Cuộc gọi lạ và chiêu lừa mới của tin tặc
Theo thống kê tính đến thời điểm này, mức cước mà thuê bao Việt Nam bị lừa dao động từ khoảng 99.000-150.000 đồng/phút (ảnh minh họa)
Điện thoại di động báo cuộc gọi lỡ (missed call) từ một số máy lạ, chủ thuê bao bấm máy gọi ngược trở lại số máy này kiểm tra mà không hề biết rằng mình đang bị hacker “móc túi” rất nhiều tiền cước phí điện thoại từ tài khoản dù chỉ 1 giây nháy máy. Các tập đoàn viễn thông lớn trên thế giới đã phát đi thông báo khẩn tới các khách hàng để cảnh giác kiểu lừa đảo viễn thông mới này nên những nhóm hacker đã chuyển hướng “tấn công” sang các quốc gia ở châu Á và châu Phi, và chiêu lừa này đã xuất hiện ở Việt Nam một vài tuần nay.
“Gọi lỡ” lừa cước viễn thông
Tính đến thời điểm này, đã có rất nhiều thông tin của khách hàng phản ánh về việc liên tục bị các số máy lạ từ nước ngoài có đầu số 881, 882 nháy máy, gọi lỡ vào số điện thoại di động tất cả các trường hợp trên muốn gửi tin lại thì không gửi được, bấm số gọi lại vào đầu số gọi nhỡ thì lúc thấy tín hiệu đổ chuông, lúc thì nghe nhạc chờ, lúc thì chỉ có tổng đài trả lời tự động bằng tiếng Anh nhưng tuyệt nhiên không có ai trả lời đáp trả cuộc gọi. Đến khi thanh toán cước phí, mặc dù liên lạc không được kết nối nhưng khách hàng đã bị mất một số tiền lên đến hàng trăm nghìn đồng cho các số gọi không được nêu trên. Gọi điện tới trung tâm tư vấn khách hàng của các nhà mạng để khiếu nại khách hàng mới biết đã bị tin tặc quốc tế lừa bằng chiêu thức hết sức đơn giản: “nháy máy gọi lỡ gọi lại không kết nối = mất tiền”. Thậm chí số máy lạ không chỉ gọi lỡ một lần mà rất nhiều lần, khiến cho việc mất tiền cũng nhiều thêm. Rất nhiều khách hàng của các nhà mạng Mobifone, Vinaphone, Viettel đã bị rơi vào trường hợp tương tự.
Thực hư ra sao, cụ thể theo thông báo của các nhà mạng trong nước, hiện nay đã xuất hiện các số điện thoại từ nước ngoài có mã đầu số 881xxxxxxxx, 882xxxxxxxx thực hiện công đoạn nháy máy để tạo nên các cuộc gọi lỡ để chủ thuê bao “sập bẫy”, khi ấn số gọi lại, ngay khi đổ chuông dù chỉ trong tích tắc đã bị tính cước và nhóm hacker bắt đầu chiếm đoạt tiền cước.
Thủ đoạn của tin tặc là liên tục tạo nên hàng triệu triệu cuộc gọi nhỡ thông qua dải số có sẵn đến các số điện thoại di động của bất kỳ ai, sống tại quốc gia và vũng lãnh thổ nào, trong đó có Việt Nam. Sau khi thuê bao di động Việt Nam gọi lại đến các số quốc tế đã gọi lỡ, trạng thái kết nối bị các hacker chuyển sang chế độ trả lời tự động, hướng dẫn khách hàng bấm số nội bộ, hoặc số nhánh để sử dụng dịch vụ để “câu” giờ vì thời gian chờ càng lâu số tiền khách hàng bị hacker rút ruột càng lớn. Đó là lý do vì sao nhiều người dùng mới chỉ gọi lại, đợi chuông nhưng tài khoản đã bị trừ hàng trăm nghìn đồng.
Theo tư vấn của dịch vụ chăm sóc khách hàng 1080 Hà Nội thì những dải số 881…, 882… được xác định là hệ thống vệ tinh di động toàn cầu không trực thuộc sự quản lý của bất kỳ cơ quan, quốc gia nào (?), nên khi khách hàng bị “móc túi” thì việc truy thu hoàn cước số tiền bị mất là bất khả thi. Theo thống kê tính đến thời điểm này, mức cước mà thuê bao Việt Nam bị lừa dao động từ khoảng 99.000-150.000 đồng/phút.
Cảnh giác
Rất nhiều khách hàng của Tập đoàn Viễn thông SingTel (Singapore), AT&T (Mỹ), Hãng Viễn thông MTC (Namibia) cùng nhiều quốc gia khác đã bị lừa từ dải số 881, 882… Thông tin khẩn được phát đi từ các tập đoàn này cảnh báo các thuê bao di động cảnh giác bởi ngoài việc lấy tiền cước, các nhóm hacker còn truy cập vào điện thoại để “ăn trộm” những dữ liệu mang tính bảo mật cá nhân được lưu giữ trong điện thoại. Diến biến tiếp theo của nhóm hacker này sau khi “missed call” bị bại lộ, chúng tiếp tục chuyển hướng sang dùng phần mềm gửi tin nhắn (sms) hàng loạt (spam) với nội dung úp mở, gây sự tò mò khiến khách hàng gọi lại theo số nhắn tin và chúng tiếp tục “rút” tiền với giá cước rất cao.
Video đang HOT
Theo ông Nguyễn Ngọc Anh, chuyên viên kỹ thuật Công ty dịch vụ viễn thông Vinaphone cho biết, khi khách hàng mở máy nhận các cuộc gọi quốc tế thì không bị mất tiền, nhưng khi khách hàng dùng mạng di động gọi lại các số điện thoại vệ tinh sẽ bị tính cước rất cao ngay sau khi điện thoại ở đầu dây bên kia có tín hiệu đổ chuông. Để khắc phục, ngoài việc cảnh giác tuyệt đối không được gọi lại ở bất kỳ hình thức nào khi thấy cuộc gọi lỡ từ số máy lạ có đầu số quốc tế thì khách hàng nên đăng ký khóa chiều gọi đi quốc tế để tránh tình trạng mất cước quốc tế.
Ông Nguyễn Hùng Sơn, Đội Cảnh sát điều tra tội phạm công nghệ cao, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, CATP Hà Nội cho biết, hiện nay tội phạm công nghệ cao liên tục gia tăng, hoạt động trên địa bàn rộng và ngày một tinh vi. Ngoài các đối tượng tội phạm trong nước còn có hiểm họa từ các đối tượng ở nước ngoài xảy ra ở hầu hết các lĩnh vực thông qua Internet, hệ thống vệ tinh toàn cầu xâm nhập vào máy tính cá nhân, điện thoại di động và các thiết bị công nghệ khác của cá nhân lẫn cơ quan, tổ chức. Trước khi có những biện pháp cụ thể, khách hàng không nên chủ quan, cần cảnh giác kiểm tra kỹ số điện thoại trước khi thực hiện gọi lại, đăng ký chặn số và tin nhắn để tránh các chiêu lừa tiền của tin tặc.
Vừa qua, các chuyên gia an ninh mạng của Công ty Bkav Việt Nam đã đưa ra cảnh báo, thông qua “lỗ hổng” hệ điều hành của iPhone, đối tượng có thể lợi dụng để thực hiện hành vi lừa đảo, tống tiền, ăn cắp thông tin bí mật, tài khoản của người sử dụng iPhone tại Việt Nam bằng các tin nhắn (sms) giả mạo từ người thân nạn nhân. Kết quả thử nghiệm giả lập tình huống và chứng minh của các chuyên gia an ninh mạng Bkav cho thấy đối tượng có thể giả mạo bất kỳ số máy nào lưu trong danh bạ để gửi tin nhắn đến chính thiết bị đó.
Ông Nguyễn Minh Đức, Giám đốc An ninh mạng của Bkav nhận định: “Việc có thể giả mạo số điện thoại để gửi tin nhắn sẽ dẫn đến nguy cơ xuất hiện nạn lừa đảo hay tống tiền bằng tin nhắn. Đối tượng sẽ không chỉ giả mạo số điện thoại của người thân, vợ hoặc chồng con, bạn bè mà còn có thể ngụy trang bằng số dịch vụ ngân hàng hay nhà cung cấp dịch vụ viễn thông để lừa người sử dụng”.
Hiện nay Công ty Apple đã xác nhận lỗi này, tuy nhiên “lỗ hổng” của iPhone không phụ thuộc vào nhà mạng và không thể ngăn chặn từ hệ thống mà chỉ chờ nhà sản xuất sửa lỗi vá lỗ hổng. Vì vậy các chuyên gia an ninh mạng khuyến cáo người sử dụng iPhone khi nhận được tin nhắn từ người thân, quen cần để ý, nếu có dấu hiệu nghi ngờ có thể phải nghĩ đến khả năng mình đang bị lừa, cần cảnh giác đề phòng và ngay lập tức kiểm tra lại nguồn gốc của thông tin từ tin nhắn được gửi đến.
Theo 24h
Hành trình truy bắt băng trộm nick yahoo
Chúng mời họ đăng nhập vào trang này bằng chính nick yahoo để tham gia trò chơi hoặc xem những thông tin nào đó mà bị hại cảm thấy hứng thú.
Mới đây, Đội CS phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Đội 14), Phòng CSĐT tội phạm về TTXH (PC45 - Công an TP Hà Nội) đã triệt phá ổ nhóm chuyên trộm tài khoản nick yahoo để lừa đảo, chiếm đoạt tiền.
Đáng chú ý, nhóm đối tượng này, tên nhiều tuổi nhất mới sinh năm 1994, còn hầu hết đang là học sinh tại các trường PTTH và đều ở trong địa bàn tỉnh Quảng Trị. Trong đó, Nguyễn Đức Bi (SN 1996, trú tại TX. Quảng Trị, học sinh lớp 10) được xác định là kẻ cầm đầu, rủ rê các đối tượng khác tham gia.
Thời gian qua, Phòng PC45 liên tục nhận được đơn trình báo của nhiều người tố cáo việc bị một số đối tượng đột nhập vào nick yahoo của người quen rồi lừa lấy mất tiền.
Nhóm đối tượng đã bị bắt (ảnh: ANTĐ)
Lãnh đạo Đội CS phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao đã chia sẻ với chúng tôi về hành trình truy tìm những "con người ảo" này.
Ngay khi nhận thông tin tố cáo của nạn nhân, lực lượng phá án lúc đó chỉ biết được nick chat, chứ không biết đối tượng ở đâu. Cán bộ nghiệp vụ đã lần dò theo địa chỉ IP của kẻ đang sử dụng nick chat đó, thậm chí đóng thế bị hại để nói chuyện với chúng. Tuy nhiên, những kẻ đi lừa luôn cảnh giác và rất khó khai thác thông tin.
Khi xác định được đối tượng đang đăng nhập nick chat bằng IP tại Quảng Trị, ngay lập tức Đội điều tra đã tung quân vào miền Trung nằm vùng suốt một thời gian dài. Quá trình phá án tại Quảng Trị, cán bộ chiến sĩ của Đội đã theo dõi, tìm đến từng quán Internet trên địa bàn để tìm hiểu.
Đôi khi, cảnh sát phải đóng vai khách hàng vào chơi game. Bởi trong một quan net có đến vài ba chục máy tính, các chiến sĩ không thể xác định ngay được đối tượng mà phải tiếp tục theo dõi, ra vào quán nhiều lần.
Quá trình theo dõi, cán bộ điều tra nhận thấy rằng, những vụ trộm nick thường xảy ra vào buổi tối, thậm chí nửa đêm, 3-4h sáng cũng có. Từ đó, họ tìm hiểu quy luật giờ giấc hoạt động của nhóm đối tượng này và xác định những kẻ chơi game online này hay hoạt động vào buổi tối, thậm chí rất khuya, đến sáng, chúng lại đi học hoặc nằm ngủ. Và quán net cũng thường gần trưa mới mở cửa.
Cho nên, các trinh sát cũng phải sinh hoạt theo chế độ của chúng, đêm thức, ngày ngủ. Thậm chí có đêm phải ngồi chờ đến tận khi người cuối cùng rời quán. Nhưng có hôm, chúng lại không ra quán net mà bỗng dưng mất hút. Đôi khi lại gặp cả nhóm người cùng đến, cùng đi với nhau, nên không phân biệt được ai là đối tượng cần theo dõi.
Một yếu tố khó khăn không kém, đó là "sự bất đồng ngôn ngữ". Giọng nói của người Quảng Trị rất khó nghe. Các chiến sĩ cảnh sát từ miền Bắc vào, nhiều khi muốn hỏi thăm chủ quán hoặc người chơi về thông tin một ai đó, họ trả lời bằng tiếng địa phương rất khó hiểu. Mặc dù đang muốn nhanh chóng vì sợ mất dấu đối tượng, nhưng đành đứng như trời trồng, nghĩ mãi không hiểu họ nói gì.
Tuy nhiên, sau một thời gian dài ăn ngủ cùng hacker, Đội CS phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao đã lần lượt làm rõ chân tướng 18 đối tượng trong vụ án.
Cơ quan điều tra cho biết, những học sinh này, mặc dù gia đình không khá giả gì, nhưng chúng thường đòi lêu lổng, la cà ở các quán Internet chơi điện tử.
Trong quá trình chơi trên mạng, chúng học được một số chiêu trò hacker lấy trộm tài khoản nick yahoo. Thủ đoạn của chúng là vào mạng, lân la chat làm quen với những người đang sở hữu nick Yahoo. Chúng gửi cho họ đường dẫn của một trang mạng và mời bấm vào đó, mời đăng nhập bằng nick yahoo để tham gia trò chơi hoặc xem những thông tin nào đó mà bị hại cảm thấy hứng thú. Tuy nhiên, những trang chúng gửi đều được lập trình sẵn có khả năng ghi nhớ thông tin tài khoản và mật khẩu.
Sau đó, chúng đăng nhập vào tài khoản Yahoo của nạn nhân và nói chuyện với những người trong danh sách bạn bè. Chúng bịa ra chuyện "đang có một số thẻ điện thoại khuyến mãi tặng 300%, hãy gửi tiền vào số TK ngân hàng rồi sẽ chuyển thẻ cho". Hoặc "H đang lỡ chút việc, làm phiền mua giúp cái thẻ điện thoại, chiều H trả cho", hay nhờ mua thẻ nạp tiền chơi điện tử trên mang (game online), thậm chí "tôi đang kẹt tiền quá, chuyển tôi vay 5 triệu, theo tài khoản ABC"...
Nhiều người tưởng người đang nhờ là bạn mình thật, vội vàng đi gửi tiền cho chúng mà không suy nghĩ gì.
Bằng thủ đoạn đó, nhóm học sinh trên đã lừa tiền của hàng trăm người nhiều tỉnh thành trong cả nước, thậm chí ở nước ngoài. Chúng thường không lừa nhiều tiền của một người bởi như thế dễ bị lộ. Tuy nhiên, có người nhẹ dạ đã bị chúng lừa lấy mất 5 triệu, 7 triệu đồng. Người bị lừa ít thì mất vài trăm nghìn đồng.
Với tài khoản điện thoại, khi lấy được, chúng sẽ bán mã số cho các đại lý điện thoại, hoặc ai đó đang cần nạp tiền với giá rẻ. Còn những khoản tiền lừa được, chúng chia nhau ăn tiêu hết.
Vốn là con em các gia đình nghèo, nên khi cảnh sát bắt giữ, đề nghị bố mẹ lên làm việc, mỗi gia đình cũng chỉ bồi thường cho bị hại được một vài triệu.
Hiện công an vẫn tiếp tục mở rộng điều tra vụ án bởi số đối tượng liện quan trò lừa đảo này có thể không chỉ có 18 đối tượng.
Trung tá Ngô Minh An, Đội trưởng Đội CS phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an TP Hà Nội cho biết, hiện vẫn chưa xác định được số tài sản nhóm học sinh này đã lừa. Hàng ngày vẫn có người đến trình báo về việc bị mất nick yahoo và mất tiền.
Đề nghị những nạn nhân bị chiếm đoạt nick Yahoo hoặc bị lừa tiền liên hệ với Đội 14 (PC45 - Công an TP. Hà Nội) - số 7, phố Thiền Quang, Hà Nội.
Theo 24h
Nhóm học trò lừa đảo bằng nick Yahoo sa lưới Công an thị xã Quảng Trị (tỉnh Quảng Trị) ngày 20.9 cho biết công an thị xã vừa phối hợp với Đội cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao (Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội, Công an TP.Hà Nội) phá băng nhóm lừa đảo qua mạng bằng nick Yahoo chuyên nghiệp gồm nhiều học sinh chưa tới 18...