Cuộc gặp giản dị, xúc động của Nhật hoàng với cựu du học sinh Việt Nam
Sáng nay, 2/3, tại Văn miếu Quốc Tử Giám, Nhật hoàng Akihito đã có cuộc gặp với các cựu du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản – hoạt động mà Nhật hoàng rất mong chờ trong chuyến thăm Việt Nam lần này.
Không tiếng vỗ tay, không hoa, không loa đài hay phông bạt, cuộc gặp diễn ra tại Văn miếu Quốc Tử Giám khiến không ít phóng viên ngỡ ngàng bởi sự giản dị và nhẹ nhàng.
Trước khi Nhật hoàng tới, rất đông học sinh theo học tiếng Nhật tại trường PTTH Chu Văn An đã xếp hàng đứng ở sân với lá cờ Việt-Nhật trên tay chào đón.
Cuộc gặp giữa Nhật hoàng và Hoàng hậu với các cựu sinh viên Việt Nam tại Nhật diễn ra sáng nay ở Văn miếu Quốc Tử Giám
Nhật hoàng và Hoàng hậu bước vào, các cựu du học sinh, điều dưỡng viên Việt Nam cũng như các sinh viên trường Đại học Việt-Nhật trân trọng cúi chào. Nhật hoàng và Hoàng hậu không có bất cứ bài phát biểu nào mà ân cần trò chuyện với từng người, hỏi han họ đang làm gì, ở đâu với nụ cười và cái nắm tay ấm áp. Cả căn phòng tràn ngập tiếng nói cười vui vẻ, xóa nhòa khoảng cách giữa người đứng đầu Hoàng gia và người tham dự.
Trước khi Nhật hoàng đến, một số bạn trẻ không giấu nổi cảm giác hồi hộp, háo hức, thậm chí run khi được tiếp kiến Nhật Hoàng, đặc biệt là khi nói bằng Tiếng Nhật. Nhưng khi trò chuyện với Nhật hoàng và Hoàng hậu, thì đó là một cảm giác khác hẳn.
Chị Bùi Thị Tuyết, ứng viên điều dưỡng sắp sang Nhật làm việc chia sẻ: “Nhật hoàng hỏi vì sao muốn em trở thành điều dưỡng tại Nhật, học tiếng Nhật có khó khăn gì không ? Nhật Bản đang thiếu nhân lực điều dưỡng nên rất chào đón các điều dưỡng viên Việt Nam, mong các bạn sẽ là cầu nối góp phần thúc đẩy quan hệ hai nước”
Nhật hoàng và Hoàng hậu ân cần hỏi han từng cựu sinh viên Việt Nam, sinh viên và điều dưỡng viên
Trò chuyện với chị Ngô Minh Thủy, Chủ tịch Hội cựu du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản, Nhật hoàng và Hoàng hậu hỏi chị xem đã học ở Nhật được bao năm, có kinh nghiệm sống ở Nhật chưa, cảm nhận khi học ở Nhật là gì. Từ khi về Việt Nam đã làm gì để giúp phát triển quan hệ hai nước?
Video đang HOT
Chia sẻ với Nhật hoàng, chị Thủy cho biết, trở về Việt Nam vào năm 2011 sau 4 năm học tập ở Nhật, chị công tác tại Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội. Chị rất vui mừng khi thấy tiếng Nhật ngày càng được giảng dạy rộng rãi tại Việt Nam, với số lượng học sinh theo học ngày càng tăng.
Chủ động bắt tay anh Nguyễn Hoàng Anh, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Việt-Nhật, Nhật hoàng hỏi liệu rằng với vị trí lãnh đạo ở một trường đại học là biểu tượng của quan hệ hai nước, anh thấy cần tích hợp giá trị văn hóa Việt Nam và Nhật Bản trong môi trường giáo dục như thế nào?. Anh Oanh đáp rằng, trong quá trình học tập tại đất nước mặt trời mọc, anh học được nhiều từ tính kỷ luật và tinh thần làm việc trách nhiệm cao của người Nhật, đó cũng là tinh hoa mà anh muốn truyền đạt cho các sinh viên Việt Nam.
“Thực sự là tôi rất vui khi lần đầu tiên được gặp trực tiếp Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản. Hồi ở Nhật, tôi đã từng được tham dự nhiều sự kiện có Nhật hoàng, nhưng chưa bao giờ được nói chuyện như thế này. Nhật hoàng chủ động bắt tay tôi làm tôi rất bất ngờ vì ở Nhật thường chỉ là cúi chào mà không bắt tay thân tình như thế”, anh Oanh nói.
Phát biểu tại Quốc yến tối qua ở Phủ Chủ tịch, Nhật hoàng nói: “Tôi rất mong được tới cuộc gặp với cựu lưu học sinh Việt Nam tại Nhật Bản và những người đang đóng góp cho hoạt động giao lưu giữa hai nước diễn ra tại Văn Miếu vào ngày mai”.
Đến nay có khoảng 180 nghìn người Việt Nam, bao gồm cả du học sinh và tu nghiệp sinh, đang sinh sống, học tập và làm việc ở Nhật Bản. Trong số đó có khoảng 500 người Việt Nam đang thực tập tại các bệnh viện và các cơ sở phúc lợi để trở thành điều dưỡng viên, hộ lý làm việc tại Nhật Bản trong tương lai.
Nhật Hoàng cũng bày tỏ vui mừng khi được biết việc học tiếng Nhật ở Việt Nam đang ngày càng được quan tâm nhiều hơn, ví dụ như có trường tiểu học đã bắt đầu giảng dạy tiếng Nhật. Đồng thời cũng có rất nhiều doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm đến hoạt động sản xuất ở Việt Nam, đến nay số người Nhật Bản sinh sống ở Việt Nam đã lên đến khoảng 15 nghìn người.
Một số hình ảnh về Nhật hoàng và Hoàng hậu tại Văn miếu Quốc Tử Giám sáng nay, 2/3:
Nhật hoàng trò chuyện với chị Ngô Minh Thủy, Chủ tịch Hội cựu du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Nhà vua và Hoàng hậu Nhật bản rời Văn miếu sau cuộc gặp với các cựu sinh viên
Nhà vua và Hoàng hậu tươi cười vẫy chào mọi người
Đông đảo các em học sinh Nhật Bản đang học tập tại Việt Nam vẫy chào Nhà vua và Hoàng hậu tại cổng Văn Miếu
Nam Hằng
Ảnh: Tiến Giang-Minh Thanh
Theo Dantri
Chủ tịch nước tặng gì cho Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản?
Phiên bản Bạc Bảo vật quốc gia - tượng Adida (chùa Phật Tích, huyện Tiên Du, Bắc Ninh) được Chủ tịch nước Trần Đại Quang trao tặng đến Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam.
Pho tượng Phật Adida.
Nhận lời mời của Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Trần Đại Quang, Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước lần đầu tiên tới Việt Nam từ 28.2 - 5.3. Sáng nay (1.3) lễ đón chính thức Nhà vua và Hoàng hậu được tổ chức trọng thể tại Phủ Chủ tịch. Ngay sau lễ đón, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã hội kiến với Nhà vua Nhật Bản Akihito.
Tượng Adida thời Lý niên đại 1057 được coi là một tác phẩm nghệ thuật hoàn hảo - một chuẩn mực về điêu khắc tượng Việt Nam từ trước đến nay. Với đường nét tinh xảo và mềm mại, tỉ mỉ và sống động, bức tượng Adida là tác phẩm nghệ thuật đặc sắc, là thông điệp về Hòa bình và Thịnh vượng của thời Lý để lại cho muôn đời sau. Với những giá trị đầy đủ về mặt tôn giáo, lịch sử và mỹ thuật, pho tượng Phật Adida trở thành một trong những Bảo vật đáng tự hào của người dân Việt Nam.
Dưới sự cố vấn của nhà sử học Dương Trung Quốc, phiên bản độc đáo được Circle Group chế tác bằng Bạc nguyên chất, đúc bằng công nghệ áp lực chân không khí trơ liên hoàn để đảm bảo sự nguyên khối, với chiều cao 24cm vẫn thể hiện được thần thái và đạt độ chính xác cao trong kỹ thuật chế tác do người Việt Nam triển khai. Trọng lượng pho tượng nặng hơn 4kg. Diện mặt, cổ, tai, bàn tay và đôi sư tử được mạ vàng 24k, tượng được đặt trên đế gỗ trắc cao 5,5cm, thông tin song ngữ (Việt - Nhật) được khắc tinh tế xung quanh. Tượng được bảo quản bởi lớp hộp mica trong suốt, hộp sơn mài bọc da có chứa đựng toàn bộ thông tin, lịch sử và giá trị nghệ thuật của pho tượng và ngoài cùng là hộp gỗ bọc da bảo vệ tránh mọi sự tác động từ bên ngoài.
Tượng Adida còn được gọi là pho tượng Hoàng gia bởi sự xuất hiện hơn 40 đôi rồng với nhiều hình dáng chuyển động khác nhau, điều mà các pho tượng đời sau không bao giờ thấy xuất hiện. Qua sự hiện diện dày đặc của hình tượng rồng đã thấy được sự hiện diện của vương quyền điều duy nhất nhà Lý đạt được. Pho tượng là niềm tự hào về một nền nghệ thuật đã đạt đến đỉnh cao, sánh ngang sự phát triển của nền nghệ thuật thế giới.
Ông Trần Thanh Tùng, đại diện Circle Group cho biết, đây là sự tiến bộ vượt bậc trong việc thực hiện, khôi phục những di sản của tổ tiên, từ công đoạn triển khai thực hiện và hoàn thiện tác phẩm đều đảm bảo sự khoa học và tính chính xác, nguyên liệu bạc với hàm lượng 99,99% được lấy từ mỏ Sin Quyền (Lào Cai) sử dụng liên hoàn nhiều kỹ thuật trong chế tác kim hoàn do các kỹ thuật người Việt đảm nhiệm.
Phục dựng và ra mắt phiên bản Bảo vật quốc gia - tượng Adida thời Lý (1057) diễn ra trong cuộc triển lãm "Di sản Việt Nam - Góc nhìn mới" tại Hà Nội (11.2016) nhận được sự đánh giá cao của giới chuyên môn và sự quan tâm của cộng đồng. Phiên bản đã hoàn trả lại giá trị thuở ban đầu của pho tượng bởi trải qua thời gian, biến cố của lịch sử nhiều chi tiết đã bị thất lạc hoặc biến dạng.
Theo Danviet
Người Nhật háo hức tiếp kiến Nhật hoàng tại Hà Nội Chiều nay, 28/2, đông đảo người Nhật đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam đã có mặt tại một khách sạn ở Hà Nội để chào đón Nhà vua và Hoàng hậu của mình. Nhiều người cho biết, đây là cơ hội hiếm hoi họ được gặp trực tiếp Nhật hoàng. Sau khi rời Sân bay Nội Bài, Nhà vua và...