Cuộc đua vũ khí tấn công chớp nhoáng
Giới chức quân sự Mỹ thừa nhận đang rất quan ngại việc Nga và Trung Quốc tăng tốc phát triển các loại vũ khí bội siêu thanh.
Ảnh ý tưởng vũ khí siêu thanh AHW của lục quân Mỹ – Ảnh: U.S Army
Truyền thông thế giới gần đây loan tin Nga, Trung Quốc đang thử nghiệm một loạt vũ khí nhanh gấp nhiều lần so với vận tốc âm thanh, đe dọa vị thế độc tôn của Mỹ trong lĩnh vực này. Trung Quốc đang cấp tập thử nghiệm thiết bị bay WU-14, được cho là đạt tốc độ tối đa Mach 10 (gấp 10 lần vận tốc âm thanh, khoảng 12.359 km/giờ) và có thể tấn công tàu sân bay.
Trong khi đó, Nga đang phát triển song song hai chương trình là tên lửa liên lục địa RS-26 Rubezh và thiết bị bay tấn công Yu-71, có thể mang đầu đạn hạt nhân với vận tốc khoảng 11.200 km/giờ, đủ xuyên thủng bất cứ hệ thống phòng thủ nào. Chuyên trang Military.com dẫn lời Đô đốc Cecil D.Haney, người đứng đầu Bộ Tư lệnh chiến lược Mỹ nhận định: “Nhiều nước đang phát triển những thiết bị bay có khả năng tấn công chớp nhoáng, thách thức chiến lược phòng thủ của chúng ta”.
Những diễn biến trên khiến Mỹ cấp tập đẩy nhanh các dự án vũ khí bội siêu thanh của mình. Cấp phó của ông Haney là thiếu tướng James Kowalski nói dù đến nay chưa có thiết bị bội siêu thanh nào được đưa vào biên chế quân đội các nước, nhưng “đây sẽ là một trong những lĩnh vực cạnh tranh chính yếu cho các cuộc chiến trong tương lai”.
Vũ khí tối mật
Đó là thiết bị có tên gọi Vũ khí siêu thanh tiên tiến (AHW) của lục quân Mỹ. Theo Đài RT, trong một lần thử nghiệm mới đây, AHW được phóng từ bãi thử ở Hawaii đã bắn trúng mục tiêu tại quần đảo Marshall, cách đó 3.700 km trong chưa tới 30 phút. Điều này có nghĩa AHW đã di chuyển với tốc độ ít nhất 7.400 km/giờ, tức Mach 6.
Không chỉ nhanh, vũ khí này còn cực kỳ chính xác khi độ chênh lệch so với mục tiêu không quá 10 m và sẽ được phát triển thành nhiều dạng tấn công khác nhau. AHW có thể là tên lửa hay đầu đạn đánh phá trực tiếp, mang theo các vũ khí khác để triển khai tấn công khi tiếp cận mục tiêu hoặc trở thành vũ khí đánh chặn cực nhanh cũng như có khả năng do thám.
Sắp tới, AHW được kỳ vọng trở thành nhân tố chủ lực của chương trình Tấn công nhanh toàn cầu (PGS), vốn có mục tiêu phát triển nhiều loại vũ khí có thể phóng từ lãnh thổ Mỹ đến mọi nơi trên thế giới trong vòng trên dưới 1 giờ đồng hồ.
Video đang HOT
Cũng thuộc chương trình PGS là máy bay ném bom HTV-2, thậm chí còn nhanh hơn AHW gấp nhiều lần khi đạt tốc độ Mach 20 trong các cuộc thử nghiệm. Tuy nhiên, do tốc độ quá cao nên hiện nay các chuyên gia Mỹ vẫn chưa tìm được biện pháp giúp HTV-2 hoạt động ổn định và thiết bị này luôn bị mất kiểm soát ngay sau khi đạt ngưỡng vận tốc nói trên.
Tăng tốc chớp nhoáng
Song song đó, không quân Mỹ đang phát triển các loại máy bay siêu thanh có thể đạt tốc độ từ Mach 5 trở lên với mục tiêu trước mắt là thực hiện chuyến bay thử đầu tiên vào năm 2023. Nền tảng của máy bay mới là nguyên mẫu thiết bị bay không người lái X-51A Waverider, được thử nghiệm từ năm 2004 – 2013, theo Military.com. Trong lần bay thử cuối cùng ngày 1.5.2013, X-51A Waverider đạt tốc độ Mach 5,1 trong chỉ hơn 6 phút, trước khi rơi xuống Thái Bình Dương theo đúng kế hoạch. Khi đó, thiết bị bay được máy bay ném bom B-52H Stratofortress thả ở độ cao 15.000 m. Sau khi tách rời, X-51A Waverider tăng tốc lên Mach 4,8 chỉ trong 26 giây, vươn lên độ cao 18.300 m rồi tiếp tục vọt đi với tốc độ Mach 5,1.
Tuy chỉ mang tính nền tảng và không được ứng dụng vào thực tế, nhưng chương trình X-51A Waverider đã “chứng thực tính khả thi của ý tưởng nâng cao tốc độ cho các thiết bị bay. Chúng ta có thể sử dụng một thiết bị siêu thanh không người lái, phóng nó đi từ một máy bay khác và sau đó tự nó có thể di chuyển trên không với vận tốc bội siêu thanh”, theo Giám đốc khoa học của không quân Mỹ Mica Endsley. Bà tiết lộ thêm từ kết quả đáng khích lệ của X-51A Waverider, thế hệ kế tiếp của vũ khí bội siêu thanh của quân đội Mỹ sẽ tân tiến hơn nữa.
“Điều chúng tôi đang cố gắng làm lúc này là xây dựng một hệ thống toàn diện. Bạn phải có những vật liệu có thể hoạt động ở điều kiện nhiệt độ cao khi bay ở tốc độ bội siêu thanh; những hệ thống có thể điều khiển chính xác và kiểm soát đường bay trong điều kiện di chuyển cực nhanh”, bà Endsley nhấn mạnh với Military.com.
Không dừng lại ở đó, Lầu Năm Góc còn đặt mục tiêu vũ khí hóa máy bay bội siêu thanh bằng chương trình Vũ khí tấn công tốc độ cao (HSSW) phát triển song song với chương trình PGS đề cập ở trên.
Trong khi các tên lửa hành trình hiện tại di chuyển với tốc độ khoảng 1.000 km/giờ, vũ khí siêu thanh sẽ có thể đạt vận tốc từ Mach 5 đến Mach 10 và có thể được sử dụng như tên lửa tấn công khi mang theo đầu đạn thông thường cỡ nhỏ. “Khi đó, bạn có thể tấn công các mục tiêu phòng thủ của đối phương, những cơ sở được phòng thủ nghiêm ngặt hoặc các mục tiêu cần tấn công chớp nhoáng.
Thậm chí đối với những mục tiêu di động, bạn có thể tấn công trước khi nó kịp thay đổi vị trí”, tờ Daily Mail dẫn lời chuyên gia Kenneth Davidson thuộc Phòng thí nghiệm nghiên cứu của không quân Mỹ cho biết.
Danh Toại
Theo Thanhnien
Mỹ tăng tốc cuộc đua vũ khí bội siêu thanh
Mỹ đẩy nhanh chương trình phát triển thiết bị quân sự có vận tốc hơn 5 lần tốc độ âm thanh, nhằm khẳng định vị thế hàng đầu về công nghệ này.
Ảnh ý tưởng về thiết bị bay siêu thanh của không quân Mỹ - Ảnh: Military.com
Các chuyên gia thuộc Phòng Thí nghiệm nghiên cứu của không quân Mỹ đang nỗ lực phát triển dự án máy bay quân sự có thể di chuyển ở tốc độ Mach 5, tức gấp 5 lần vận tốc âm thanh (khoảng 5.793 km/giờ) và nhanh hơn nữa.
Giám đốc khoa học của không quân Mỹ Mica Endsley cho biết lực lượng này muốn phát huy thành quả đầy khích lệ đạt được từ các chuyến thử nghiệm thành công máy bay không người lái X-51 Waverider ở độ cao hơn 18.000 m trên bầu trời Thái Bình Dương thời gian qua.
Bà tiết lộ thêm không quân Mỹ và Cơ quan Các dự án nghiên cứu quốc phòng tiên tiến (DARPA) của Lầu Năm Góc đang triển khai kế hoạch phát triển một thiết bị bay mới dựa trên nền tảng của X-51 Waverider.
Nhanh hơn, hoàn chỉnh hơn
Phát biểu với trang tin Military.com, Giám đốc Endsley nhận định: "Dự án X-51 Waverider thực sự là một cuộc thử nghiệm chứng thực tính khả thi của ý tưởng nâng cao tốc độ cho các thiết bị bay.
Chúng ta có thể sử dụng một thiết bị siêu thanh không người lái, phóng nó đi từ một máy bay khác và sau đó tự nó có thể di chuyển trên không với vận tốc bội siêu thanh. X-51 Waverider có thể bay với vận tốc cao hơn Mach 5 cho đến khi hết nhiên liệu".
Trong các chuyến bay thử nghiệm, X-51 Waverider mang động cơ tĩnh siêu âm (tên kỹ thuật là Scramjet) và được một oanh tạc cơ B-52H Stratofortress chở lên độ cao hơn 15.000 m. Sau đó, X-51 Waverider tự phóng đi và tăng tốc đến Mach 4,8 chỉ trong 26 giây. Khi đạt độ cao 18.000 m, thiết bị bay này tiếp tục tăng tốc đến Mach 5.1.
Từ các dữ liệu thu được, các chuyên gia Mỹ đang hướng tới thiết kế một thiết bị bay bội siêu thanh hoàn chỉnh hơn. "Điều chúng tôi đang cố gắng làm lúc này là xây dựng một hệ thống toàn diện không chỉ về động cơ. Bạn phải có những vật liệu có thể hoạt động ở điều kiện nhiệt độ cao khi bay ở tốc độ bội siêu thanh; những hệ thống có thể điều khiển chính xác và kiểm soát đường bay trong điều kiện di chuyển cực nhanh", bà Endsley nhấn mạnh.
Khả năng vũ khí hóa
Tờ Daily Mail dẫn lời các chuyên gia Mỹ cho biết thiết bị bay mới có thể được sử dụng để vận chuyển các bộ cảm biến, trang thiết bị và cả vũ khí trong tương lai, tùy thuộc vào quá trình phát triển công nghệ. Hơn nữa, Lầu Năm Góc không dừng lại ở khả năng vận chuyển mà đang đặt mục tiêu vũ khí hóa máy bay bội siêu thanh bằng chương trình Vũ khí tấn công tốc độ cao (HSSW).
Trong khi các tên lửa hành trình hiện tại di chuyển với tốc độ khoảng 1.000 km/giờ, vũ khí siêu thanh sẽ có thể đạt vận tốc từ Mach 5 đến Mach 10 và có thể được sử dụng như tên lửa tấn công khi mang theo đầu đạn thông thường cỡ nhỏ. "Khi đó, bạn có thể tấn công các mục tiêu phòng thủ của đối phương, những cơ sở được phòng thủ nghiêm ngặt hoặc các mục tiêu cần tấn công chớp nhoáng. Thậm chí đối với những mục tiêu di động, bạn có thể tấn công trước khi nó kịp thay đổi vị trí", chuyên gia Kenneth Davidson, thuộc Phòng Thí nghiệm nghiên cứu của không quân Mỹ, nói với Daily Mail.
Ngoài HSSW, Mỹ cũng đang xây dựng chương trình Tấn công chớp nhoáng toàn cầu (PGS) gồm nhiều thiết bị bội siêu thanh khác nhau đang được thử nghiệm. Nổi bật trong số này có vũ khí siêu thanh tiên tiến (AHW) đủ sức vượt 6.000 km chỉ trong 35 phút.
Không chỉ nhanh, AHW còn cực kỳ chính xác khi độ chênh lệch so với mục tiêu không quá 10 m và sẽ được phát triển thành nhiều dạng tấn công khác nhau. AHW có thể là tên lửa hay đầu đạn đánh phá trực tiếp, mang theo các vũ khí khác để triển khai tấn công khi tiếp cận mục tiêu hoặc trở thành vũ khí đánh chặn cực nhanh cũng như có khả năng do thám.
Theo Military.com, sở dĩ Lầu Năm Góc đặt trọng tâm vào các chương trình khí tài siêu thanh là do đang gặp phải cạnh tranh quyết liệt từ Nga và Trung Quốc. Chuyên trang này dẫn lời Giám đốc Endsley nhấn mạnh Trung Quốc đã đẩy mạnh thử nghiệm và phát triển tên lửa bội siêu thanh để chuẩn bị cho một cuộc xung đột trong tương lai. Hồi năm 2014, Bộ Quốc phòng Trung Quốc thông báo thử nghiệm thiết bị bay WU-14.
Bắc Kinh không tiết lộ thêm chi tiết nhưng một số nguồn tin ước lượng WU-14 có thể đạt tốc độ tối đa Mach 10 (khoảng 12.359 km/giờ). Thiết bị này được tên lửa liên lục địa đưa lên độ cao nhất định rồi tách ra tự lao đến mục tiêu. Khi đó, chuyên gia quân sự Trần Hổ của Trung Quốc còn nói thẳng trên Đài CCTV là khi được hoàn thiện WU-14 có thể dùng để "tấn công tàu sân bay Mỹ trên toàn cầu". Đến nay, Trung Quốc đã tiến hành 4 lần thử WU-14 với lần mới nhất diễn ra ngày 7.6 vừa qua nhưng không rõ kết quả, theo trang tin Washington Free Bacon.
Ngoài Mỹ và Trung Quốc, Nga cũng đang nỗ lực nghiên cứu vũ khí bội siêu thanh, tập trung vào tên lửa liên lục địa RS-26 Rubezh, được cho là có khả năng xuyên thủng bất cứ lá chắn nào, theo Đài RT.
Tuy nhiên, thông tin được bảo mật rất cao nên bên ngoài không nắm được về tiến độ và kết quả các cuộc thử nghiệm. Mới đây nhất, Chỉ huy Lực lượng tên lửa chiến lược Nga Sergei Karakayev cho biết RS-26 Rubezh có thể sẽ được đưa vào hoạt động vào năm 2016.
Trùng Quang
Theo Thanhnien
Anh đón tàu sân bay "khủng" của Mỹ Tàu sân bay Mỹ USS Theodore Roosevelt ngày 22/3 đến Anh trong hành trình nhằm biểu dương sức mạnh quân sự Mỹ và hiện không thể cập cảng nước bạn vì kích thước tàu quá lớn. Chuyến thăm được thực hiện giữa lúc đang có nhiều lo ngại về việc cắt giảm ngân sách quốc phòng của Anh. Tàu sân bay USS Theodore...