Cuộc hôn nhân “bất khả kháng” của cặp vợ Việt chồng Tây và 1001 câu chuyện hài hước từ ông chồng mang danh “đứa trẻ to xác” đố ai không cười!
“Có lần anh làm sinh tố cho mình, xanh xanh vàng vàng cam cam. Cuối cùng, hóa ra ly sinh tố đó là tổng hợp của rau cải, táo, xoài, dưa chuột, mật ong, cà rốt và cốt dừa nữa, khó uống vô cùng”, Thảo kể.
Những cuộc hôn nhân không cùng quốc tịch luôn có những câu chuyện hài hước. Riêng việc hòa nhập với văn hóa hai bên đã tốn rất nhiều công sức rồi. Một người vợ tâm sự về chuyện hôn nhân của mình. Càng đọc người ta càng thấy thú vị vì sự hài hước của cả hai vợ chồng.
Bố mẹ mừng rỡ vì con gái hết “ế”
Chủ nhân của câu chuyện là Phương Thảo, 29 tuổi, đang sinh sống và làm việc ở Hà Nội. Chồng Thảo tên Isaac, 30 tuổi, quốc tịch Úc. Cuộc sống vợ chồng của cả hai rất thú vị, thu hút nhiều sự chú ý sau khi cô đăng tải bài viết trên mạng xã hội.
Thảo kể: “Ngày xưa mình và chồng quen biết qua một người bạn chung. Mình nghĩ rằng duyên số khiến cả hai yêu nhau chứ bảo hợp thì chẳng phải. Hai đứa gần như không có sở thích chung nào. Anh ấy cứ như một ‘đứa trẻ to xác”.
Ấy vậy nhưng, dù không có sở thích chung, họ vẫn cùng nhau yêu đương rồi xây đắp gia đình hạnh phúc. Trong mắt Thảo, Isaac là một người chân thành, thật thà, có trái tim nhân hậu và cũng rất có trách nhiệm. Một phần khác, anh hài hước và trẻ con.
“Mình vẫn hay xúc động với tình cảm và sự chân thành của anh ấy. Anh vụng về lắm nhưng luôn để ý tới cảm xúc của mình. Khi yêu hay đến bây giờ, điều đó vẫn chẳng hề thay đổi”, Thảo tâm sự.
Ngày trước, quyết định đám cưới đến khi mà Thảo vẫn chưa muốn nó diễn ra. Cả hai bị “bắt cưới” vì cô đang mang trong mình bé trai con của cô và Isaac.
Thảo nhớ lại: “Hồi đó bố mẹ mình mừng lắm vì cuối cùng cũng có người rước con gái đi. Mình thường đùa là mọi cố gắng làm bố mẹ hài lòng cũng chẳng bằng việc con rể mang tới cho ông bà đứa cháu ngoại như thế. Quả ‘bom’ 28 tuổi cũng có người can đảm gỡ. Trước khi có em bé, hai đứa mình ở bên nhau cũng lâu nên bố mẹ hai bên, bạn bè đều rất vui mừng”.
Cuối cùng, Phương Thảo đã có một anh chồng ngoại quốc đáng yêu và tuyệt vời như thế đấy!
Ảnh cưới của Phương Thảo.
Người chồng siêu vụng nhưng đam mê nấu bếp
Chồng Thảo tuy không giỏi chuyện nữ công gia chánh nhưng lại thích giúp đỡ vợ. Anh thường xuyên vào bếp, có ý tốt là muốn nấu nướng cho vợ ăn. Cũng vì căn bếp mà hàng loạt câu chuyện hài hước đã xảy đến.
Thảo tâm sự: “Câu mình nghe nhiều nhất trong ngày luôn là: ‘Em có ổn không? Cần anh giúp gì không’. Anh ấy chẳng từ chối bất cứ sự nhờ vả nào từ vợ cả.
Ngoài công việc chính, anh còn dành thời gian để học thêm kiến thức mới cho công việc. Anh cũng dán biểu đồ tương lai với ảnh hai mẹ con ở giữa để lấy động lực cố gắng”.
Họ đã có một tổ ấm thật sự hạnh phúc.
Video đang HOT
Isaac chồng Thảo là người chồng đặc biệt thích vào bếp. Lần đầu tiên anh quyết định nấu ăn là khi sinh nhật cô vào năm 2016 và mời bạn bè vợ đến ăn. Rất hào hứng với ý tưởng này nên anh chuẩn bị hẳn từ hôm trước. Ấy vậy nhưng khi khách khứa tới đủ, họ vẫn phải chờ đến 3 tiếng nữa. Đói quá, ai cũng có ý định ra về thì đồ ăn ra, mỗi người một quả ớt chuông nhồi.
Đam mê nấu ăn nhưng thường xuyên để cả nhà phải thưởng thức “mầm đá” là điều rất bình thường của ông chồng kute này. Isaac từng nấu bữa tối nhưng cả nhà đợi đến 1 giờ sáng, đồ ăn vẫn chưa ra. Hay như việc hai vợ chồng quyết định đón năm mới tại nhà, Isaac đảm nhận phần bữa tối. Thảo rút kinh nghiệm nên đi ăn ngoài và mua đồ ăn vặt luôn. Kết quả là đến gần nửa đêm, chồng cô vẫn hì hục đẫm mồ hôi mà chưa thể xong bữa.
Cả hai không ngần ngại thể hiện tình cảm.
“Có lần anh làm sinh tố cho mình, xanh xanh vàng vàng cam cam. Cuối cùng, hóa ra ly sinh tố đó là tổng hợp của rau cải, táo, xoài, dưa chuột, mật ong, cà rốt và cốt dừa nữa, khó uống vô cùng. Lần nọ, anh làm khoai tây chiên nhưng đổ cả nồi dầu oliu vào mà không biết. Nồi khoai tây chiên đắt đỏ nhất mình từng ăn là đó”, Thảo kể.
Dù có nhiều thất bại hay chất lượng đồ ăn tồi tệ thế nào, Isaac vẫn rất kiên trì và học hỏi thêm. Món anh làm ổn nhất chính là món trứng luộc. Nói về điều này, Phương Thảo giải thích:
“Anh ấy làm món trứng luộc lòng đào siêu đỉnh luôn. Mình ấn tượng không phải chỉ vì nó ngon mà thời gian làm còn nhanh hơn những món khác rất nhiều”.
Chồng Thảo vào bếp lần đầu tiên.
Món khoai tây chiên đắt giá.
Có lẽ, nỗi ám ảnh vì chồng chuẩn bị và thao tác trong bếp quá lâu đã khiến Phương Thảo đam mê luôn món trứng. Nhưng cũng vì mê và khen ngợi anh mà có thời gian cô liên tục được chồng cho ăn trứng đủ món từ trứng chần, trứng luộc, trứng ngâm xì dầu, trứng ốp, trứng rán… Có những hôm gần 1 giờ sáng, chồng cô vẫn đang hì hục luộc trứng để làm trứng ngâm dấm tỏi.
Tuy vậy, sau tất cả, Isaac vẫn là một người chồng rất thương vợ, thương con, kể cả chuyện vào bếp của anh cũng bắt nguồn từ tình yêu, tình thương dành cho vợ. Cô bầu bí mệt mỏi, anh thoải mái bóp chân, bóp lưng cho vợ.
Khi con còn bé, anh cũng xung phong được bế bé, giỗ con cho vợ ngủ mà chẳng nề hà điều gì. Thảo nhìn thấy được tình yêu thương, sự đồn hết tâm sức của chồng vào mỗi hành động, món ăn dành cho cô. Cô tôn trọng điều đó và có lẽ, mối quan hệ của họ luôn tốt đẹp nhờ những sự cảm thông nhẹ nhàng ấy.
Yêu và cưới một người ngoại quốc chắc hẳn sẽ có những khác biệt về văn hóa xuất hiện. Thảo và Isaac cũng từng có những bất đồng dẫn đến chia tay khi còn yêu.
“Chia tay xong, bọn mình ôm nhau khóc quá trời quá đất vì thương nhau nhiều quá. Thế là không bỏ được. Mà không bỏ được thì phải nhìn nhận lại, chấp nhận và sống cùng nhau thôi”, Thảo tâm sự.
Bây giờ, gia đình của Phương Thảo rất hạnh phúc. Họ cùng nhau tận hưởng những khoảnh khắc bình yên và cũng đầy hài hước bên nhau hằng ngày. Đúng là đôi khi, lấy chồng vụng cũng thật sự thú vị đúng không nào.
Theo nhipsongviet
Đằng sau đám cưới kim cương của "cặp đôi đũa lệch": Từng bất chấp cưới dù có thể tuyệt hậu!
"Nhà là nơi của tình yêu, không phải chỗ cãi cọ. Chồng và vợ nên dựa vào sự thỏa hiệp dành cho nhau. Hôn nhân là một nghệ thuật của sự thỏa hiệp", Dư Quang Trung từng phát biểu.
Người ta cứ nói rằng, những nhà thơ nhà văn thường yêu mà không màng đến lí trí. Họ sống dựa vào cảm xúc và luôn yêu mà chẳng cần phải suy tính quá nhiều.
Bất chấp tất cả để cưới cô gái mắc bệnh phổi
Dư Quang Trung là một nhà văn, nhà thơ, học giả đương đại nổi tiếng ở Đài Loan. Ông khiến người ta thán phục không phải chỉ bởi sự nghiệp văn chương đồ sộ mà còn vì cuộc hôn nhân với một người phụ nữ mắc bệnh phổi.
Dư Quang Trung đã làm tất cả để được kết hôn cùng Phạm Ngã Tồn. Hai người họ đã quen biết hơn 70 năm, kết hôn được 61 năm và chỉ rời xa khi Dư Quang trung "nhắm mắt xuôi tay".
Lần đầu gặp mặt của hai người là khi họ Dư mới 17 tuổi. Ông về Nam Kinh cùng cha mẹ và gặp cô gái nhỏ Phạm Ngã Tồn, khi đó mới 14. Trong mắt Ngã Tồn, Quang Trung hiện lên với vẻ ngoài thư sinh, nho nhã: "Anh mặc đồng phục bằng vải lanh trông khá nghiêm túc và hơi ngại ngùng".
Bố mẹ Quang Trung và Phạm Ngã Tồn rất thân thiết với nhau. Trong cuộc sống hằng ngày, cô bé họ Phạm cũng được mẹ nhiều lần nhắc đến Quang Trung và lời khen ngợi: "Cậu ta học rất giỏi, thông thạo cả tiếng Trung và tiếng Anh, tài năng hội họa cũng tuyệt đỉnh". Vì những lí do đó, Phạm Ngã Tồn đã chú ý nhiều đến họ Dư trong buổi gặp mặt đầu tiên đó.
Ở chiều ngược lại, Quang Trung cũng rất quan tâm đến cô gái nhỏ. Vài ngày sau, ông gửi tặng bà một bài thơ bằng tiếng Anh, bên ngoài ghi: "Tặng Mimi" (biệt danh của Phạm Ngã Tồn). Dù không hiểu tiếng Anh nhưng bà cảm thấy rất ngưỡng mộ tài năng của người anh mới đến. Đó là lần đầu tiên, đôi trẻ chạm mặt nhau.
Một thời gian sau, gia đình của Phạm Ngã Tồn đến Đài Loan do hoàn cảnh phức tạp của xã hội vào thời gian đó. Sau khi đến đây, Phạm Ngã Tồn mắc bệnh viêm phổi và rất ốm yếu.
Khi đó, trường học của bà nhận thấy vấn đề về phổi nghiêm trọng nên từ chối cho bà nhập học. Cuối cùng, cô gái nhà họ Phạm phải nghỉ ở nhà từ thời gian đó, xanh xao và yếu ớt. Suốt những năm sau đó, bà ở nhà, chống chọi với bệnh tật và rất cô đơn. Cũng vì không được đến trường học mà chuyện "trình độ học vấn thấp" theo bà cho đến tận mai sau.
Năm 1950, gia đình họ Dư đến Đài Loan. Đôi trẻ gặp nhau lần thứ 2. Khi đó, Phạm Ngã Tồn yếu ớt vô cùng. Dư Quang Trung miêu tả về cô gái ấy trong một tác phẩm sau này: "Như một cây thủy tiên nhỏ, duyên dáng và thanh lịch, nhút nhát, nhợt nhạt và yếu ớt chống lại bệnh phổi. Luôn mơ ước về văn chương về tình yêu nhưng lại bất lực vì tình trạng của mình".
Hồi đó, khoảng cách giữa hai người khá lớn. Họ Dư là sinh viên Đại học quốc gia Đài Loan. Ngã Tồn là nữ sinh Trung học phải thôi học do bệnh phổi. Thế nhưng, bằng một cách nào đó, họ đã nói chuyện được và thông cảm cho nhau.
Thương cảm cho Ngã Tồn, Dư Quang Trung dành nhiều thời gian cho bà. Ban đầu, họ chỉ là bạn bè nhưng dần dần, tình cảm phát triển đến tình yêu. Những năm đó, tên tuổi của Dư Quang Trung ngày càng được biết đến trong làng văn học. Nhiều cô gái ngưỡng mộ ông nhưng ông chỉ thích nói chuyện cùng Ngã Tồn.
Họ cùng nhau nói về âm nhạc, hội họa, văn học, cùng đạp xe cùng nhau. Dư Quang Trung chìm đắm trong tình yêu của mình. Ông đã dùng dao để khắc ba chữ "YLM" trên một thân cây phong trong sân nhà. "Y là Yu (Dư) L là Love (yêu) M là Mimi)".
Năm 1955, ông dịch tiểu sử của Van Gogh. Mặt trước của tờ giấy trắng ông ghi bản dịch, mặt sau viết thư tình để gửi cho Mimi. Toàn văn hơn 300.000 từ của tiểu sử đã được Phạm Ngã Tồn viết lại trong một tập bản thảo khác trước khi gửi đến nhà xuất bản để không ai đọc được thư tình của họ.
Chuyện tình yêu mãnh liệt ấy đến tai bố mẹ hai bên. Họ đều phản đối quyết liệt. Nhà Dư Quang Trung sợ Phạm Ngã Tồn không đủ sức khỏe, không thể có con. Dù sao thì họ cũng có lý khi bà mắc bệnh phổi rất nặng. Nhà họ Phạm sợ con gái lấy nhà văn lớn sẽ chịu thiệt thòi vì chênh lệch trình độ văn hóa. Tuy nhiên những sự phản đối đó không lay chuyển được Dư Quang Trung.
"Cô ấy hiểu tôi. Cô ấy rất nhạy cảm, trang nhã và hiểu biết về văn học nghệ thuật. Đó đều là những đặc điểm hấp dẫn nhất", ông tâm sự.
Không ngăn cản được con cái, bố mẹ hai bên đồng ý cho họ kết hôn. Năm 1956, hôn lễ của cả hai được tổ chức. Khi đó, họ đã yêu nhau 6 năm, quen biết hơn 10 năm và xác định ngay từ ban đầu rằng đối phương chính là một nửa của mình.
Cuộc hôn nhân kéo dài 61 năm và sự thay đổi của người vợ trẻ
Sau khi kết hôn, Phạm Ngã Tồn từ một người dịu dàng, rụt rè và nhút nhát đã trở nên tự tin, mạnh mẽ hơn rất nhiều. Tình trạng sức khỏe của bà cũng được cải thiện hơn xưa. Bà đóng góp nhiều cho sự nghiệp của chồng.
Mỗi lần Dư Quang Trung chuẩn bị nộp bản thảo, bà sẽ đọc qua và tổng duyệt lần cuối cho chồng. Nếu vợ đánh giá cao và khen ngợi, ông sẽ rất tự tin và chẳng lăn tăn bất cứ điều gì nữa.
Trong vòng 7 năm từ 1958 đến 1965, hai vợ chồng đã có với nhau 5 đứa con (một bé trai mất sau khi sinh được 3 ngày).
Đông con như vậy nhưng Phạm Ngã Tồn đều sắp xếp được cuộc sống một cách ổn thỏa nhất, tạo điều kiện hết mực cho chồng sáng tác.
Hai vợ chồng sinh được 4 cô con gái.
Bà kể rằng có những lúc đang bế con thì chuông điện thoại và chuông cửa kêu cùng một lúc. Bà bế đứa trẻ nhấc điện thoại, báo chờ một chút rồi quay qua mở cửa. Bà luôn tất bật với những công việc gia đình như thế.
Tuy nhiên, Phạm Ngã Tồn cũng sắp xếp thời gian cho sự nghiệp và tham gia vào Hiệp hội văn học. Đây là cách bà ủng hộ cũng như không khiến bản thân thụt lùi so với chồng.
"Cô ấy đã giúp tôi ngăn chặn thế giới, tạo khoảng trống để tôi lùi ra phía sau. Tôi thật sự cảm ơn vợ mình rất nhiều", Dư Quang Trung từng tâm sự.
Phạm Ngã Tồn từng nói về chồng mình: "Sau khi kết hôn, anh ấy tin tưởng tôi 100% và phụ thuộc vào tôi. Mặc dù anh ấy không phải là người thường nói những lời ngọt ngào và ân cần nhưng anh ấy thể hiện tình yêu dành cho tôi và các con qua những hành động thực tế".
Sự thấu hiểu, bảo vệ và gắn bó chính là kim chỉ nam cho mối quan hệ này. Suốt hàng chục năm làm vợ chồng, cặp đôi ít khi cãi nhau. Dư Quang Trung khá nóng tính và cáu kỉnh nhưng đối mặt với người vợ dịu dàng như nước, ông chẳng bao giờ bộc lộ nổi sự tức giận. Dần dần, ông bỏ được tính cách đó của mình.
"Nhà là nơi của tình yêu, không phải chỗ cãi cọ. Chồng và vợ nên dựa vào sự thỏa hiệp dành cho nhau. Hôn nhân là một nghệ thuật của sự thỏa hiệp", Dư Quang Trung từng phát biểu.
Ông đã sáng tác nhiều bài thơ tình tặng cho vợ. Trong mắt ông, khi về già vợ ông vẫn đẹp, vẫn thu hút như ngày nào. Năm 2016, hai vợ chồng đã kỷ niệm đám cưới kim cương, 60 năm bên nhau. Năm 2017, Dư quang Trung qua đời, hưởng thọ 89 tuổi.
Câu chuyện tình yêu của họ có sức lay động thật lớn lao. Dù khoảng cách nào cũng chẳng là vấn đề khi tình cảm người dành cho nhau là thật lòng cả!
Nguồn: Sohu, Kknews (Trí Thức Trẻ)
Cặp vợ Việt chồng Hàn bị chỉ trích vì chê phụ nữ Việt dễ ngoại tình Cặp YouTuber vợ Việt Nam chồng Hàn Quốc đang bị nhiều dân mạng chỉ trích khi có nhiều phát ngôn gây tranh cãi về con gái và văn hóa Việt Nam. Ngày 5/3, nhiều diễn đàn Việt Nam chia sẻ loạt clip của cặp YouTuber vợ là người Việt, chồng là người Hàn Quốc có nhiều phát ngôn về con gái Việt Nam...