Cuộc gặp 3 bên đầu tiên tại làng đình chiến Bàn Môn Điếm
Cuộc tham vấn ba bên giữa Hàn Quốc – Triều Tiên và Bộ tư lệnh Liên Hiệp Quốc về bãi bỏ vũ khí diễn ra tại Khu An ninh chung (JSA) ở biên giới liên Triều.
Hôm nay 16-10, lần đầu tiên Hàn Quốc, Triều Tiên và Tổng Tư lệnh lực lượng Liên Hiệp Quốc (UNC) có cuộc tham vấn ba bên về giải giáp vũ khí ở Khu An ninh chung (JSA) ở biên giới liên Triều, Yonhap dẫn thông báo từ Bộ Quốc phòng Hàn Quốc.
Cuộc gặp diễn ra tại làng đình chiến Bàn Môn Điếm trong khu phi quân sự vào lúc 10 giờ sáng (giờ địa phương), theo hình thức kín. Đại diện phía Hàn Quốc là đại tá lục quân Cho Yong-geun, đại diện phía Triều Tiên là đại tá lục quân Om Chang-nam. Đại diện phía UNC là đại tá lục quân Mỹ Burke Hamilton – Thư ký Ủy ban Đình chiến.
Khu An ninh chung ở biên giới liên Triều. Ảnh: ALCHETRON
Hàn Quốc và Triều Tiên đã đồng ý biến Khu An ninh chung thành khu phi vũ khí theo thỏa thuận quân sự được ký giữa các bộ trưởng Quốc phòng bên tại Bình Nhưỡng tháng 9 vừa rồi, khi Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in sang gặp thượng đỉnh lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
Theo thỏa thuận này, hai bên sẽ ngưng các cuộc tập trận quân sự, lập vùng cấm bay gần biên giới, tiến tới dỡ mìn và đóng cửa các chốt biên phòng ở Khu An ninh chung.
Video đang HOT
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (trái) và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in trong khuôn viên nhà khách Samjiyon ở tỉnh Ryanggang (Triều Tiên) ngày 20-9. Ảnh: REUTERS
UNC có thẩm quyền kiểm soát ở Khu An ninh chung, nơi binh sĩ Hàn Quốc và Triều Tiên hàng ngày vẫn đứng đối mặt với nhau.
Khu An ninh chung được lập ngay sau khi chiến tranh Triều Tiên ngưng năm 1953 nhờ thỏa thuận đình chiến. Nơi này thường được xem là địa điểm đối thoại giữa hai bên, trong đó có các cuộc gặp thượng đỉnh thứ nhất và thứ hai giữa hai ông Moon và Kim hồi tháng 4 và tháng 5.
Cú bắt tay lịch sử giữa Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in (phải) và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại làng Bàn Môn Điếm trong cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên sáng 27-4. Ảnh: REUTERS
Ngày 1-10 hai bên đã bắt đầu chiến dịch gỡ mìn ở Khu An ninh chung, kéo dài 20 ngày. Qua cuộc tham vấn ba bên này, hai miền liên Triều và UNC xem xét lại tiến trình tháo dỡ mìn cũng như chi tiết thực hiện việc bãi bỏ vũ khí ở Vùng An ninh chung.
Hàn Quốc có kế hoạch rút 4 và Triều Tiên có kế hoạch rút 5 chốt biên phòng khỏi Vùng An ninh chung. Mỗi bên sẽ để lại Vùng An ninh chung 35 binh sĩ, trong đó có 5 sĩ quan, và không có vũ khí.
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in (phải) và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un gặp thượng đỉnh lần hai tại làng Bàn Môn Điếm ngày 26-5. Ảnh: REUTERS
Người dân hai miền và du khách nước ngoài được phép qua lại đường phân giới từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều.
“Hình thức thực hiện cụ thể sẽ được quyết định thông qua bàn bạc ba bên” – theo Bộ Quốc phòng Hàn Quốc.
Theo Đăng Khoa
Pháp luật TP HCM
Hàn Quốc, Triều Tiên nối lại đường dây liên lạc trên biển sau 10 năm
Hàn Quốc cho biết lực lượng hải quân hai miền bán đảo Triều Tiên ngày hôm nay 1/7 đã nối lại đường dây nóng liên lạc bằng sóng vô tuyến lần đầu tiên sau 10 năm gián đoạn.
Tàu khu trục Sejong Đại đế của Hàn Quốc (Ảnh minh họa: Quân đội Hàn Quốc)
Hãng tin Yonhap trích thông báo của Bộ Quốc phòng Hàn Quốc ngày 1/7 cho biết, việc kết nối lại nằm trong thỏa thuận gần đây giữa quân đội 2 nước nhằm giảm thiểu căng thẳng quân sự và ngăn chặn những cuộc đối đầu không mong đợi trên biển, đặc biệt tại khu vực Hoàng Hải.
Vào khoảng 9 giờ sáng ngày 1/7 (giờ địa phương), tàu hải quân Hàn Quốc đậu tại đảo Yeonpyeong đã liên lạc thử với tàu tuần tra của Triều Tiên. Phía tàu Bình Nhưỡng đã trả lời ngay lập tức khi nhận được tín hiệu, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết.
Tháng 6/2004, khi quan hệ giữa Hàn Quốc và Triều Tiên duy trì quan hệ hòa dịu, quân đội 2 bên đã đồng ý sử dụng cùng tần số vô tuyến và tín hiệu hình ảnh để có thể trao đổi tốt hơn trong vùng biển xung quanh bán đảo Triều Tiên. Ngày 14/6/2004 là ngày đầu tiên tàu tuần tra Hàn Quốc và Triều Tiên liên lạc trên biển thông qua tín hiệu vô tuyến.
Theo Yonhap, đường dây thông tin liên lạc trên biển giữa 2 bên bị gián đoạn vào tháng 5/2008 khi phía Triều Tiên dừng nhận mọi cuộc gọi từ phía Hàn Quốc thông qua mạng lưới thông tin liên lạc hàng hải toàn cầu.
Căng thẳng giữa Seoul và Bình Nhưỡng có dấu hiệu xuống thang thời gian gần đây sau hàng loạt những động thái thể hiện thiện chí từ 2 bên mà gần nhất là 2 cuộc gặp giữa Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Trong hội nghị ngày 27/4, hai nhà lãnh đạo đã ký vào tuyên bố chung Bàn Môn Điếm, cam kết hành động vì một bán đảo Triều Tiên phi hạt nhân hóa, thịnh vượng và hòa bình.
Đức Hoàng
Theo Dantri
Hàn-Triều kêu gọi loại bỏ nguy cơ chiến tranh trên Bán đảo Triều Tiên Hãng thông tấn Triều Tiên (KCNA) đưa tin, giới chức Hàn Quốc và Triều Tiên vừa hối thúc loại bỏ mối đe dọa chiến tranh trên Bán đảo Triều Tiên. Lời kêu gọi này được đưa ra hôm qua (5/10) trong sự kiện được tổ chức tại Bình Nhưỡng nhằm kỷ niệm 11 năm diễn ra hội nghị thượng đỉnh liên Triều năm...