàn ông từng lành như đất ấy, vậy mà có ngày cũng biết giơ tay đánh vợ. Đã vậy càng đánh càng hăng. Ngày sau còn đánh bạo hơn ngày trước. Cùng anh trải qua 20 năm vợ chồng, nhưng mà càng đi cùng anh, chị càng thấy cuộc đời thêm chông chênh. Bởi anh chẳng còn là anh của ngày xưa nữa. Chị kể, mà mắt cứ ươn ướt.
Vợ chồng thời gian đầu kết hôn, cuộc sống bình dị mà hạnh phúc. Sau khi kết hôn, chị sinh một lèo hai đứa con. Nhưng đều là gái cả. Lúc sinh đứa con gái đầu, vợ chồng còn hạnh phúc mĩ mãn. Khi sinh thêm đứa nữa, cũng là gái, nụ cười trên mặt anh cũng nhạt đi đôi chút.
Chị làm nghề sửa áo quần cũ ở vỉa hè. Chiếc bàn may cũ ấy, theo chị từ hồi con gái. Đến khi lấy chồng, lại theo chị về nhà chồng. Một ngày cặm cụi may vá, cũng kiếm được vài đồng tiền chợ. Chồng chị làm nghề thợ sơn. Vợ chồng chăm chỉ làm lụng, chắt chiu dành dụm, cũng mua được miếng đất nho nhỏ để dựng nhà. Căn nhà nhỏ tuy có chút tạm bợ, nhưng là cả sự cố gắng của đôi vợ chồng trẻ cùng hai đứa con nhỏ.
Mười năm chung sống, đứa con gái đầu cũng đã 10 tuổi, đứa kế thì lên 9, chị nghĩ mình chắc không sinh nữa. Vợ chồng chỉ lo làm lụng để nuôi hai con ăn học. Nhưng cảnh nhà sinh con một bề chẳng được mấy lúc vui. Dù hai đứa con gái của chị đều ngoan ngoãn dễ thương, nhưng có khi cũng làm chồng chị … chướng mắt.
Nhất là những lúc đi “lai rai” với bạn bè về. Anh lại lôi mẹ con chị ra cạnh khóe: “Nhà có con gái chả được tích sự gì. Chỉ được người ta dè bỉu, mỉa mai. Bị người ta cười là không biết đẻ”. Ai chẳng muốn gia đình “có nếp có tẻ”? Mà ông trời chẳng chiều lòng người, chị cũng chịu.
“Ảnh bảo, thôi mình sinh thêm đứa nữa. Hai đứa ít quá. Nhà đông con mới vui. Nếu may mắn mà có con trai thì càng vui. Dù sao sau này cũng cần người giữ hương khói”, chị kể. Một số người vốn dĩ lúc nào cũng muốn có con trai để nối dòng nối dõi. Chị không nghĩ thế. Sống còn không lo được, nghĩ chi đến chuyện sau này, chết rồi còn biết gì nữa mà lo. Nhưng chồng muốn đông con, thích kiếm con trai, vậy là sinh. Nhưng oái oăm, lần này lại “tòi” ra thêm một cô con gái.
Video đang HOT
Chị nhớ lại, ngày đó nhập viện cả ngày chị mới sinh. Đến lúc nghe bác sĩ bảo con gái, anh liền đứng bật dậy, ra lấy xe rồi về nhà một lèo. Đầu còn không cần ngoảnh lại nhìn vợ vừa mướt mồ hôi vượt cạn, con vừa đỏ hỏn chào đời. Trước khi đi, người đàn ông ấy còn không quên hậm hực ném lại một câu: “Con gái, làm mất công ngồi đợi nguyên ngày”. Chị ôm con, chỉ biết ứa nước mắt.
Ngày con gái thứ ba chào đời, cũng khép lại những ngày tháng vui tươi hạnh phúc trước đây. Tổ ấm của anh chị, dần dần chuyển sang tổ lạnh. Chị cố gắng vun vén, nhưng một bàn tay sao vỗ kêu? Căn nhà ngày trước vốn đầy ắp tiếng cười, giờ chỉ còn tiếng la hét, tiếng đổ vỡ. Nhìn cả ba đứa con còn nhỏ, chị cắn răng chịu đựng, mặc chồng khi dễ.
Nhưng mà anh đâu ở yên. Dần dần sa vào nhậu nhẹt, rồi cá độ, nợ nần chồng chất. Mỗi lần về nhà không lấy được tiền, lại lôi vợ ra đánh, đánh xong lại đi. Chị chịu đựng, chịu đựng. Cứ nghĩ mình sẽ mãi như thế, chẳng mấy chốc mà hết đời, nhưng chịu không nổi nữa. Vậy là li hôn. Chị ôm con về nhà mẹ.
“Con sẽ là chỗ dựa cho mẹ”
Từ ngày gửi đơn ra tòa ly hôn, bao nhiêu lần tòa triệu tập chồng chị đến để xử lý vụ án, anh đều vắng mặt. Hôm tòa mở phiên xét xử lần thứ nhất, anh không đến. Lần thứ hai mở phiên tòa, anh cũng vắng mặt.
Nhưng theo luật định, vụ án vẫn được đưa ra xét xử. Chị mới 45 tuổi mà mang vẻ già nua, dáng người khắc khổ. Trên mặt đầy những nếp nhăn, mái tóc cũng xơ xác theo làn da khô quắt queo, sạm đen vì mưa gió.
Chị nói với tòa lý do mình xin ly hôn, là vì không chịu nổi cảnh bị chồng đánh đập. Giọng chị nghèn nghẹn, đầy đau đớn, như thể chị vừa mới bị chồng đánh xong, vẫn còn đau nên khóc. Chị nói chồng mê cá độ bóng đá, rồi nợ nần chồng chất. Mỗi lần về nhà đòi tiền, nếu chị có tiền đưa, thì nhà cửa êm thấm.
Hôm nào không có tiền, không đưa được cho chồng liền bị đánh. Mà đâu phải chồng chị lâu lâu mới chơi cá độ. Hầu như ngày nào cũng chơi. Thành ra ngày nào chị cũng bị đánh. Những lúc may mắn, thì năm ba ngày mới bị đánh một lần.
Nghĩ vợ chồng đã có 3 mặt con. Bản tính chồng cũng không xấu, nên chị cũng ráng khuyên. Anh nói tại … không có con trai, nên mỗi lần bị bạn xỏ xiên thì buồn. Buồn lại cặp kè bạn nhậu uống rượu. Có tí rượu vào thì xài tiền bao nhiêu đâu có tiếc. Vậy là cứ sa vào đường cá độ. Anh hứa với chị sẽ bỏ bài bạc. Hứa cả trăm lần, nhưng rồi anh chứng nào tật đó.
Năm đó nợ nhiều quá, mảnh đất có chút xíu cũng phải cắt bán đi một nửa để chồng trả nợ. Còn lại hơn hai chục mét, cả nhà 5 người chen chúc ở. Cứ tưởng chồng từ đây sẽ “cải tà quy chánh”, gia đình có thể ăn yên ở yên. Nhưng chị lầm. Anh càng chơi càng hăng. Cuối cùng cái chỗ cho cả nhà chui vào chui ra, cũng bị anh nướng hết trên chiếu bạc.
Bốn năm chục tuổi đầu, vợ chồng lại kéo nhau đi ở trọ. Nếu chồng biết quay đầu, chí thú làm ăn, chị cũng chấp nhận hết. Nhưng bài bạc đã ăn trong máu, sao nói bỏ là bỏ được. Phận đi ở trọ, tiền nhà mỗi tháng phải đóng. Anh đi làm không đưa tiền cho vợ nuôi con, còn về xin thêm vợ. Vợ không đưa lại đánh.
Mệt mỏi quá, chị dắt con về nhà ngoại tá túc. Nhiều lúc muốn li hôn, nhưng chướng ngại “tâm lý” không mấy dễ vượt qua. May mà chị còn có con gái lớn an ủi, động viên mẹ “bỏ chồng”.
Ba đứa con, hai đứa lớn đều trên 18 tuổi, chỉ có đứa út mới 10 tuổi, nên cần tòa xử cho con bé về ở với ai. Những ngày đầu mỗi người sống một nơi, chồng chị còn “giành” đứa út về nuôi. Nhưng chăm được đôi ba ngày thấy mệt, anh lại mang trả.
Do đứa trẻ cũng có mong muốn được ở cùng mẹ, nên tòa xử cho chị được nuôi đứa út. Tòa chấp nhận cho anh chị ly hôn. Anh phải có trách nhiệm trợ cấp nuôi con mỗi tháng 1 triệu đồng.
Tòa tan, theo chị về căn nhà nhỏ nơi ngoại ô thành phố xem gia cảnh. Căn nhà ba gian nhỏ xíu vốn là nhà cha mẹ để lại làm nhà thờ. Cha chị đã mất, nay chỉ còn mẹ, cũng đã già yếu. Căn nhà trống hoác chẳng có gì ngoài chiếc giường nhỏ xíu của bà ngoại mấy đứa nhỏ được kê một góc. “Tối thì trải chiếu trước gian thờ, rồi mấy mẹ con ngủ. Nhiều khi đêm về cứ hay nghĩ, mình có ăn ở ác với ai đâu, sao cuộc đời lại ra nông nỗi này. Buồn lắm mà không dám khóc, sợ mấy đứa nhỏ buồn theo.
Hai đứa lớn khi nào cũng an ủi, nói còn sức là còn làm được. Mai mốt tụi con kiếm tiền, mua nhà cho mạ ở. Không biết ngày đó có đến không, nhưng con nghĩ được rứa cũng vui lắm. Đứa lớn sinh viên năm hai, nhưng chạy bàn cà phê kiếm thêm tiền phụ mẹ nuôi em, ngoan lắm”, chị cười, mắt còn vương nước mắt nhưng sáng lấp lánh khi nói về các con.
Bữa cơm trưa của gia đình nghèo chỉ có nồi cá kho khô với tô canh lõng bõng, nhưng ấm áp. “Không có ba ở chung cũng buồn. Nhưng như ri, mạ sẽ không bị ba đánh nữa. Lúc nào nhớ ba thì tụi em chở nhau đi thăm”, đứa con gái chị thủ thỉ. Trưa, nắng vàng hắt vào một góc mé hiên. Cái nắng yếu ớt của ngày cuối thu cũng đủ sức sưởi ấm những con người trong căn nhà nhỏ. Chỉ mong, giấc mơ an yên của chị, và giấc mơ về ngôi nhà mới của con gái chị cũng nhanh thôi sẽ thành hiện thực.
Theo kienthuc.net.vn
3 kiểu đàn bà khi đối diện nỗi đau phản bội, nể nhất kiểu đàn bà thứ 3!
Trên đời này, thường có 3 kiểu đàn bà khi lâm vào con đường bị phản bội. Trong 3 kiểu đàn bà đó, lại có một người thật sự đáng nể, đáng để chồng sợ.
Khi thấy một người bị phản bội, người ta có thể thể nói về chuyện bỏ buông, hay về vị tha bao dung. Buông bỏ không dễ, thứ tha đôi khi lại thật khó, vậy đâu mới là cách đàn bà tự cứu lấy mình trước nỗi đau bội bạc từ chính người đàn ông mình yêu thương hy sinh hết lòng?
Trên đời này, thường có 3 kiểu đàn bà khi lâm vào con đường bị phản bội. Trong 3 kiểu đàn bà đó, lại có một người thật sự đáng nể, đáng để chồng sợ.
Đàn bà cam chịu
Thường thì người đàn bà này sẽ xuất hiện trong một cuộc hôn nhân quá nhiều khổ đau. Nhiều người nhìn vào cuộc hôn nhân này chỉ thấy một người vợ hài lòng với chồng con, hạnh phúc với những gì mình chọn. Họ làm tròn bổn phận làm vợ, làm mẹ và con dâu.
Nhưng chỉ đến khi chỉ còn lại bản thân, tự nhìn mình trong gương, người đàn bà này mới chịu tháo gỡ nụ cười mãn nguyện xuống. Lúc này mới chính là cuộc đời thật của họ, nhiều nước mắt, tủi hờn và cam chịu. Mắt họ đầy mắt, khẽ nhìn bóng dáng bội bạc của chồng rời đi. Sẽ là nỗi đau lớn đến nhường nào, khi thật khổ đau mà vẫn vờ như hạnh phúc, bị phản bội đến tận cùng vẫn tỏ ra mình không sao.
Sẽ là nỗi đau lớn đến nhường nào, khi thật khổ đau mà vẫn vờ như hạnh phúc, bị phản bội đến tận cùng vẫn tỏ ra mình không sao - Ảnh minh họa: Internet
Người vợ như họ không thể học được cách buông bỏ. Dù rằng tổn thương họ chịu chỉ có nhiều hơn và không thể lành nổi, nhưng họ vẫn không thể buông tay. Vì họ yêu nhiều, vì họ muốn sống vì con, vì họ xem hết thảy những yêu thương đó nhiều hơn cả nỗi đau mình đang mang.
Đây là người đàn bà đáng giận mà cũng đáng thương nhất khi chồng ngoại tình, chỉ vì cái tình cảnh không thể buông mà tay đổ máu, không thể nắm mà lòng nát tan. Và phải chi họ chịu cứ đau một lần thì cuộc đời có khi đã khác. Phải chi họ biết thật ra chuyện khó khăn nhưng phải làm nhất trên đời không phải là không tìm được một người tốt, mà là phải bỏ được một kẻ bội bạc...
Đàn bà học thứ tha và dạy cho chồng cách chuộc lỗi
Kiểu đàn bà này có thể bao dung hoặc đang cố gắng tha thứ cho lỗi sai của chồng. Vì người đàn ông của họ sau những nông nổi cám dỗ, cuối cùng cũng đã quay về với vợ con.
Nhiều người nói kiểu đàn bà này là may mắn nhất trong số những người vợ bị phản bội, vì ít ra chồng họ cũng đã chịu quay về. Nhưng thật ra, tha thứ ở họ không phụ thuộc vào người chồng, mà là ở chính họ. Họ tha thứ vì mình là chính, vì chồng chắc chỉ là phụ. Vì họ hiểu thứ tha không bao giờ là dễ, đều phải học, cố gắng, kiên trì từng ngày. Và chỉ khi còn đủ yêu thương và trân trọng nhau, người ta mới có thể bỏ qua lỗi lầm cho nhau. Nếu đã xác định tha thứ, họ sẽ cùng chồng học cách quên quá khứ, tạo hồi ức mới.
Nếu đã xác định tha thứ, họ sẽ cùng chồng học cách quên quá khứ, tạo hồi ức mới - Ảnh minh họa: Internet
Kiểu đàn bà này sẽ là người vợ thật sự đáng nể nếu sau cùng họ và chồng có thể lại bên nhau. Nhưng họ cũng có thể thật đáng thương nếu không biết cách học và dạy chồng về tha thứ hay chuộc lỗi đúng cách. Vì đàn ông nếu không biết đúng ý nghĩa của sự tha thứ ở vợ, không bao giờ có thể hối lỗi.
Đàn bà dứt khoát buông bỏ
Đây là kiểu đàn bà khiến cá ông chồng ngoại tình thấy sợ nhất. Vì người vợ này không ghen tuông dữ dội, càng không trả thù gì chồng, cũng chẳng thèm níu kéo ủy lụy. Một khi biết chồng phản bội, ngoài vài gọt nước mắt cuối cùng gửi lại đàn ông, họ sẽ ra đi không bao giờ quay đầu lại. Họ sẵn sàng tuyệt tình với người chồng bội bạc. Họ cạn tình cạn nghĩa cũng vì chồng vô tình vô nghĩa.
Sự ra đi dứt khoát thế này khiến đàn ông luôn day dứt và hối tiếc về sau. Vì kẻ ngoại tình nào cũng từng nghĩ vợ sẽ không bỏ mình được đâu, vì cô ấy đã sống với mình, sinh con cho mình. Chỉ tiếc là, sai lầm lớn nhất với đàn ông bội bạc chính là tin rằng người ra đi chỉ có thể là họ. Để đến khi vợ đi không ngoảnh lại, họ mới biết sợ, biết ăn năn hối hận.
Sự ra đi dứt khoát thế này khiến đàn ông luôn day dứt và hối tiếc về sau - Ảnh minh họa: Internet
Kiểu phụ nữ này đầy bản lĩnh và mạnh mẽ. Không hẳn vì họ sinh ra đã thế, mà vì đau quá nhất định phải buông, càng hận càng không muốn đoái hoài tới. Họ đã cho chồng hết yêu thương và hy sinh, và nếu chồng không trân trọng, họ cũng không vì vậy mà làm khổ chính mình. Họ tin mình xứng đáng được những điều tốt đẹp, hơn là một cuộc đời chịu đựng nỗi đau bị phản bội. Với họ, sống chính là thà tuyệt tình với kẻ hết nghĩa với mình, còn hơn là vô tình với chính khổ đau mình phải mang.
Và đàn bà ơi, nếu một mai chồng ngoại tình, mong rằng chúng ta đừng trở thành người đàn bà đầu tiên trên. Cam chịu bất hạnh không bao giờ là sự lựa chọn xứng đáng với đàn bà. Hãy tha thứ, nếu bạn muốn, hãy buông bỏ nếu bạn đã không còn chấp nhận được, nhưng đừng bao giờ nắm thì đau, buông lại không được. Cuộc đời thật sự rất ngắn, hạnh phúc hay khổ đau đều do đàn bà chọn lựa.
Theo phunuvagiadinh.vn
Không phải tình yêu, hôn nhân sống còn là nhờ ở niềm tin Bạn quyết định ly hôn trong sự sững sờ của chồng. Anh ta rối rít van lơn, cầu xin bạn vì con, vì gia đình mà suy nghĩ lại. Bạn trào nước mắt mà nói: "Em không còn tin anh nữa". Không phải tình yêu, điều quan trọng nhất trong hôn nhân chính là niềm tin. Bởi vì theo những chặng đường hôn...