Cuộc gặp lịch sử của Nick Út và Em bé Napalm tại Hà Nội
Nhà báo Nick Út, tác giả bức ảnh “ Em bé Napalm”, và nhân vật trong bức ảnh, bà Kim Phúc. lần đầu tiên có cuộc gặp lịch sử trong sự kiện “Nick Út – Em bé Napalm: Gặp gỡ 50 năm (1972-2022)” tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam tối 31-10
Nhà báo Nick Út, tên thật là Huỳnh Công Út (SN 1951) là phóng viên ảnh cho hãng thông tấn Associated Press (AP) của Mỹ. Ở độ tuổi 20, Nick Út là phóng viên ảnh chiến trường của AP tác nghiệp tại chiến tranh Việt Nam.
Nhà báo Nick Út, tác giả bức ảnh “Em bé Napalm”, và nhân vật trong bức ảnh, bà Kim Phúc. lần đầu tiên có cuộc gặp lịch sử trong sự kiện “Nick Út – Em bé Napalm: Gặp gỡ 50 năm” tối 31-10 tại Hà Nội
“Em bé Napalm”, bức ảnh chấn động thế giới về chiến tranh Việt Nam được nhiếp ảnh gia Nick Út chụp năm 1972 về bé Phan Thị Kim Phúc và những bé khác đang gào khóc chạy ra đường dưới trận bom napalm tại Trảng Bàng, Tây Ninh.
Tác phẩm đã mang đến cho Nick Út giải Pulitzer và tờ New Statesman bình chọn là bức ảnh thời sự ấn tượng nhất mọi thời đại. Đây là bức ảnh làm thay đổi cuộc đời ông và Kim Phúc, đồng thời góp phần thức tỉnh lương tri nhân loại về cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam.
Trong buổi giao lưu, Nick Út và bà Kim Phúc đã kể lại những câu chuyện đằng sau bức ảnh về sự khắc nghiệt của chiến tranh, trong đó có câu chuyện thấm đẫm tính nhân văn của người làm báo.
Bà Kim Phúc và nhà báo Nick Út tìm hiểu về báo chí Việt Nam
Nhà báo Nick Út cho biết, ông rất hạnh phúc vì bức ảnh không chỉ có sức ảnh hưởng lớn trong chiến tranh mà còn có giá trị đến hôm nay, khi bức ảnh này vẫn tiếp tục xuất hiện trong nhiều cuộc biểu tình trên thế giới, như một biểu tượng chống chiến tranh.
Nhà báo kỳ cựu nhớ lại thời điểm cách đây đã 50 năm, khi bé Kim Phúc khi chỉ 9 tuổi. “Tôi luôn nhớ hình ảnh của bé Kim Phúc khi ấy. Lúc đó tôi vừa chụp vừa khóc. Và khi bế Phúc trên tay, tôi nhủ lòng không được bỏ đi để đưa Phúc vào viện, vì khi mọi người ở đó đã bỏ đi hết”- nhà báo Nick Út hồi tưởng.
Video đang HOT
Bà Phan Thị Kim Phúc xúc động khi lần đầu tiên hai người gặp nhau tại Hà Nội
Chia sẻ tại buổi gặp gỡ, nhân vật chính trong bức ảnh “Em bé Napalm”, bà Phan Thị Kim Phúc bày tỏ sự cảm ơn, cảm động khi lần đầu tiên hai người gặp nhau tại Hà Nội và được sự quan tâm lớn từ Bảo tàng Báo chí Việt Nam cũng như truyền thông.
“Là một nhân vật trong một bức ảnh nổi tiếng không phải dễ. Lần đầu tiên tôi nhìn thấy bức hình ấy là sau 14 tháng nằm ở bệnh viện. Tôi không thích bức ảnh đó vì tôi rất xấu xí. Tôi cũng từng nghĩ, với vết sẹo loang lổ trên cơ thể, mình sẽ không thể có người yêu, không thể kết hôn. Sau khi từ bệnh viện về, tôi đã có giấc mơ lớn sẽ trở thành bác sĩ. Tôi đã cố học để đạt được ước mơ, tiếc là giấc mơ đó đã không thành sự thật, nhưng tôi vẫn giữ giấc mơ đó.
Sau này khi bức ảnh có sự lan toả mạnh mẽ, nhận thức của tôi thay đổi dần. Tôi biết ơn chú Nick Út vì hành động cứu giúp tôi trong khoảnh khắc đó và bức ảnh ông chụp. Tôi đã không thể giúp được người khác với vai trò bác sĩ nhưng vẫn thấy hạnh phúc vì giúp được người khác với bức ảnh mang thông điệp tình yêu, hy vọng và tha thứ” – bà Kim Phúc xúc động chia sẻ.
Nhà báo Nick Út chia sẻ trong buổi giao lưu
Trong lần trở lại này, nhà báo Nick Út đã hiến tặng Bảo tàng Báo chí Việt Nam một số hiện vật ông đã sử dụng trong quá trình tác nghiệp những năm 1970, trong đó có chiếc bi đông nước ông dùng để làm dịu vết thương của Kim Phúc.
Vào tháng 6-2018, nhiếp ảnh gia Nick Út đã trao tặng Bảo tàng Báo chí Việt Nam 2 chiếc máy ảnh, 52 tài liệu ảnh gốc do ông chụp tại chiến trường Việt Nam và một số bức ảnh tác giả chụp tại Việt Nam sau năm 1975.
Bà Kim Phúc cho hay luôn coi nhà báo Nick Út như một người chú thân thiết
Hiện nay, tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam, bức ảnh “Em bé Napaml” được trưng bày trang trọng cùng với câu chuyện xúc động khi nhà báo Nick Út đưa bé Kim Phúc lúc đó mới 9 tuổi vào bệnh viện và em đã được cứu sống. 50 năm qua là hành trình Kim Phúc chữa lành vết thương chằng chịt trên da thịt.
Chi tiết 8 quận 'vùng cam' tại Hà Nội chỉ thực hiện 'bán mang về'
Sau khi TP. Hà Nội công bố tăng cấp độ dịch 3, đối với nhiều địa bàn, nhiều hoạt động như: ăn, uống; thể dục thể thao ngoài trời...
bị hạn chế nhằm tăng cường công tác phòng, chống dịch.
Tại thông báo đánh giá cấp độ dịch COVID-19 trên địa bàn TP. Hà Nội do Chủ tịch UBND TP. Hà Nội ký ban hành có thêm 6 quận chuyển từ "vàng" sang "cam" gồm: Hoàn Kiếm, Tây Hồ, Nam Từ Liêm, Ba Đình, Hoàng Mai, Long Biên.
Tại quận Đống Đa: Từ 12h ngày 13/12, UBND quận Đống Đa điều chỉnh các biện pháp hành chính tương ứng với cấp độ 3 để phòng, chống dịch COVID-19. Cụ thể, toàn quận hạn chế các hoạt động hội họp, tập trung trên 20 người trong một phòng; không tụ tập từ 10 người trở lên ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện.
Các cơ sở kinh doanh ăn, uống trên địa bàn quận Đống Đa thực hiện "bán mang về" từ ngày 13/12.
Dừng triệt để các nghi lễ tôn giáo, hoạt động có tập trung từ 20 người trở lên tại các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự; dừng tất cả các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí tại các địa điểm công cộng; Các nhà hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, giải khát chỉ được phép bán hàng mang về, đóng cửa trước 21h hằng ngày; Cấm hoạt động kinh doanh buôn bán tại các chợ cóc, chợ tạm; Các cơ sở lưu trú được phép hoạt động không quá 50% công suất.
Tại quận Hoàn Kiếm: Chiều 25/12, ngay sau khi TP. Hà Nội công bố đánh giá cấp độ dịch trong phòng chống COVID-19, quận Hoàn Kiếm ở cấp độ 3 đã thông báo áp dụng các biện pháp hành chính tương ứng, áp dụng từ 12h ngày 26/12.
UBND quận đã đưa ra nhiều biện pháp siết chặt công tác phòng, chống dịch, trong đó có hạn chế hoạt động tập trung đông người. Cửa hàng ăn, uống chỉ được bán mang về, đóng cửa trước 21h hàng ngày; cấm buôn bán tại chợ cóc, chợ tạm. Các cơ sở hoạt động không quá 50% công suất.
Trước đó, quận Hoàn Kiếm áp dụng biện pháp phòng, chống dịch ở cấp độ 3 với 5 phường gồm: Cửa Đông, Đồng Xuân, Hàng Bạc, Hàng Buồm, Hàng Gai.
Tại quận Hai Bà Trưng: UBND quận Hai Bà Trưng đã có điều chỉnh để tương ứng với cấp độ 3 từ 12h ngày 19/12. Theo đó, quận yêu cầu hạn chế tổ chức các cuộc họp, hội nghị đông người chưa cần thiết; khuyến khích họp trực tuyến và sử dụng công nghệ thông tin; các đơn vị căn cứ số lượng công việc và mức độ lây lan dịch bệnh để tổ chức phương án làm việc phù hợp, khuyến khích các đơn vị tổ chức cho cán bộ, công chức, người lao động làm việc luân phiên.
Học sinh lớp 12 các trường THPT, Trung tâm GDNN - GDTX tạm dừng đến trường, chuyển sang dạy - học trực tuyến; Các nhà hàng, cơ sở kinh doanh phục vụ ăn, uống chỉ bán mang về; Dừng hoạt động thể dục thể thao ngoài trời; Các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự thực hiện các hoạt động trực tuyến; Các cơ sở lưu trú trên địa bàn quận phải đảm bảo công tác phòng chống dịch COVID-19, hoạt động không quá 50% công suất...
Tại quận Ba Đình: Từ trưa nay (12h ngày 27/12) toàn bộ quận Ba Đình sẽ áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch trong tình hình mới. Cụ thể, hạn chế các hoạt động hội họp, sự kiện tập trung trên 20 người trong một phòng; không tụ tập từ 10 người trở lên ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện. Yêu cầu những người tham gia phải được tiêm đủ liều vaccine hoặc đã khỏi bệnh COVID-19, có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trong vòng 72 giờ, tuân thủ nghiêm ngặt 5K, cài đặt và quét mã QR.
Các cơ sở kinh doanh ăn, uống dần quen với các biện pháp phòng, chống dịch mới.
Tạm dừng các hoạt động, dịch vụ không thiết yếu, hạn chế hoạt động sự kiện tập trung đông người; Đối với dịch vụ nhà hàng, quán ăn, uống không phục vụ tại chỗ, chỉ bán hàng mang về, đóng cửa trước 21h hàng ngày; Cấm hoạt động kinh doanh buôn bán tại các chợ cóc, chợ tạm; Các cơ sở lưu trú hoạt động được phép hoạt động không quá 50% công suất.
Tại quận Hoàng Mai: Từ 12h ngày 27/12, 13 phường thuộc quận Hoàng Mai (trừ phường Hoàng Liệt) sẽ áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch mới. Cụ thể, hạn chế tụ tập đông người; sự kiện tập trung trên 20 người trong một phòng; không tụ tập từ 10 người trở lên ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện.
Tạm dừng các hoạt động, dịch vụ không thiết yếu, hạn chế hoạt động sự kiện tập trung đông người. Cấm hoạt động kinh doanh buôn bán tại các chợ cóc, chợ tạm.
Tại quận Nam Từ Liêm: Từ 18h ngày 26/12, áp dụng các biện pháp: Không tổ chức các hoạt động hội họp, sự kiện tập trung trên 20 người trong một phòng; không tụ tập từ 10 người trở lên ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện.
Dừng triệt để các nghi lễ tôn giáo, hoạt động có tập trung từ 20 người trở lên tại các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự; dừng tất cả các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí tại các địa điểm công cộng; các nhà hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, giải khát chỉ được phép bán hàng mang về, đóng cửa trước 21h hàng ngày. Cấm các hoạt động kinh doanh buôn bán tại các chợ cóc, chợ tạm; chợ truyền thống chỉ được hoạt động các ngành hàng tiêu dùng thiết yếu; các cơ sở lưu trú, khách sạn, nhà nghỉ được phép hoạt động không quá 50% công suất; tạm dừng hoạt động đối với các cơ sở kinh doanh, dịch vụ không thiết yếu, có nguy cơ lây nhiễm cao như: Vũ trường, karaoke, massage, quán bar, internet, trò chơi điện tử, cơ sở làm đẹp...
Tại quận Long Biên: Từ 6h hôm nay (27/12), quận Long Biên (trừ phường Sài Đồng) áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch tương ứng với cấp độ 3. Các hoạt động sau đây trên địa bàn quận sẽ ngừng hoạt động: Các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự; rạp chiếu phim; cơ sở, địa điểm biểu diễn văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao...
Ngoài ra, quận quy định cụ thể các trường hợp chỉ được phép bán mang về đối với các cơ sở kinh doanh rượu, bia, bia hơi; cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại các chợ, trung tâm thương mại, các tuyến đường và tuyến phố trọng điểm (gồm: Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Sơn, Hoàng Như Tiếp, Lâm Hạ, Hồng Tiến, Ngô Gia Khảm, Ngọc Lâm, Sài Đồng, Vũ Xuân Thiều, Ngô Gia Tự, Trường Lâm, Đức Giang, Việt Hưng, Nguyễn Cao Luyện, Kẻ Tạnh; Thép Mới, Lý Sơn, Ngọc Thụy, Gia Quất, Lưu Khánh Đàm, Chu Huy Mân, Thạch Bàn, Phúc Lợi, Hội Xá, Ái Mộ).
Các cơ sở còn lại được khuyến khích thực hiện bán mang về; đăng ký bán hàng ăn uống tại chỗ với UBND phường về số khách tối đa trong cùng một thời điểm (bảo đảm không vượt 30% công suất chỗ ngồi), thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch và đóng cửa trước 21h hàng ngày.
Quận cũng yêu cầu các cơ sở lưu trú, khách sạn, nhà nghỉ trên địa bàn hoạt động không quá 50% công suất; cơ sở dịch vụ cắt tóc, gội đầu hoạt động không quá 30% công suất; tạm dừng hoạt động các cơ sở làm đẹp; dừng hoạt động đối với dịch vụ karaoke, mát xa, điện tử.
Tại quận Tây Hồ: Từ 12h ngày 26/12, quận áp dụng các biện pháp: Không tổ chức các hoạt động hội họp, sự kiện tập trung trên 20 người trong một phòng; không tụ tập từ 10 người trở lên ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện. Yêu cầu những người tham gia phải được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19, có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trong vòng 72 giờ, tuân thủ nghiêm ngặt 5K, cài đặt và quét mã QR.
Dừng triệt để các nghi lễ tôn giáo, hoạt động có tập trung từ 20 người trở lên tại các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự; dừng tất cả các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí tại các địa điểm công cộng. Các nhà hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, giải khát chỉ được phép bán hàng mang về, đóng cửa trước 21hhàng ngày.
Cấm hoạt động kinh doanh buôn bán tại các chợ cóc, chợ tạm; Các cơ sở lưu trú hoạt động được phép hoạt động không quá 50% công suất; Tạm dừng hoạt động đối với các cơ sở kinh doanh, dịch vụ không thiết yếu, có nguy cơ lây nhiễm cao như: cơ sở làm đẹp (trừ dịch vụ cắt tóc, uốn tóc); khu vui chơi, giải trí; quán bar; karaoke (kể cả karaoke loa kéo, quán hát cho nhau nghe); game; massage; phố đi bộ.
Ngày 27/12: Cả nước có 14.872 ca mắc COVID-19; riêng Hà Nội 1.948 ca Bản tin dịch COVID-19 ngày 27/12 của Bộ Y tế cho biết có 14.872 ca mắc COVID-19 tại 59 tỉnh, thành phố; Hà Nội đã 9 ngày có số mắc nhiều nhất cả nước với 1.948 ca; trong ngày có 11.374 ca khỏi; 204 trường hợp tử vong . Thông tin các ca mắc COVID-19 mới tại Việt Nam - Tính từ 16h...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Cháy nhà trong đêm ở Hà Nội, một bé trai tử vong

Tình trạng đăng kiểm của 2 ô tô trong vụ xe khách lao xuống vực ở Bảo Lộc

Tông xe liên hoàn trên cầu Chữ Y, cửa ngõ TPHCM kẹt cứng

Lực lượng Bộ Công an tiếp cận hiện trường động đất, huy động chó nghiệp vụ tìm nạn nhân

Dừng đèn đỏ kiểu 'khôn lỏi' ở Hà Nội, tài xế ngỡ ngàng khi nhận phiếu phạt

Công an xác minh nhóm 'quái xế' chạy mô tô phân khối lớn, thản nhiên buông cả 2 tay

Tai nạn nghiêm trọng trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây, giao thông ùn tắc

Cháy bãi rác, khói đen bao trùm khắp nơi

Cháy, đổ sập hàng trăm mét vuông nhà máy xay xát lúa gạo tại Long An

Khắc phục hậu quả vụ lật xe khách trên đèo Bảo Lộc khiến 4 người thương vong

Cháy bãi rác Gung Ré nguy cơ lan qua rừng thông xung quanh

Vụ chìm tàu cá Nghệ An: 1 thi thể được tìm thấy ở bờ biển Hà Tĩnh
Có thể bạn quan tâm

Lãnh đạo Greenland đáp trả ông Trump: Mỹ sẽ không có được hòn đảo
Thế giới
1 phút trước
Kim Soo Hyun "tống cổ" viện G khỏi buổi họp báo chiều nay
Sao châu á
23 phút trước
Lan Ngọc tiết lộ chuyện lấy chồng
Sao việt
30 phút trước
'Tan chảy' trước vẻ đáng yêu của 3 nhóc tỳ nhà diễn viên hài Lê Dương Bảo Lâm
Tv show
1 giờ trước
Cho mượn xe rồi bị mang đi cầm cố lấy 7 tỷ đồng, bà xã Hoàng Kim Khánh không báo công an mà còn cho vay gần 3 tỷ để chuộc lại
Netizen
1 giờ trước
Chung kết FVPL Spring 2025: NK tiếp tục bảo vệ ngôi vương, cộng đồng cũng bùng nổ cảm xúc
Mọt game
2 giờ trước
Grand Pioneers tiên phong mở lối 'Hành trình di sản' trên vịnh Bái Tử Long
Du lịch
2 giờ trước
Chạy trốn cảnh sát, rapper Mỹ gặp chấn thương đến mất mạng
Sao âu mỹ
2 giờ trước
"Khi cuộc đời cho bạn quả quýt" - Câu chuyện Hàn Quốc chạm đến trái tim khán giả toàn cầu
Hậu trường phim
3 giờ trước
Xuyên đêm mật phục, bắt quả tang 'điểm nóng' khai thác cát lậu
Pháp luật
3 giờ trước