Cuộc đua vũ khí tấn công chớp nhoáng – Kỳ 2: Những mũi tên hủy diệt lá chắn của Nga
Nga gần đây liên tục thử nghiệm một số loại vũ khí bội siêu thanh có thể mang đầu đạn hạt nhân và vượt mọi hệ thống phòng thủ tân tiến.
Hình ảnh được cho là của tên lửa RS-26 Rubezh – Ảnh: The Sentinel
Hiện Mỹ vẫn được đánh giá là đang dẫn đầu cuộc đua vũ khí nhanh gấp nhiều lần tốc độ âm thanh với thiết bị bay Vũ khí siêu thanh tiên tiến (AHW) và chương trình Vũ khí tấn công tốc độ cao (HSSW). Tuy nhiên, Nga đang bám sát phía sau, cấp tập phát triển các loại vũ khí có khả năng xuyên thủng mọi lá chắn tên lửa.
Lợi hại Yu-71
Cực kỳ linh hoạt, siêu nhanh và khó đoán, đó là những tính từ có thể mô tả chính xác vũ khí bội siêu thanh Yu-71 của Nga. Thiết bị này được cho là nằm trong chương trình tên lửa bí mật có tên “Dự án 4202″ với mục đích chế tạo các loại vũ khí chọc thủng hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ. Theo các nguồn tin từ Moscow, quân đội Nga đã tiến hành 4 cuộc thử nghiệm với kết quả khả quan. Trong đó, Yu-71 được tên lửa SS-19 đưa vào không gian trước khi tách ra, tăng tốc và phóng thẳng xuống mục tiêu.
Chuyên san thông tin quân sự Jane’s Intelligence Review đánh giá Yu-71 có thể vượt qua mọi hệ thống phòng thủ tên lửa nhờ tốc độ tối đa lên đến 11.200 km/giờ và mang được đầu đạn thông thường lẫn hạt nhân. Không chỉ nhanh, Yu-71 còn có thể thay đổi hướng bay một cách linh hoạt, khiến radar của đối phương khó nắm bắt được đường đi nước bước.
“Điều này sẽ đem lại cho Nga khả năng tiến hành một cuộc tấn công quy mô nhỏ, không cần tốn quá nhiều công sức mà vẫn tiêu diệt được mục tiêu định trước. Khả năng xuyên thủng mọi hệ thống lá chắn của Yu-71 giúp Nga chỉ cần tên lửa là có thể phát động thành công một cuộc chiến”, Jane’s Intelligence Review nhận định.
Các chuyên gia quân sự cho biết đến trước năm 2020, Nga có thể sản xuất một số lượng hạn chế Yu-71 mang được đầu đạn hạt nhân và trong khoảng thời gian từ năm 2020 – 2025 thì có thể đưa vào biên chế lên đến 24 thiết bị này. Hơn nữa, vào thời điểm đó Nga có thể đã có được lớp tên lửa liên lục địa mới mang tên Sarmat, có khả năng chở các thiết bị siêu thanh như Yu-71.
Video đang HOT
Ngoài ra, theo Hãng tin Sputnik, máy bay ném bom tàng hình chiến lược PAK DA đang được phát triển của Nga cũng sẽ mang được loại tên lửa hành trình siêu thanh. Các chuyên gia của Jane’s Intelligence Review dự đoán rằng Moscow có thể sử dụng các thiết bị quân sự siêu thanh mới như một con át chủ bài trong cuộc đàm phán về kiểm soát vũ khí với Washington.
Thiết bị bay siêu thanh Yu-71 có thể bay với tốc độ 11.200 km/giờ – Ảnh: Sputnik
Nhanh hơn âm thanh 20 lần
Ngoài Yu-71, Nga cũng rất chú trọng chương trình tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-26 Rubezh do Viện Công nghệ nhiệt Moscow phát triển dựa trên nền tảng tên lửa đạn đạo nổi tiếng RS-24 Yars. Chương trình này được bắt đầu từ năm 2008 nhằm đối phó lá chắn phòng thủ của NATO triển khai ở một số nước Đông và Trung Âu.
Hiện quân đội Nga vẫn phủ lên RS-26 Rubezh một tấm màn bí mật và chỉ cung cấp một số thông tin ít ỏi. Sputnik dẫn lời Chỉ huy Lực lượng tên lửa chiến lược Nga Sergei Karakayev cho biết tên lửa dài khoảng 12 m, được triển khai từ bệ phóng chuyên dụng nặng 36 tấn. Một số nguồn tin cấp cao tiết lộ tốc độ tối đa của RS-26 Rubezh lên đến trên Mach 20 (gấp 20 lần tốc độ âm thanh, tức khoảng 24.500 km/giờ). Tuy nhiên, vẫn chưa rõ vũ khí này sẽ mang đầu đạn đơn hay đầu đạn tấn công đa mục tiêu.
Đến nay, các cuộc thử nghiệm diễn ra vào các năm 2012, 2013 và 2015 đều cho kết quả thành công vượt ngoài mong đợi. Trong lần bắn thử mới nhất hồi tháng 3, RS-26 Rubezh được phóng từ bãi thử Kapustin Yar ở vùng Astrakhan và bắn trúng mục tiêu tại Sary Shagan ở Kazakhstan chỉ vài phút sau khi rời bệ phóng, vượt qua quãng đường hơn 3.455 km.
Tờ Kommersant dẫn lời một quan chức quân đội hồ hởi khẳng định RS-26 Rubezh đã trở thành tên lửa đạn đạo nhanh nhất và chính xác nhất của Nga, còn Phó thủ tướng Dmitry Rogozin tuyên bố đây chính là “mũi tên” có thể hủy diệt mọi hệ thống phòng thủ.
Theo ông Karakayev, RS-26 Rubezh có thể sẽ được đưa vào hoạt động năm 2016. Giới quan sát nhận định nếu tên lửa này thật sự có thể chọc thủng lá chắn của NATO, Nga sẽ triển khai chúng tại vùng lãnh thổ hải ngoại Kaliningrad và khu vực biên giới với các nước Baltic. Cũng không loại trừ khả năng Moscow điều RS-26 Rubezh đến Bắc Cực, một trong những khu vực ưu tiên chiến lược của Nga hiện nay và đang chứng kiến một cuộc đua giành chủ quyền giữa nhiều nước.
Danh Toại
Theo Thanhnien
Những cỗ máy răn đe hạt nhân đáng sợ nhất của Nga
Tên lửa liên lục địa R-36 Satan có tầm bắn 16.000 km mang theo 10 đầu đạn hạt nhân hay RS-24 Yars có thể ẩn hiện khôn lường là 2 trong số những vũ khí răn đe mạnh nhất của Nga.
R-36M, NATO định danh SS-18 Satan, là tên lửa đạn đạo liên lục địa lớn nhất thế giới. Quỷ Satan thuộc loại tên lửa nhiên liệu lỏng 2 giai đoạn. Tên lửa có trọng lượng phóng tới 209 tấn, tầm bắn tối đa tới 16.000 km. Điểm đáng sợ của R-36M là có thể mang theo 10 đầu đạn hạt nhân độc lập. SS-18 được phóng từ các silo cố định trong lòng đất. Ảnh: Military-today
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Delta-IV là biểu tượng thời Chiến tranh Lạnh giữa Mỹ và Liên Xô. Theo Global Security, Delta-IV là xương sống của lực lượng răn đe hạt nhân trên biển của Nga. Mỗi tàu ngầm được trang bị 16 tên lửa đạn đạo liên lục địa R-29RMU Sineva. Tên lửa có tầm bắn 11.457 km, mang theo 4 đầu đạn hạt nhân độc lập. Ảnh: Wikipedia
Tên lửa đạn đạo liên lục địa di động RT-12PM2 Topol-M là một sản phẩm của Viện Công nghệ nhiệt Moscow. Topol-M thuộc loại tên lửa nhiên liệu rắn 3 giai đoạn. Ống phóng lắp trên khung gầm xe chuyên dụng MZKT-79221 mang lại khả năng cơ động rất cao. Tên lửa có tầm bắn tối đa 11.000 km mang theo đầu đạn hạt nhân 800 Kt. Ảnh: RT
Máy bay ném bom chiến lược Tu-160 Blackjack. Phi cơ được thiết kế kiểu "cánh cụp - cánh xòe" cho phép đạt tốc độ siêu âm 2.220 km/h. Vũ khí đáng sợ nhất của Tu-160 là 12 tên lửa hành trình tấn công mặt đất Kh-55SM. Tên lửa có thể mang đầu đạn hạt nhân chiến thuật 200 kt, tầm bắn tối đa 2.500 km. Ảnh: Obris Xem thêm: Tu-95 phóng tên lửa diệt mục tiêu
Tuy có thời gian hoạt động trên 50 năm, song Tu-95 Bear vẫn là trụ cột trong sức mạnh răn đe hạt nhân đường không của Nga. Tu-95 có thể mang theo tải trọng 15 tấn vũ khí, đặc biệt là tên lửa hành trình Kh-55SM hoặc tên lửa hạt nhân chiến thuật Kh-20. Không quân Nga đang tiến hành hiện đại hóa Tu-95MS lên các tiêu chuẩn mới hiện đại hơn để kéo dài thời gian sử dụng phi cơ này đến khoảng năm 2040. Ảnh: Theaviationist Xem thêm: Máy bay ném bom chiến lược siêu âm Tu-160 bay lượn
Đề án 955 Borei là loại tàu ngầm hạt nhân chiến lược đầu tiên được chế tạo dưới thời hậu Xô Viết. Người ta trang bị cho tàu rất nhiều công nghệ tối tân, như hệ thống bơm phun cho phép hoạt động êm hơn cùng hệ thống định vị thủy âm hiện đại. Vũ khí chính của tàu là 16 tên lửa liên lục địa RSM-56 Bulava, tên lửa có tầm bắn tối đa 10.000 km mang theo 6-10 đầu đạn hạt nhân độc lập. Ảnh: Warfare
RS-24 Yars là cỗ máy răn đe hạt nhân mới và đáng sợ nhất của Nga. Moscow phát triển vũ khí này nhằm xuyên thủng lá chắn tên lửa Mỹ triển khai ở châu Âu.Tên lửa có tầm bắn 11.000 km mang theo 4-6 đầu đạn hạt nhân độc lập. Điểm đáng sợ của RS-24 là khả năng "thoắt ẩn, thoắt hiện" khiến đối phương không thể lần theo. Ảnh: Vitaly V. Kuzmin
Nhằm đảm bảo cho khả năng hoạt động của hệ thống tên lửa đạn đạo liên lục địa Topol-M, các binh sĩ trẻ của sư đoàn Vệ binh Số 7 thuộc Lực lượng tên lửa chiến lược Nga phải thường xuyên tập luyện phóng, bảo vệ, bảo trì và kiểm tra mức độ rò rỉ phóng xạ.
Theo_Zing News
Trung Quốc phát triển tên lửa mang nhiều đầu đạn hạt nhân Một báo cáo của Lầu Năm Góc Mỹ cho biết Trung Quốc đang phát triển hệ thống tên lửa tầm xa có khả năng mang nhiều đầu đạn tên lửa. Động thái này khiến giới cầm quyền Mỹ hết sức lo lắng. Đông Phong 5, tên lửa liên lục địa mạnh nhất của Trung Quốc, có thể đã được trang bị công nghệ...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Cú sốc thuế quan với quốc gia 'chưa ai từng nghe đến'

Động lực và tia hy vọng mới cho mối quan hệ giữa Mỹ và Iran

Ba vấn đề nóng mà Tổng thống Trump phải quyết định trong vài tháng tới

Phát hiện đường dây buôn lậu linh kiện UAV tại châu Âu liên quan đến Hezbollah

Các tổ chức phi chính phủ châu Âu lo ngại nguy cơ bị cắt giảm tài trợ

Pháp đánh thuế người giàu để giảm thâm hụt ngân sách

Bài học từ chiến trường Ukraine tái định hình tương lai ngành công nghiệp quốc phòng Đức

Dân số Nhật Bản giảm mạnh nhất kể từ năm 1950

Bước đi của Mỹ có thể dẫn tới thay đổi sâu rộng trên thị trường vũ khí toàn cầu

Goldman Sachs tăng dự đoán giá vàng, hạ triển vọng giá dầu

EU hỗ trợ tài chính 1,8 tỷ USD cho Chính quyền Palestine

Campuchia tổ chức lễ cầu an nhân dịp Tết cổ truyền 2025
Có thể bạn quan tâm

Bị tố bội tín với tập đoàn Tôn Hoa Sen và NSX Mái Ấm Gia Đình Việt, MC Quyền Linh lên tiếng
Sao việt
23:34:18 14/04/2025
Cặp vợ chồng đều là NSND, khi yêu nhau cả nước 'chỉ trỏ, bàn tán'
Tv show
23:23:39 14/04/2025
Han So Hee thừa nhận 'sai lầm' sau ồn ào tình cảm
Sao châu á
23:12:05 14/04/2025
TikToker Lê Tuấn Khang trổ tài ca hát cùng Lý Hải
Hậu trường phim
23:04:23 14/04/2025
Phim cổ trang mới chiếu 2 ngày đã lập kỷ lục hot nhất 2025, nữ chính được khen đẹp nhất Trung Quốc hiện tại
Phim châu á
22:49:23 14/04/2025
Hà Nội công bố tình huống khẩn cấp sạt lở bờ sông Đuống tại quận Long Biên
Tin nổi bật
22:02:43 14/04/2025
Cảnh tượng quỳ lạy gây sốc ở concert Chị Đẹp, một "phú bà" cất giọng chạy nốt làm dân tình "nổi da gà"
Nhạc việt
21:57:49 14/04/2025
Jennie tại Coachella 2025: Hát rap không ra hơi, bị yêu cầu tắt backtrack và về luyện tập lại!
Nhạc quốc tế
21:36:35 14/04/2025
Fabregas buông lời cảnh báo MU đừng động vào 1 cầu thủ
Sao thể thao
21:02:01 14/04/2025
Bắt vụ vận chuyển khí cười số lượng lớn
Pháp luật
19:25:51 14/04/2025