Cuộc gặp gỡ lạ lùng
“Nhiều khi con người ta quên bẵng đi những thứ tài sản lớn lao nhất, vững chãi nhất, toàn năng nhất đó là lòng tin”.
Chiều cuối năm, tôi bất ngờ nhận được điện thoại của anh. Vứt vội đống bài vở đang ngồn ngộn ở tòa soạn, tôi khoác áo mưa đến nơi anh hẹn, một quán lẩu Nhật Bản. Suốt chặng đường, những bóng áo mưa vùn vụt trôi qua lúc này cũng chỉ như những bóng nhân mờ ảo. Tôi biết anh vừa được thả khỏi trại tạm giam được ít bữa. Cũng đã định bụng gọi cho anh nhiều lần. Cũng chỉ là để hỏi han thôi. Bởi dẫu sao, nếu nói với lẽ thường tình nhất, anh lúc này đã là kẻ sa cơ chứ không còn tông giám đốc của một công ty lớn, có giá trị tài sản hàng trăm triệu USD.
Còn tôi, cũng đã rũ khỏi mình hình ảnh của một chàng phóng viên trẻ và bước vào giới “đút chân vào gầm bàn”. Nhưng có lẽ, hơn lúc nào hết người ta đến với nhau khi chẳng còn gì ràng buộc vì chữ “lợi” thì chắc hẳn chỉ có tình và nghĩa. Hà cớ gì chỉ vì cơn mưa nhạt này mà không nỡ gặp nhau.
Anh đón tôi vẫn theo cách cũ. Bộ comple Armani kiểu cách, cái bắt tay rất chặt, hơi nghiêng nghiêng người một chút. Và vẫn thế, nụ cười rộng đặc trưng của người xứ nghệ. Duy chỉ có điều, anh thiếu một chiếc cà vạt, thứ mà xưa nay đã từng là chủ đề câu chuyện cho tôi và anh khi những câu chuyện khác đã dần nhạt nhẽo và báo hiệu cuộc phỏng vấn đến lúc dừng lại.
Video đang HOT
Ngồi vào ghế, anh đưa tôi một tờ báo như vừa được lôi ra ở một xó xỉnh nào đó: nhàu nhĩ, bạc thếch, đến con chữ cũng xộc xệch. Và bức ảnh chân dung anh ngay trên bìa tờ báo được chụp lúc anh đang đương chức cũng mất đi đôi phần long lanh. “Nó là thứ cứu sống tôi trong những tháng ngày đen tối vừa qua. Nó là thứ giúp tôi sống và tin vào lẽ phải”, anh nói.
Tôi đọc lại và nhận ra đó chính là bài viết của mình được đăng trên một tờ báo điện tử. Thôi thì bỏ qua cái chuyện xào xáo tẹp nhẹp này đi. Cả tôi và anh lại bắt tay nhau một lần nữa. Nhưng lần này là cái bắt tay rất khác. Anh nắm lấy tay tôi bằng cả hai bàn tay và lắc liên tục. Còn tôi, tôi cũng lấy hai bàn tay đỡ lấy.
Bài viết hơn 2000 chữ được ghép lại từ những câu chuyện. Và kỳ thực, đó là những mảng ký ức được chắt ra từ sâu thẳm trái tim mà người mẹ của anh đã tâm sự với tôi chỉ một ngày sau khi anh bị bắt. Dĩ nhiên, khi đó tôi đến với tư cách một kẻ săn tin. Còn bà cụ cũng chẳng tìm ở tôi một người để trút bầu tâm sự. Bởi lẽ, có ai đi rút ruột mình ra với một kẻ dửng dưng. Bà nhắc lại những ngày anh còn du học ở Nga và câu chuyện anh mang phần cơm của mình xẻ cho người ăn xin ngồi trước quán.
Bà cười cười nhắc lại thời khắc anh chỉ kịp ngoảnh lại nói: “mẹ và mọi người cứ tin con, con không làm điều sai với lương tâm, với pháp luật. Rồi con sẽ vê”ỡ. Người mẹ xứ Nghệ đã ở cái tuổi 74 này kể lại với tôi, những đêm dài triền miên anh mất ngủ khi giá xăng dầu cứ tăng lên theo giờ.
Cuộc nói chuyện dừng lại ít phút vì con dâu bà, người vợ của anh, gọi điện thoại hỏi thăm sức khỏe bà và thông báo đang trên đường ra Hà Nội. “Các con lo cho tôi bị bệnh tim, sẽ bị sốc trước sự việc này… Răng tôi không buồn cho được, chuyện xảy ra với N, mọi người trong gia đình đều rất bất ngờ. Nhưng lúc này vợ phải lo cho chồng, mẹ phải lo cho con, răng lo chi cho mẹ như vậy được?…”
Bà cụ nói, từ khi dư luận có những đồn đoán về công việc làm của con bà cho đến bây giờ, bà chưa bao giờ nghĩ khác về N. “Chúng tôi có niềm tin tuyệt đối cả về con người, tình cảm và công việc của N, nếu có thua lỗ cũng không phải chủ ý xuất phát gì từ mục đích trục lợi cá nhân hay sai lầm về đạo đức”.
Anh nhớ lại: “Một người bạn tù tình cờ đọc được bài báo này đưa cho tôi. Cuộc đời kể cũng lạ, suốt một đời bươn bải, vật lộn với kinh tế, với chuyện lỗ lãi, cứ cuốn mình như lao lên trong cơn bão… Nhiều khi khiến con người ta quen bẵng đi những thứ tài sản lớn lao nhất, vững chãi nhất, toàn năng nhất. Đó là lòng tin”.
Theo Bưu Điện Việt Nam
"Chồng con là cái nợ nần..."
Nhiều người phụ nữ đang biện minh rằng việc gắn kết với một người đàn ông khiến họ không còn được tự do như trước, họ bị ngăn trở về nhiều mặt và thậm chí không còn sống là mình.
Hôm qua, tôi có nói chuyện với một chị bạn, đã lấy chồng được một thời gian khá lâu. Chị tới trễ buổi hẹn vì phải chăm thằng nhóc tắm rửa và ăn uống trước khi cô gia sư của cậu bé đến. Vừa tới nơi, chị ngồi phịch xuống ghế, bắt đầu câu chuyện bằng việc than thở, rằng chồng con là cái nợ nần... Đã vài năm trời chúng tôi chưa gặp nhau, thực lòng cũng không muốn sa đà vào chủ đề gia đình bí sử ấy, nhưng tôi vẫn chọn cách im lặng lắng nghe. 8 năm trước, chị bỏ việc theo chồng vào ra Bắc sống, lạ nước lạ cãi, thêm vướng bận chuyện gia đình sinh con, chị bằng lòng với vai trò nội trợ thay vì ra đường kiếm tiền với chồng. Bẵng đi một thời gian, chị bỗng cảm thấy "buồn chân buồn tay" khi chứng kiến bạn bè, những người phụ nữ đồng trang lứa với chị đang ngày ngày vẫy vùng ngoài xã hội. Chị tiếc ngẩn ngơ cái thời vàng son và ra vẻ trách hờn chuyện chồng con ngăn trở sự nghiệp của chị.
Lại nhớ đến một cô bạn cùng lớp hồi cấp 3 của tôi, đã sớm theo chồng bỏ cuộc chơi ngay sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông. Những hẹn hò bị gác lại, nỗi lo lắng làm việc phụ giúp gia đình chồng, bị ép "lớn sớm" bằng những lời giục giã sớm cho mẹ có cháu bồng cháu bế, bữa trước gặp lại, bạn tôi đã thành một người phụ-nữ-đích-thực từ lúc nào. Mấy đứa nhìn bạn ngán ngẩm, trách bao bữa họp lớp hay liên hoan vui vui chẳng đến tham gia. Cô bạn lại lôi chồng con ra làm cớ. Tôi chẳng biết cuộc sống gia đình đã "ngốn" của cô bạn bao nhiêu thời gian. Chỉ dám nghĩ thầm, nếu là chồng cô bạn, hẳn tôi sẽ buồn lắm khi nghe được những lời đó.
Tôi tin rằng hai người bạn tôi vừa kể trên không phải là trường hợp hiếm hoi của mẫu phụ nữ đóng thuyền và than thuyền chật. Hôn nhân là chuyện của cả đời. Họ may mắn hơn nhiều người được lựa chọn người mình thương, được sống gắn bó với họ. Nhưng chính vì sự may mắn đó, trong họ lại xuất hiện thêm một nỗi lo mới, nỗi lo muôn thuở của chị em phụ nữ, lo chồng con... ngáng đường. Thiết nghĩ, phụ nữ tham gia vào chuyện nội trợ trong gia đình là điều dễ hiểu. Người ta chẳng đã nói, đằng sau một người đàn ông thành công là một người phụ nữ biết chăm sóc đó sao. Vậy hà cớ gì mà bạn từ bỏ chức danh người phụ nữ đó?
Nhiều người phụ nữ đang biện minh rằng việc gắn kết với một người đàn ông khiến họ không còn được tự do như trước, họ bị ngăn trở về nhiều mặt và thậm chí không còn sống là mình. Tôi tin rằng chỉ có hai kiểu phụ nữ có thể hùng hồn nói ra những điều như vậy. Thứ nhất là những người phụ nữ không thực sự yêu chồng con và chỉ sống vì trách nhiệm hoặc những gì na ná vậy. Thứ hai là những người phụ nữ bị cùm kẹp trong vòng quản lý quá chặt của chồng, của gia đình chồng. Với kiểu nạn nhân thứ nhất, tôi nghĩ rằng thật đáng buồn khi họ không nhận ra rằng chăm sóc gia đình không phải là thiên chức của người phụ nữ mà nên là một phần niềm yêu thích của họ. Riêng với kiểu thứ hai, tôi lại cho rằng họ xứng đáng để nhận được sự cùm kẹp đó. Tại sao ư? Đời người sống được mấy mươi năm, sao để người khác nắm quyền điều khiển, vui thì họ hưởng, buồn thì ta lo. Đành rằng ai cũng muốn hi sinh vì chồng, vì con, nhưng thay vì ù ù cạc cạc nghe theo tất cả, hãy đưa ra ý kiến của mình và cùng nhau chia sẻ. Người phụ nữ hiện đại sẽ ngoan ngoãn trước mặt chồng, nhưng ngoan có chừng mực, ngoan một cách thông minh.
Chồng con chưa từng và mãi mãi không phải cái nợ nần như trong câu ca dao đùa vui cổ. Chồng con là một phần quan trọng trong cuộc sống gia đình của người phụ nữ. Chỉ cần một chút khéo léo trong việc quán xuyến chuyện nội trợ, chỉ cần một chút tâm lý trong việc đề nghị chồng sẻ chia gánh nặng cùng, chỉ cần tìm lại được năng lượng như hồi... chưa chồng, tôi tin rằng người phụ nữ nào cũng có thể thành công. Hơn thế nữa, sau những phút giây căng thẳng bên ngoài xã hội, sẽ thoải mái biết bao khi ta trở về nhà và bắt gặp những nụ cười, những câu chuyện thân thuộc của chồng của con.
Nếu bạn chẳng thể giỏi giang và có lắm thời gian nhàn rỗi như nhiều người, trước khi quở trách chồng và con trước mặt người khác, hãy tự xét đến khả năng của mình, hãy nghĩ xem bạn đã biết cách tận dụng và phát huy hết khả năng của mình chưa. Nếu bạn không thể tìm thấy mình như ngày trước khi cưới, đó hẳn là bởi tự bản thân bạn đã đánh mất nhuệ khí làm việc của mình rồi. Gia đình là chốn để về, chứ không phải nơi giam chân.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Tiếp cận anh chàng mới Trong thời đại ngày nay, việc các nàng chủ động tiếp cận với chàng trai mình yêu thích không còn xa lạ. Nhưng cách tiếp cận sao cho lịch sự, duyên dáng và thu hút được sự chú ý của chàng là rất quan trọng. Một vài cách tiếp cận tế nhị dưới đây sẽ giúp các nàng thành công. Đưa ra lời...