Cuộc gặp lịch sử của quan chức Triều Tiên-Hàn Quốc
Lần đầu tiên sau nhiều năm gián đoạn, quan chức Hàn Quốc và Triều Tiên mới gặp nhau và bắt tay thân mật.
Đại diện Hàn Quốc và Triều Tiên gặp nhau hôm 15.1.
Quan chức cấp cao của Hàn Quốc và Triều Tiên đã gặp nhau hôm 15.1 và bàn thảo chi tiết về kế hoạch của Bình Nhưỡng nhằm đưa một đoàn nghệ thuật với thế vận hội mùa đông tổ chức tháng tới ở Seoul. Động thái “xuống thang” của Triều Tiên này được đánh giá là bước ngoặt lớn sau khi căng thẳng hai bên không có dấu hiệu hạ nhiệt trong 2 năm qua.
Ông Lee Woo-sung, đại diện của Hàn Quốc và Kwon Hook-bong, đại diện của Triều Tiên, có cuộc gặp chung ở làng đình chiến Panmunjom. Hai người đã bắt tay nhau trong cuộc gặp lịch sử trước sự chứng kiến của đông đảo báo giới.
Trước đó hôm 14.1, Bình Nhưỡng cảnh báo sẽ hủy bỏ kế hoạch đưa đoàn đại biểu tới gặp gỡ vì hành động được cho là không phù hợp của Seoul. Hãng thông tấn KCNA của Triều Tiên chỉ trích Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in khi bày tỏ sự khen ngợi với ông Trump vì đã giúp “Triều Tiên ngồi xuống đàm phán với Hàn Quốc”. Trước đó, ông Trump khẳng định chính quan điểm cứng rắn của mình đã buộc Triều Tiên phải đàm phán.
“Họ nên biết rằng xe bus và đoàn tàu chở đại biểu Triều Tiên sang đàm phán vẫn đang ở Bình Nhưỡng”, KCNA nói. “Chính quyền Hàn Quốc nên cân nhắc thấu đáo những kết quả không mong muốn gây ra bởi hành vi bất lịch sự của họ”.
Cái bắt tay lịch sử của quan chức Hàn-Triều.
Video đang HOT
KCNA cũng chỉ trích Hàn Quốc cho Mỹ điều động tàu sân bay và các vũ khí chiến lược khác gần bán đảo Triều Tiên trong dịp Olympic.
Nhằm tham gia thế vận hội mùa đông diễn ra từ ngày 9 đến 25.2, Triều Tiên cử sang các vận động viên, quan chức, nhà báo và một đội biểu diễn taekwondo.
Theo Danviet
Đàm phán liên Triều: Kim Jong-un thắng lớn?
Chính quyền Triều Tiên Kim Jong-un chắc chắn muốn được đáp ứng hàng loạt yêu cầu trong cuộc đàm phán lịch sử với Hàn Quốc để ngăn chặn chiến tranh hạt nhân toàn diện.
Kết quả lạc quan
Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc (trái) bắt tay với trưởng đoàn đàm phán của Triều Tiên sáng 9.1. (Ảnh: Yonhap)
Triều Tiên và Hàn Quốc 10h sáng 9.1 bắt đầu cuộc đàm phán cấp cao đầu tiên trong hơn 2 năm tại làng đình chiến Panmunjom - một tín hiệu tích cực cho triển vọng hạ nhiệt căng thẳng vốn đã leo thang đỉnh điểm 1 năm qua trong khu vực. Kết quả phiên đàm phán, cả hai bên đã đạt được những bước đột phá đáng kể.
Trả lời phỏng vấn báo giới sau cuộc đàm phán, Thứ trưởng Bộ Thống nhất Hàn Quốc Chun Hae-sung cho biết, phía Hàn Quốc đã đề nghị hai bên cùng diễu hành dưới một lá cờ thống nhất vào lễ khai mạc và bế mạc Thế vận hội mùa đông diễn ra ở Pyeong vào tháng tới mà Triều Tiên cũng sẽ cử đội cổ động tới sự kiện này.
Seoul cũng đề nghị tổ chức một cuộc họp để thảo luận vấn đề đoàn tụ các gia đình bị phân ly do cuộc chiến tranh liên Triều 1950-1953 vào tháng 2.
Trong khi đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hàn Quốc Roh Kyu-deok nhấn mạnh, nước này sẽ cân nhắc dỡ bỏ tạm thời các lệnh trừng phạt nhằm vào Triều Tiên nếu cần thiết để tạo điều kiện cho phái đoàn Triều Tiên tham dự Thế vận hội vào tháng sau.
"Nếu Seoul cần có những bước ban đầu để giúp Triều Tiên dự Thế vận hội, chúng tôi sẽ cân nhắc phối hợp cùng với Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc và các quốc gia có liên quan khác", ông Roh Kyu-deok nói.
Đáp lại, Triều Tiên sẽ cử một phái đoàn cấp cao và các nhóm khác gồm vận động viên, cổ động viên và đoàn nghệ thuật, nhà báo tới tham dự Thế vận hội mùa đông ở Pyeong.
Triều Tiên được hưởng lợi, Hàn Quốc thất thế?
Các nhà phân tích nhận định, đề xuất đàm phán vào thời điểm hiện tại, Triều Tiên rõ ràng có những toan tính chiến lược.
The đó, mặc dù đạt được những tiến bộ vượt bậc trong chương trình tên lửa, hạt nhân, song Triều Tiên hiện cũng phải hứng chịu những đòn trừng phạt nặng nề từ các lệnh trừng phạt khắc nghiệt chưa từng thấy của Liên Hợp Quốc.
Tình thế càng khó khăn, cấp bách hơn đối với Triều Tiên khi dường như nước này đã bị đồng minh ruột là Trung Quốc "quay lưng". Bắc Kinh mới đây tuyên bố sẽ hạn chế xuất khẩu dầu và các loại kim loại tới Triều Tiên theo nghị quyết trừng phạt mới nhất của Liên Hợp Quốc trong khi nước này phụ thuộc rất lớn vào các nguồn tài nguyên dầu mỏ nhập khẩu, chủ yếu là từ Trung Quốc.
Trong hoàn cảnh này, việc hòa hoãn với Hàn Quốc dường như là cách duy nhất để "cứu" Triều Tiên thoát khỏi tình thế khó khăn hiện tại.
Tuy nhiên, theo giới phân tích, Hàn Quốc có thể đã bị thất thế trước Triều Tiên trong cuộc đàm phán quan trọng này.
Ông Manning, thành viên cao cấp tại Hội đồng Atlantic nhận định, Triều Tiên sẽ tiếp tục đưa ra những "mức giá" rất cao để ngừng chương trình hạt nhân.
"Triều Tiên sẽ đưa ra những yêu cầu như ngừng các cuộc tập trận Mỹ-Hàn hay viện trợ kinh tế vượt quá mức mà Hàn Quốc có thể đáp ứng. Triều Tiên cũng muốn được đối xử như một nhà nước hạt nhân mà không bị trừng phạt chế tài, vẫn được viện trợ và đầu tư dồi dào", ông Manning nói.
Trong khi đó, ông Nicholas Eberstadt, chuyên gia kinh tế chính trị tại Viện Doanh nghiệp Mỹ cho rằng, ngay khi bắt đầu dàn xếp cuộc đàm phán, Triều Tiên đã thu được thắng lợi đầu tiên khi buộc Hàn Quốc phải chịu nhượng bộ, trong khi họ không có bất cứ động thái đáp lễ nào.
Cụ thể, ý tưởng về cuộc đàm phán được nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đưa ra trong bài phát biểu mừng năm mới, khi ông nói rằng "ngay bây giờ" là thời điểm để hai bên gặp mặt nhằm "cải thiện quan hệ song phương và có các biện pháp quyết định để đạt được đột phá cho giải pháp thống nhất độc lập mà không bị ám ảnh bởi quá khứ đã qua".
Theo ông Eberstadt, đây là kiểu chính sách đối ngoại "tôi bảo, anh làm", cho thấy Triều Tiên trên cơ so với Hàn Quốc trong tiến trình đàm phán. Chiến thuật trên đôi khi nhằm để dồn ép đối phương đến mức buộc họ vội vàng đưa ra những quyết định sai lầm.
Chun Yung-woo, cựu cố vấn an ninh quốc gia Hàn Quốc cho rằng, Seoul đáng ra cần phải cân nhắc kỹ hơn trước khi chấp nhận đàm phán.
"Tôi lấy làm tiếc rằng chính phủ thậm chí còn không cần một hoặc hai ngày để phân tích tỉ mỉ động cơ thầm kín của chính quyền Kim Jong-un trước khi đưa ra vội vàng hoan nghênh. Chính phủ (Hàn Quốc) sẽ phải nỗ lực nhhiều hơn để đưa ra biện pháp đối phó nhằm tránh rơi vào cái bẫy mà Triều Tiên giăng sẵn", ông Chun nhấn mạnh.
Theo Danviet
Nhịp sống ở khu vực phi quân sự Triều - Hàn Người địa phương lo lắng, còn du khách vẫn an tâm vui chơi ở Paju, thành phố nằm ở khu vực phi quân sự Triều Tiên - Hàn Quốc. Khách tham quan ngắm Triều Tiên qua ống nhòm ở Paju hôm 19/7. Ảnh: Reuters. Cách thủ đô Seoul khoảng nửa giờ lái xe về phía bắc dọc, dọc theo đường cao tốc có...