Cuộc gặp thượng đỉnh lịch sử Anh-Mỹ trong thế kỷ 21
Theo phóng viên TTXVN tại New York, ngày 10/6, Thủ tướng Anh Boris Johnson sẽ có cuộc gặp thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ Joe Biden ngay trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền công nghiệp phát triển nhất thế giới (G7) diễn ra tại vùng England. Cuộc gặp được cho là sẽ định hình quan hệ đồng minh Anh-Mỹ trong thế kỷ 21.
Thủ tướng Anh Boris Johnson (trái) và Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh: TTXVN
80 năm trước, vào ngày 14/8/1941, Thủ tướng Anh Winston Churchill và Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt đã ký kết “Hiến chương Đại Tây Dương” nhằm xác lập trước trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới II và là cơ sở hình thành Liên hợp quốc và NATO. Sau đó, năm 1946, Thủ tướng Anh Winston Churchill đã có bài diễn văn lịch sử “Nguồn tiếp sức cho hòa bình” (Sinews of Peace) tại Đại học Westminster ở Missouri (Mỹ), trong đó đề cập tới “mối quan hệ đặc biệt” Anh-Mỹ.
80 năm sau, Thủ tướng Anh Johnson và Tổng thống Mỹ Biden sẽ gặp nhau tại thành phố cảng Cornwall nằm bên bờ Đại Tây Dương và dự kiến sẽ ký kết một phiên bản mới của văn kiện năm 1941 tập trung vào các thách thức hiện đại. Tại cuộc gặp, hai nhà lãnh đạo kỳ vọng sẽ nỗ lực tạo ra một trật tự hậu đại dịch COVID-19 giống như cách mà Hiến chương Đại Tây Dương năm 1941 đã được định hình trước một trật tự thế giới mới.
Văn phòng Thủ tướng Anh cho biết: “Cũng như hai quốc gia đã làm việc cùng nhau để xây dựng lại thế giới sau Chiến tranh thế giới II, Anh và Mỹ cũng sẽ áp dụng sức mạnh tổng hợp của mình cho những thách thức to lớn mà thế giới phải đối mặt ngày nay, từ quốc phòng và an ninh toàn cầu đến xây dựng trở lại tốt hơn từ đại dịch COVID-19 đến ngăn chặn biến đổi khí hậu”.
Phát biểu trước cuộc gặp thượng đỉnh, Thủ tướng Anh Johnson nói: “Trong khi Churchill và Roosevelt phải đối mặt với câu hỏi làm thế nào để giúp thế giới phục hồi sau một cuộc chiến tàn khốc, ngày nay chúng ta phải tính đến một thách thức rất khác nhưng không kém phần đáng sợ, làm thế nào để xây dựng trở lại tốt hơn từ đại dịch do virus SARS-CoV-2 gây ra. Và khi chúng tôi làm như vậy, hợp tác giữa Anh và Mỹ, đối tác thân thiết nhất và đồng minh lớn nhất, sẽ rất quan trọng đối với tương lai của sự ổn định và thịnh vượng của thế giới”. Ông nhấn mạnh: “Các thỏa thuận mà Tổng thống Biden và tôi sẽ thực hiện, bắt nguồn từ các giá trị và triển vọng chung của chúng ta, sẽ tạo thành nền tảng của sự phục hồi toàn cầu bền vững. 80 năm trước, Tổng thống Mỹ và Thủ tướng Anh đã sát cánh cùng nhau hứa hẹn một tương lai tốt đẹp hơn. Hôm nay chúng tôi cũng làm như vậy”.
Dự kiến, Hiến chương mới sẽ đề cập tới những mối đe dọa mới mà thế giới phải đối mặt như tấn công mạng, khủng hoảng khí hậu, bảo vệ đa dạng sinh học và ngăn chặn đại dịch trong tương lai.
Hai bên cũng sẽ thảo luận việc bảo vệ Thỏa thuận Thứ Sáu Tốt lành, mở cửa đi lại bằng đường hàng không đến Mỹ, công nghệ và thương mại. Một nhóm công tác vận tải sẽ được thành lập để xem xét việc mở cửa du lịch giữa hai bờ Đại Tây Dương.
Hơn 50% dân số Anh có kháng thể chống virus SARS-CoV-2
Dữ liệu công bố ngày 30/3 của Văn phòng Thống kê quốc gia Anh (ONS) cho thấy hơn 50% dân số Anh đã có kháng thể chống COVID-19.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Newcastle-upon-Tyne, đông bắc England. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo ONS, tính đến ngày 14/3, khoảng 55% dân số tại vùng England, 51% dân số xứ Wales, 49% người dân Bắc Ireland và 43% người dân vùng Scotland đã có kháng thể chống COVID-19. Tuy nhiên, số liệu này không bao gồm những người tại bệnh viện và cơ sở dưỡng lão. Kháng thể chống virus SARS-CoV-2 chỉ sản sinh ở những người đã từng mắc COVID-19 hoặc đã được tiêm vaccine. Thông thường cơ thể sẽ mất từ 2 đến 3 tuần sau khi tiêm vaccine để sản sinh lượng kháng thể đủ để chống COVID-19.
Thống kê của ONS cho thấy hơn 30,6 triệu người dân Anh đã được tiêm mũi đầu tiêm của vaccine ngừa COVID-19. Chính phủ Anh cho biết nước này đang trong tiến trình hoàn thành mục tiêu đến ngày 15/4 tiêm mũi đầu tiên vaccine ngừa COVID-19 cho 9 nhóm đối tượng ưu tiên, trong đó có nhóm trên 50 tuổi, và cho tất cả người trưởng thành đến cuối tháng 7 tới.
Những con số trên được công bố trong bối cảnh Chính phủ Anh dần nới lỏng một số biện pháp hạn chế, trong đó có việc cho phép hai hộ gia đình hoặc nhóm tối đa 6 người tụ tập ở ngoài trời. Kể từ ngày 12/4 tới, các cửa hàng không thiết yếu, nhà hàng và quán rượu tại vùng England được phép hoạt động trở lại, song chỉ được phục vụ khách ngoài trời.
Ngày 22/2 vừa qua, Thủ tướng Boris Johnson đã công bố lộ trình nhằm từng bước nới lỏng lệnh phong tỏa phòng dịch COVID-19 hiện nay. Kế hoạch gồm 4 bước này sẽ dỡ bỏ toàn bộ các biện pháp hạn chế tại vùng England đến giữa tháng 6 tới. Tuy nhiên, giới chuyên gia cũng cảnh báo nước Anh chưa thoát khỏi nguy hiểm do lo ngại xuất hiện những biến thể mới của virus SARS-CoV-2 và làn sóng dịch thứ 3 tại châu Âu.
Anh giúp các nước khác xác định các biến thể của virus Ngày 26/1, Bộ Y tế Anh cho biết nước này sẽ chia sẻ năng lực giải mã gien nhằm giúp các quốc gia thiếu nguồn lực nhận diện nhanh hơn những biến thể của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19. Tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Haxby, Anh. Ảnh: AFP/TTXVN Anh cho biết nước này đã thực hiện hơn một nửa giải mã gien của...