Cuộc gặp ngoại trưởng Bộ tứ Normady: ‘Họp nhiều vẫn vô ích’
Ngoại trưởng ‘Bộ tứ Normady’ trong buổi đàm phán ngày 3/3 tại Paris, Pháp đã không thể đạt được bất cứ tiến bộ nào cho việc giải quyết một trong những vấn đề chính ở Ukraine hiện nay là bầu cử vùng Donbass khi Kiev vẫn ‘cứng đầu’.
Ngoại trưởng nhóm Bộ tứ Nga, Pháp, Đức, Ukraine nhóm họp ở Pháp hôm 3/3
Ngoại trưởng “Bộ tứ Normady” (Nga, Pháp, Đức, Ukraine) trong buổi đàm phán ngày 3/3 tại Paris, Pháp đã không thể đạt được bất cứ tiến bộ nào cho việc giải quyết một trong những vấn đề chính ở Ukraine hiện nay là bầu cử vùng Donbass khi Kiev vẫn “cứng đầu” chống lại các quan điểm được đưa ra trong buổi đàm phán.
Được biết, cuộc đàm phán lần này giữa Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov, Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier, Ngoại trưởng Pháp Jean-Marc Ayrault và Ngoại trưởng Ukraine Pavel Klimkin đã kéo dài trong vòng 4 tiếng đồng hồ mà không đem lại bất cứ kết quả nào được coi là tích cực.
Kết thúc đàm phán, tâm trạng của các ngoại trưởng được ghi nhận là khá bi quan. Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier gọi cuộc đàm phán lần này là “một trong các cuộc đàm phán phức tạp nhất” và không có bất cứ ngoại trưởng nào có thể hài lòng về kết quả đàm phán.
Một trong những nội dung được coi là quan trọng nhất trong cuộc đàm phán lần này là tổ chức bầu cử cho khu vực Donbass – Miền Đông Ukraine. Các bên tham gia đã không thể đạt được sự đồng thuận trong vấn đề này vì phía Kiev “không hợp tác” khi bác bỏ các sáng kiến do Pháp và Đức đưa ra khi muốn bầu cử được tổ chức trước tháng 6/2016.
Vấn đề bầu cử cho Donbass: Một chống ba
Ngay trước khi tiến hành đàm phán, một sự cố nhỏ đã xảy ra. Trong thời gian tiến hành chụp ảnh trước đàm phán, đáng ra cờ Nga và cờ Ukraine phải để cách xa nhau.
Tuy nhiên, không hiểu lý do vì sao cờ Nga và Ukraine lại để gần nhau khiến Ngoại trưởng Ukraine Pavel Klimkin đã phàn nàn vì điều này.
Điều này dường như là dấu hiệu cho thấy đàm phán sẽ có những bế tắc. Quả thực, các bên đã không đạt được bất cứ kết quả đáng kể nào.
Video đang HOT
Theo Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov, sáng kiến của Đức và Pháp đưa ra về việc sẽ tổ chức các cuộc bầu cử ở Donbass trước tháng 6/2016 dù được Nga ủng hộ nhưng lại bị phía Kiev bác bỏ.
“Phía Ukraine yêu cầu không thảo luận vấn đề này nên các bên đã không đạt được sự đồng thuận”- Ngoại trưởng Sergey Lavrov nhấn mạnh.
Theo Ngoại trưởng Sergey Lavrov, để có thể tổ chức các cuộc bầu cử ở các nước cộng hòa vẫn chưa được Kiev công nhận là Donetsk và Lugansk, điều cần thiết là Ukraine cần phải thông qua luật về quy chế đặc biệt cho Donbass, tiến hành cải cách Hiến pháp và ân xá cho tù nhân.
“Các vấn đề này đã được đề cập đến trong cuộc gặp của lãnh đạo 4 bên hồi tháng 10/2015 nhưng hiện chưa có bất cứ tiến triển nào cho quá trình chuẩn bị cho bầu cử”- Ngoại trưởng Nga cho biết.
Theo Ngoại trưởng Pháp, để có thể đạt được tiến bộ về vấn đề này, OSCE (Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu) cần phải nhận được những đề xuất cụ thể về đảm bảo an ninh trong các cuộc bầu cử ở Donbass trước ngày 31/3 tới.
Trước đó, lãnh đạo các nước cộng hòa tự xưng là Donetsk và Lugansk dự định tiến hành tổ chức bầu cử hồi quý 3 năm 2015. Đến tháng 10/2015, trong cuộc gặp giữa nguyên thủ quốc gia “Bộ tứ Normady”, các bên thống nhất sẽ rời các cuộc bầu cử này sang giai đoạn tháng 2-4 năm 2016.
Trong giai đoạn này (giai đoạn chuyển bầu cử sang tháng 2-4/2016), chính quyền Ukraine phải thực hiện các cam kết, nghĩa vụ đối với Thỏa thuận Minsk: trao cho Donbass quy chế đặc biệt, không tiến hành điều tra và trừng phạt các cá nhân tham gia vào các sự kiện ở Lugansk và Donetsk, tiến hành sửa đổi Hiến pháp Ukraine có tính đến các ý kiến tham gia của Donetsk và Lugansk.
Ngoại trưởng nhóm Bộ tứ Nga, Pháp, Đức, Ukraine nhóm họp ở Pháp hôm 3/3
Chìa khóa cho giải quyết khủng hoảng
Dù không đạt được kết quả đáng kể nào đối với vấn đề chính là bầu cử ở Donbass nhưng các bên tham gia đàm phán lần này vẫn đạt được một số kết quả mang tính tích cực khi đạt được sự thống nhất về một số vấn đề.
Theo Ngoại trưởng Pháp Jean-Marc Ayrault, các ngoại trưởng đã thống nhất được một loạt nhiệm vụ và thời hạn cho tiến trình giải quyết khủng hoảng Ukraine.
Cụ thể, Ngoại trưởng các bên đã đạt được sự thống nhất về việc sẽ trả tự do hoặc trao đổi tất cả tù binh trước ngày 30/4/2016. Theo Ngoại trưởng Ukraine Pavel Klimkin, Kiev đã đưa ra một loạt đề nghị để đảm bảo an ninh cho vùng chiến sự.
“Chúng tôi đã đưa ra một loạt đề nghị nhằm nhanh chóng cải thiện tình hình an ninh ở địa phương, giảm số lượng các cuộc ném bom”- Klimkin nhấn mạnh.
Ngoài ra, các bên còn thống nhất một số giải pháp bổ sung để triển khai thực hiện Thỏa thuận Minsk như rút vũ khí có cỡ nòng dưới 100 mm ra khỏi khu vực chiến sự.
Theo Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov, chìa khóa quan trọng nhất cho giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay ở Ukraine là tổ chức đối thoại giữa Kiev với Donbass.
Nếu như Kiev đồng ý tiến hành đối thoại với lãnh đạo vùng Donbass thì nhiều khả năng tiến trình hòa bình cho Ukraine sẽ trở nên đơn giản hơn nhiều.
Tuy nhiên, yếu tố mấu chốt này vẫn chưa đạt được vì Ukraine không đồng thuận thực hiện bước đi này. Đây sẽ tiếp tục là vấn đề gây nên chia rẽ và làm cản trở tiến trình thực hiện Thỏa thuận Minsk thời gian tới.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ RIA Novosti, một trong những hãng tin lớn nhất tại Nga, đặt trụ sở chính tại Moscow và hơn 80 văn phòng trên khắp thế giới.
Đào Cảnh (Lược dịch)
VietBao.vn (Theo Infonet
Ngoại trưởng Nga: Đối phó với khủng bố, phải gạt tham vọng sang một bên
Mới đây, trên các phương tiện truyền thông Algeria. Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho rằng, không có nơi trú ẩn nào an toàn cho riêng bất cứ ai. Cuộc chiến chống khủng bố chỉ có thể thành công khi những tiêu chuẩn kép, tham vọng ích kỷ, và các tranh chấp thật sự bị gạt bỏ.
Trong một cuộc trao đổi với tờ báo Algeria L"Expression, Lavrov nói rằng cuộc chiến chống khủng bố chỉ có thể tiến triển thông qua các nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế dưới sự điều phối của Liên Hợp Quốc.
"Cuộc chiến chống khủng bố sẽ tiến triển khi chúng ta làm việc cùng nhau, dựa trên nền tảng vững chắc là luật pháp quốc tế, cùng với Liên Hợp Quốc trong vai trò điều phối viên, và bằng cách gạt những tiêu chuẩn kép sang một bên", Lavrov nói.
"Dẹp bỏ những bất đồng, những tham vọng là điều kiện cần thiết và tiên quyết", vì việc đánh bại tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS và các nhóm cực đoan khác "đã thách thức nền văn minh nhân loại".
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov trao đổi với tờ với tờ báo Algeria L"Expression.
Ảnh: Mikhail Voskresenskiy / Sputnik
Bình luận về các vấn đề khác nhau liên quan đến quan hệ Nga-Algeria, ông Lavrov nói rằng cả hai nước đang hợp tác với nhau. Hai nước đã thiết lập một ủy ban đặc biệt để giữ các cuộc họp thường xuyên nhằm thảo luận vấn đề đối phó với các mối đe dọa, Bộ trưởng nói thêm rằng Algeria và Nga có khá nhiều kinh nghiệm trong việc đối phó với "sự xâm lược của khủng bố".
"Một loạt các cuộc tấn công man rợ đã thể hiện tính chất dã man của IS, đồng thời cũng chỉ ra rằng, trong một thế giới phụ thuộc lẫn nhau như hiện nay, mong muốn tạo ra một nơi trú ẩn an toàn cho riêng mình, cô lập với các nước láng giềng là điều không thể ", ông nói.
Trong cuộc phỏng vấn, Lavrov cũng lưu ý đến mối quan hệ thân thiết giữa Nga và Algeria, bày tỏ mong muốn hai nước có sự hợp tác sâu rộng hơn trong các lĩnh vực quân sự, năng lượng, cũng như các lĩnh vực khác. "Algeria là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Nga", ông Lavrov nhấn mạnh.
"Điều quan trọng - Algeria cũng đã đồng thuận với chúng tôi - là không được hài lòng với những gì đã đạt được, cần phải tìm kiếm nhiều lĩnh vực tiềm năng mới để thúc đẩy hợp tác", ông nói thêm.
Theo_An ninh thủ đô
Ngoại trưởng Mỹ nói đạt được thoả thuận tạm thời về lệnh ngừng bắn Syria Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nói rằng đã đạt được thoả thuận tạm thời về lệnh ngừng bắn tại Syria, có thể bắt đầu vào vài ngày tới. Vụ đánh bom tại Homs (Syria) ngày 21.2 được cho là nhằm phá hoại đàm phán hoà bình Syria - Ảnh: Reuters Ngoại trưởng John Kerry đã thảo luận với Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov...