Cuộc hội đàm riêng giữa Tổng thống Nga với lãnh đạo Azerbaijan và Armenia
Nhà lãnh đạo Nga chủ yếu tập trung vào mối quan hệ kinh tế với cả hai nước và phản ánh sự chuyển hướng trong chính sách đối ngoại của Armenia.
Các nguyên thủ quốc gia thuộc Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS) chụp ảnh lưu niệm. Ảnh: RIA Novosti
Theo hãng thông tấn TASS (Nga), Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tổ chức các cuộc hội đàm tại Điện Kremlin với Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev và Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan hôm 8/10. Sự kiện này diễn ra trong bối cảnh cả hai nhà lãnh đạo đang có mặt tại Moskva để tham dự hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS).
Cụ thể, Tổng thống Ngan đã có cuộc hội đàm riêng với các nhà lãnh đạo Armenia và Azerbaijan tại Moskva sau khi dường như không tổ chức được cuộc gặp ba bên với họ.
Hãng thông tấn TASS đưa tin trước cuộc đàm phán rằng xung đột Armenia-Azerbaijan sẽ là vấn đề nổi bật trong chương trình nghị sự. Nhưng Tổng thống Putin đã không đề cập đến vấn đề này trong bài phát biểu được Điện Kremlin công bố, thay vào đó ông nói về mối quan hệ song phương của Nga với Armenia và Azerbaijan. Đặc biệt, ông Putin nói rằng thương mại Nga-Armenia đang trên đà đạt kỷ lục mới trong năm nay.
Theo ông Putin, trong khi năm ngoái, thương mại của Nga với Armenia đạt 7,4 tỷ đô la Mỹ, thì năm nay có thể tăng gấp đôi lên 14 – 16 tỷ USD, vì con số trong nửa đầu năm 2024 là 8,3 tỷ USD. Nga là nhà đầu tư nước ngoài hàng đầu tại Armenia, ông Putin lưu ý. Ông Putin đã mời Thủ tướng Pashinyan đến hội nghị thượng đỉnh BRICS tại Kazan vào ngày 22-24/10, theo đề xuất tổ chức một cuộc họp song phương tại địa điểm đó và cho biết ông Pashinyan có thể gặp gỡ những người đồng cấp của mình từ các quốc gia khác.
Phát biểu với các nhà báo trước đó trong ngày, trợ lý chính sách đối ngoại của Tổng thống Putin, Yury Ushakov, tiết lộ rằng Moskva đã tìm cách sắp xếp một cuộc gặp ba bên giữa các nhà lãnh đạo Nga, Armenia và Azerbaijan. “Không, chưa có thỏa thuận nào về cuộc gặp ba bên. Đã có ý tưởng như vậy nhưng không được ai ủng hộ”, ông Ushakov nói mà không giải thích thêm.
Truyền thông Azerbaijan trước đó cũng đưa tin rằng Yerevan đã từ chối tổ chức các cuộc đàm phán do Nga làm trung gian với Baku trong hội nghị thượng đỉnh CIS. Chính phủ Armenia không bác bỏ tuyên bố này.
Trong khi đó, tại cuộc gặp với Tổng thống Aliyev, ông Putin cho biết quan hệ giữa Nga và Azerbaijan đang phát triển tích cực, với thương mại song phương đạt 4,3 tỷ USD vào năm ngoái và Nga đã bơm hơn 4 tỷ USD đầu tư trực tiếp vào nền kinh tế của Azerbaijan. Hai nước có rất nhiều dự án về năng lượng và cơ sở hạ tầng. Nhân dịp này, ông Putin cũng mời Tổng thống Aliyev tham dự hội nghị thượng đỉnh BRICS.
Về phần mình, Tổng thống Aliyev nhấn mạnh rằng cuộc gặp của ông với Tổng thống Putin “mang đến cơ hội tốt để xem xét lại chương trình nghị sự và xác định các bước cụ thể” để thực hiện các thỏa thuận giữa hai nước.
Niyazi Niyazov, Giáo sư tại Đại học St. Petersburg, đánh giá rằng các cuộc gặp giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin với Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev và Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan có ý nghĩa quan trọng trong việc củng cố vị thế của Nga tại Nam Caucasus. Tuy nhiên, ông cảnh báo rằng khả năng đạt được một hiệp định hòa bình giữa Armenia và Azerbaijan vẫn còn nhiều thách thức.
Trong khi đó, Fyodor Lukyanov, Tổng biên tập tờ Russia in Global Affairs, đồng ý rằng các cuộc đàm phán với ông Putin có tính xây dựng, nhưng nhấn mạnh rằng sự tham gia của Nga hay phương Tây sẽ không đảm bảo hòa bình, vì mọi thứ vẫn phụ thuộc vào Armenia và Azerbaijan. Ông cũng nhấn mạnh rằng vấn đề Nagorny-Karabakh đã được quyết định, tạo ra những khó khăn nhất định cho tiến trình trình hòa bình giữa Armenia và Azerbaijan.
Armenia dọa rút khỏi liên minh do Nga dẫn dắt
Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan nói rằng nước ông sẽ rời khỏi Tổ chức Hiệp ước an ninh tập thể (CSTO) nếu những thắc mắc của Yerevan không được giải đáp.
"Chúng tôi đã đình chỉ việc tham gia CSTO và chúng tôi không còn tham dự các cuộc họp của tổ chức. Hiện nay, chúng tôi đang chờ câu trả lời cho thắc mắc duy nhất: khu vực trách nhiệm của tổ chức tại Armenia là gì? Mọi vấn đề đã nổi lên từ khoảnh khắc Yerevan nêu sự việc này ra", Thủ tướng Pashinyan nói trong một cuộc họp báo ngày 12.3, theo hãng APA.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan tại Điện Kremlin hồi tháng 5.2023. Ảnh AFP
CSTO là tổ chức quân sự và an ninh quốc tế gồm các quốc gia cựu thành viên Liên Xô và có trụ sở chính tại Moscow (Nga). Nhiệm vụ của CSTO bao gồm phòng thủ chung, chống khủng bố, chống ma túy, và các hoạt động khác liên quan đến an ninh. Các quốc gia thành viên của CSTO bao gồm Armenia, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Nga và Tajikistan.
Từ khi nắm quyền từ năm 2018, Thủ tướng Pashinyan đã thắt chặt mối quan hệ của Armenia với châu Âu và Mỹ, khiến đồng minh truyền thống là Nga phật lòng.
Armenia cũng chỉ trích Nga vì không giúp bảo vệ nước này trước đối thủ Azerbaijan, vốn ngày càng xích lại gần Moscow hơn. Năm 2023, Azerbaijan tiến hành chiến dịch quân sự quy mô lớn giành lại quyền kiểm soát vùng lãnh thổ Nagorno-Karabakh từ nhóm người dân tộc Armenia, vốn được Yerevan ủng hộ.
Hồi tuần trước, Ngoại trưởng Armenia Ararat Mirzoyan nói rằng nước ông đang cân nhắc xin gia nhập Liên minh châu Âu (EU).
Armenia chính thức gia nhập tòa án đã ban hành lệnh bắt giữ Tổng thống Putin
Về mối quan hệ của Armenia với CSTO, Tổng thư ký Imangali Tasmagambetov của tổ chức này nói với hãng thông tấn TASS ngày 12.3 rằng chưa nhận được đề nghị chính thức về việc đình chỉ tư cách thành viên của Armenia.
Ông Tasmagambetov thừa nhận Armenia không tham gia vào công việc của ban thư ký CSTO trong thời gian gần đây. Thủ tướng Pashinyan không tham gia các cuộc họp của tổ chức cũng như hội nghị thượng đỉnh CSTO tại Belarus hồi tháng 11.2023.
Ông Tasmagambetov nói rằng bất chấp "những cảm xúc đáng lo ngại" từ giới tinh hoa Armenia, CSTO hy vọng vào "sự tỉnh táo chính trị của giới lãnh đạo đất nước" và nhấn mạnh Yerevan vẫn là một đồng minh trong tổ chức.
Armenia đề xuất ký thỏa thuận kiểm soát vũ khí với Azerbaijan Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, tại cuộc gặp với các thành viên đảng Hợp đồng Dân sự cầm quyền ở thành phố Gavar ngày 13/1, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan đã đề xuất ký kết thỏa thuận kiểm soát vũ khí với Azerbaijan. Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev (trái) và Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan tại hội nghị lãnh đạo Cộng...