Cuộc hội ngộ của hai phóng viên chiến trường
Họ là hai phóng viên chiến trường nổi tiếng một của báo Quân Đội Nhân Dân, một của hãng tin AP. Những ngày tháng 4 lịch sử này, họ đã có cuộc hội ngộ xúc động ở thành cổ Quảng Trị.
Hai con người tài năng, khiêm nhường và từng đi qua chiến tranh ấy là ông Đoàn Công Tính và Nick Út. Chẳng cần phải giới thiệu nhiều về họ. Bởi chỉ cần nhắc đến tên bức ảnh “Em bé Napalm”, cả thế giới đều biết đó là tác phẩm của Nick Út. Và khi nhắc đến loạt ảnh về 81 ngày đêm Thành Cổ ác liệt năm 1972, chiến trường Đường 9 – Khe Sanh, hẳn người ta không thể quên tay máy lừng danh Đoàn Công Tính.
Đoàn Công Tính (phải) và Nick Út tại di tích lịch sử trường Bồ Đề
(thị xã Quảng Trị, Quảng Trị)
Ký ức chiến tranh
Những ngày đầu tháng 4, khoảnh khắc chỉ còn cách vài ngày nữa là đất nước kỷ niệm ngày thống nhất, nhờ sự sắp xếp, tổ chức của Quỹ hoài niệm chiến trường xưa và đồng đội, Nick Út và Đoàn Công Tính đã có chuyến “trở về” xúc động ở Thành Cổ Quảng Trị. Vẫn với chiếc máy ảnh kè kè bên người nhưng bây giờ họ không còn là những chàng trai trẻ, xông xáo giữa đạn bom mà là hai người đàn ông lớn tuổi, tóc hoa râm với những ánh nhìn xa xăm chiêm nghiệm. Họ sánh bước cùng nhau, như những người bạn vong niên trên những con đường rợp bóng cây của thị xã Quảng Trị. Những nơi họ đến thăm là những nơi ghi dấu chiến tranh đến tận bây giờ: Thành Cổ, trường Bồ Đề, nhà thờ Trí Bưu… Kí ức tháng năm cũ như đang ùa về theo từng bước đi của họ.
“Từ trong sâu thẳm, chúng tôi muốn cảnh báo cho loài người tránh xa chiến tranh, chúng tôi không muốn con người bắn giết nhau”
Nhiếp ảnh gia Đoàn Công Tính
Với Nick Út, những câu chuyện về cái thời phải làm việc giữa điều kiện cái sống và cái chết cận kề luôn ám ảnh ông. Nhiều năm xa Việt Nam, ông vẫn giữ được giọng miền Nam gần gũi, cách diễn đạt hết sức súc tích và hấp dẫn.
Trong muôn vàn chuyện cũ, điểm nhấn vẫn là câu chuyện về bức ảnh “Em bé Napalm” Phan Thị Kim Phúc. Ông kể, đó là một ngày tháng 6.1972, Nick Út theo chân một sư đoàn của quân đội miền Nam về Trảng Bàng (Tây Ninh). Đoàn báo chí đi rất đông và trong ngày ông đã chụp rất nhiều ảnh. Toan quay lại thì ông bất ngờ phát hiện một em bé trần truồng vừa chạy trên đường vừa la thất thanh, đó là Phan Thị Kim Phúc.
Sau một thoáng kinh hãi, Nick Út vội giơ máy ảnh, chụp liên tục. Ngoài công việc của một phóng viên, Nick Út còn là một con người thiện tâm, ông đã không bỏ rơi “nhân vật” của mình mà mượn tấm áo khoác lên người cô bé rồi chở thẳng đến bệnh viện tại Củ Chi. “Ban đầu người ta từ chối tiếp nhận vì bệnh viện này đã quá tải, tôi đã phải dùng đến thẻ phóng viên để gây áp lực cho họ cấp cứu”, Nick Út nói.
Theo phóng viên của hãng tin AP thì chụp ảnh là một chuyện, còn chuyển ảnh đi lại là chuyện khác. Bởi sau khi rửa ảnh, ông mang đến cho một biên tập viên của văn phòng AP tại Sài Gòn và người này đã định từ chối. Tuy vậy, vị lãnh đạo của văn phòng đã nghĩ ngược lại, ông ta yêu cầu gửi gấp về trung tâm. Sáng hôm sau, tấm ảnh “Em bé Napalm” lên trang bìa tờ New York Times, nhiều tờ báo khác trên thế giới dẫn lại cũng đăng trang bìa.
Video đang HOT
“Tấm ảnh đó đã gây xúc động cho nhiều người và dấy lên một làn sóng phản chiến mạnh mẽ trong nước Mỹ và trên toàn thế giới. Đến nay nhiều người vẫn cho rằng đó là một trong những tấm ảnh có tính ám ảnh về chiến tranh Việt Nam. Cũng nhờ tấm ảnh này, Kim Phúc đã được rất nhiều bác sĩ giỏi quan tâm, cô thoát chết và về sau làm được rất nhiều điều lớn lao”, Nick Út kể.
Đoàn Công Tính (phải) và Nick Út tại Khe Sanh (H.Hướng Hóa, Quảng Trị)
Ký ức về chiến tranh của nhiếp ảnh gia Đoàn Công Tính không kém phần dữ dội. Những nơi ông tác nghiệp trong chiến tranh chỉ cần nhắc tên đã đủ thấy sự khốc liệt. Là phóng viên hiếm hoi lọt vào “chảo lửa” Thành Cổ Quảng Trị, Đoàn Công Tính đã có những bức hình tái hiện lại cuộc chiến đấu 81 ngày đêm của mùa hè năm 1972 không thể chân thật hơn.
Thăm lại nơi được ví là “nấm mồ chung” bên dòng Thạch Hãn, cựu phóng viên tờ Quân Đội Nhân Dân đã không giấu được xúc động: “Cuộc chiến đấu trong Thành Cổ vô cùng gian nan khốc liệt, không một giây phút nào bom đạn ở đây ngừng rơi, bao nhiêu chiến sĩ vượt sông vào mặt trận thì có bấy nhiêu người hy sinh. Tuy nhiên, giữa cái khốc liệt đấy, tôi thấy tinh thần lạc quan, vui tươi, hồn nhiên của người lính sau mỗi trận đánh, và niềm hạnh phúc khi đọc những lá thư từ hậu phương”.
Và Đoàn Công Tính đã ghi lại được những khoảnh khắc không thể quên: Nụ cười bên Thành Cổ Quảng Trị, Nắng dưới lòng đất, Đánh chiếm căn cứ Đầu Mầu, Tình đồng đội… Người ta nói, ông đã cho nhiều người trên khắp thế giới biết về một “góc nhìn khác” của chiến tranh.
Cảm nhận về hòa bình
Đoàn Công Tính và Nick Út đã có nhiều lần đi riêng lẽ về thăm Quảng Trị, hai ông cũng đã gặp nhau vài lần nhưng đây là lần đầu tiên họ hội ngộ ở Thành Cổ. Cảm nhận được sự đổi thay của mảnh đất này sau chiến tranh, Nick Út đã không khỏi xúc động. Ông kể cách đây hơn 40 năm, có đến Quảng Trị trên một chiếc xe tăng của quân đội miền Nam. Ngày đó, ông chỉ thấy đạn bom, người chết, người chạy loạn, những ngôi nhà loang lổ, những mảnh đất bị xới tung. Nhưng nay, ngoài di tích trường Bồ Đề vẫn còn để nguyên trạng trong đổ nát, thị xã Quảng Trị đã thay đổi đến bất ngờ.
Một tuần sau cuộc gặp xúc động ấy, trao đổi với phóng viên, nhiếp ảnh gia Đoàn Công Tính khẳng định: “Tôi và Nick Út không hề xa lạ, từng lăn lộn trong chiến tranh, cùng là phóng viên, chúng tôi như đã đồng cảm và khâm phục nhau dù gặp gỡ không nhiều. Nick Út đã để lại nhiều ấn tượng trong tôi, anh ấy có những tác phẩm lớn và có đóng góp cho sự nghiệp thống nhất nước nhà. Ai đó từng nói, trong chiến tranh, một tác phẩm báo chí tốt có sức mạnh bằng cả một sư đoàn, Nick Út đã làm được điều đó”.
Nick Út trò chuyện về chiến tranh tại Khe Sanh (H.Hướng Hóa, Quảng Trị)
Theo ông Tính, những tác phẩm của ông và Nick Út dù phản ánh về chiến tranh nhưng cũng chính là giúp chấm dứt chiến tranh. “Từ trong sâu thẳm, chúng tôi muốn cảnh báo cho loài người tránh xa chiến tranh, chúng tôi không muốn con người bắn giết nhau”, ông Tính nhấn mạnh.
“Chủ trương của chúng ta thời chiến là hòa hợp dân tộc. Nhưng giai đoạn đầu sau chiến tranh, chúng ta đã phạm phải một số sai sót nên đẩy một bộ phận nào đó tránh xa Việt Nam. Bây giờ chúng ta vẫn còn nhiều khó khăn, ngọn cờ hòa hợp dân tộc cần phải giương cao lại, cùng bỏ qua hận thù để vượt qua tất cả. Nếu là hòa hợp dân tộc chân chính thì không có gì phải e ngại”, cựu phóng viên chiến trường Đoàn Công Tính chia sẻ.
Theo ANTD
Hình ảnh dàn tên lửa phòng không S-300 sẵn sàng chiến đấu
Đoàn tên lửa 64 là đơn vị trang bị tên lửa S-300, loại khí tài phòng không có hỏa lực mạnh, độ chính xác và khả năng kháng nhiễu cao.
Những năm qua, Đoàn tên lửa phòng không 64 (Sư đoàn 361, Quân chủng Phòng không - Không quân) đã tích cực, chủ động tổ chức huấn luyện, khai thác sử dụng, làm chủ khí tài mới. Theo Trung tá Nguyễn Quốc Văn, Đoàn trưởng Đoàn 64, kể từ ngày thành lập đến nay, đơn vị đã tập trung nâng cao chất lượng huấn luyện và khả năng sẵn sàng chiến đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ Thủ đô Hà Nội và thực hiện các nhiệm vụ cơ động khác.
Thiếu tá Nguyễn Trần Luyện, Tham mưu trưởng Đoàn 64 thì khẳng định, công tác tự đào tạo chuyển loại trên khí tài mới và công tác bảo đảm kỹ thuật là những hoạt động nổi bật của Đoàn trong những năm qua.
Gắn bó với Đoàn 64 đã nhiều năm nay, Thượng tá Bùi Văn Khỏa, Chính trị viên đơn vị cho biết, với những thành tích đã đạt được, trong những năm qua, Đảng bộ Đoàn 64 luôn là đơn vị huấn luyện giỏi.
Dưới đây là một số hình ảnh huấn luyện sẵn sàng chiến đấu ở đoàn tên lửa 64:
Triển khai bệ phóng.
Với hỏa lực mạnh, độ chính xác cao, khả năng chống nhiễu tốt, tên lửa S-300 là vũ khí hiệu quả nhằm chống lại các cuộc tấn công đường không và tập kích đường không của địch.
Đây cũng là vũ khí sẽ đối chọi có hiệu quả với các loại tên lửa và máy bay hiện đại của đối phương.
Chiến sĩ lái xe tập trung cao độ...
...đưa xe điều khiển cơ động về trận địa.
Giao nhiệm vụ cho các thành phần của kíp chiến đấu.
Nhanh chóng nối cáp nguồn điện với xe điều khiển.
Đây là đài radar điều khiển hỏa lực và chỉ thị mục tiêu đa kênh 30N6E1 có khả năng phát hiện mục tiêu ở tầm 200km, theo dõi đồng thời 12 mục tiêu, dẫn bắn 6 mục tiêu cùng lúc.
Nhân viên tiêu đồ quản lý chắc mục tiêu.
Các thành phần kíp chiến đấu hiệp đồng nhịp nhàng trong bắt, bám mục tiêu.
Sẵn sàng hạ lệnh phóng.
Theo ANTD
"Đặc nhiệm Mỹ sống 45 năm ở VN" là bịa đặt Hình ảnh về cựu binh Robertson trong phim không rõ ràng và báo chí Mỹ, Canada cũng chưa được cung cấp hình ảnh chính thức nào về Robertson và cuộc sống của ông hiện nay ở Việt Nam nếu nhân vật này có thật. Trưa 27/4, sau khi đăng bài xung quanh câu chuyện khó tin "đặc nhiệm Mỹ sống 45 năm ở...