Cuộc đua trực thăng thế hệ mới
Theo trang tin quốc phòng Defense One, Lầu Năm Góc đang tìm kiếm ứng viên “siêu trực thăng” thế hệ mới nhằm thay thế phi đội Black Hawk và các dòng trực thăng khác của Mỹ.
Các mẫu máy bay V-280 Valor (trên) và SB-1 Defiant Ảnh: Bell/Boeing
Hiện cuộc đua giành hợp đồng béo bở lên đến 100 tỉ USD này đang diễn ra quyết liệt giữa liên danh Sikorsky – Boeing và nhà thầu Bell Helicopters.
Sikorsky – Boeing đưa ra mẫu trực thăng SB-1 Defiant cánh đồng trục tốc độ cao được quảng cáo là có thể bay nhanh hơn, xa hơn và chở được nhiều vũ khí hơn so với các dòng trực thăng cũ.
Trong khi đó, chủ bài của Bell Helicopters là máy bay cánh quạt nghiêng V-280 Valor có khả năng cất cánh và đáp như trực thăng, hoặc xoay cánh quạt để phóng nhanh như chiến đấu cơ.
Theo Defense One, cả hai sẽ cất cánh thử nghiệm lần đầu tiên trong năm tới trước khi Bộ Quốc phòng Mỹ đưa ra quyết định cuối cùng.
Thuỵ Miên
Video đang HOT
Theo Thanhnien
Chân dung trực thăng chiến đấu thế hệ mới của quân đội Mỹ
Quân đội Mỹ đang ráo riết tìm phương án thay thế phi đội trực thăng hiện tại bằng một loại máy bay hoàn toàn mới mẻ về thiết kế, có khả năng vận hành vượt trội, cũng như làm việc ở nhiều điều kiện thời tiết khác nhau.
Mỹ đã mở ra "Chương trình trình diễn công nghệ trực thăng đa năng tương lai (JMR-TD)" nhằm khuyến khích các nhà thầu quân sự phát triển và thử nghiệm các nguyên mẫu trực thăng thế hệ mới. Đây sẽ là nền tàng cho dự án "Trực thăng tương lai (FVL)" của quân đội Mỹ, nhằm có được phi đội trực thăng thế hệ mới vào năm 2030.
Yêu cầu của quân đội Mỹ
Giới chức Mỹ cho biết, các trực thăng thế hệ mới sẽ tích hợp nhiều cảm biến hiện đại, các loại vũ khí và hệ thống điện tử hàng không tiên tiến.
Trực thăng UH-60 Black Hawk đang được quân đội Mỹ sử dụng
Một trong những công nghệ chắc chắn sẽ xuất hiện trên mẫu trực thăng mới đó là công nghệ "bay bằng dây" (fly by wire). Đây một thuật ngữ chuyên ngành được dùng phổ biến để chỉ phương pháp điều khiển bay thông qua tín hiệu điện. Các mệnh lệnh được đưa từ cơ cấu điều khiển (cần lái, bàn đạp...) tới các cơ cấu thừa hành (cánh lái, cửa gió...) không phải qua các đường truyền cổ điển (cơ khí, thủy lực...) mà qua dây dẫn dưới dạng tín hiệu điện.
Đây là công nghệ cần thiết để chiếc máy bay có thể vận hành tự động tốt hơn trong trường hợp phi công bị thương hoặc thiếu nhân sự vận hành. Công nghệ tự động còn được phát triển để giảm áp lực xử lí thông tin của phi hành đoàn. Quân đội Mỹ yêu cầu các nhà sản xuất phải tạo ra công nghệ giúp máy bay phân tích và theo dõi được các mối đe dọa, từ đó chủ động tìm ra đâu là điều nguy hiểm nhất. Trình tự xử lí tự động các mối đe dọa sẽ phải giống với cách xử lí của phi công nhất có thể.
Mỹ đang tiến tới trang bị cho máy bay một hệ thống phòng thủ tích hợp nhiều biện pháp khác nhau từ vũ khí năng lượng trực tiếp cho tới các hệ thống phóng tên lửa đánh chặn. Quân đội Mỹ mong chờ máy bay mới sẽ chống lại được từ đạn súng tiểu liên cho tới, tên lửa vác vai có thiết bị dẫn đường.
Giới chức Mỹ cho biết, hệ thống phòng thủ tích hợp trên trực thăng thế hệ mới có thể được miêu tả giống với Hệ thống Phòng thủ hồng ngoại (CIRCM) mà quân đội Mỹ đang sử dụng cho các máy bay trực thăng hiện hành, tuy nhiên, nó sẽ mang thiết kế mới để phù hợp với những công nghệ tương lai.
Về hệ thống vũ khí, các trực thăng thế hệ mới sẽ tích hợp nhiều loại vũ khí và cảm biến nhằm tự động tìm ra và tấn công mục tiêu ngay cả khi đang bay ở tốc độ cao hoặc hoạt động ở điều kiện không thuận lợi. Mỹ muốn trực thăng mới phải tấn công được nhiều mục tiêu cùng lúc và kiểm soát tốt hiệu quả hoạt động của các loại vũ khí trong môi trường làm việc khắc nghiệt như bị ảnh hưởng bởi gió mạnh và nhiệt độ cao.
Những mẫu máy bay tiềm năng
Theo báo cáo của IHS Jane's vào năm 2013, các ứng viên tham gia phát triển trực thăng thế hệ mới gồm AVX Aircraft, Bell Helicopter, Karem Aircraft và liên minh Sikorsky - Boeing. Tuy nhiên, đến nay, đây dường như chỉ còn là cuộc đua của 2 hãng sản xuất lớn nhất là Bell với mẫu V-280 Valor và liên minh Boeing - Sirkosky với chiếc SB>1 Defiant.
Trực thăng V-280 Valor
Trực thăng tương lai Bell V-280 Valor có cấu trúc động cơ cánh xoay với nhiều khác biệt so với trực thăng "Chim ưng biển" V-22 Osprey. V-280 có thiết kế đuôi hình chữ V, cánh rộng bằng vật liệu carbon và thân bằng vật liệu tổng hợp. Thân máy bay có 2 cánh cửa rộng 1,8 m hai bên tạo thuận lợi cho việc chở quân hoặc bốc dỡ hàng hóa.
Bell cho biết V-280 Valor có tốc độ hành trình 520 km/h, phạm vi tác chiến từ 930 đến 1.500 km và tầm hoạt động là 3.900 km. Hiện có hai biến thể V-280 Valor đã được Bell công bố là biến thể vận tải và tấn công. V-280 vận tải có khả năng chở tới 11 binh sĩ với phi hành đoàn 4 người. Trong khi đó, mẫu V-280 tấn công có khả năng sử dụng các loại vũ khí tấn công chính xác.
SB>1 Defiant sẽ có 2 cánh quạt đồng trục và một động cơ cánh quạt khác ở phía sau
Khác với mẫu V-280 Valor của Bell, mẫu SB>1 Defiant của liên minh Sirkosky và Boeing được phát triển chậm hơn và chưa có nhiều thông tin. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu đã dựa trên thiết kế cơ bản từ công nghệ trực thăng X2 của Sikorsky và khái niệm trực thăng cánh quạt đồng trục của Boeing. SB>1 Defiant sử dụng một rotor cánh quạt đồng trục, ngoài ra, ở phía đuôi được trang bị thêm một động cơ cánh quạt đẩy phụ. Máy bay được tích hợp hệ thống điều khiển bay fly-by-wire tiên tiến, đạt tốc độ hành trình hiệu quả lên tới 425 km/h.
Trực thăng Bell V-280 Valor sẽ sẵn sàng cho chiến đấu vào năm 2024, sớm hơn nhiều so với mẫu SB>1 Defiant của Sirkosky và Boeing.
Theo Danviet
Ka-62 mang lại diện mạo mới cho trực thăng Nga Theo Tổng công ty Trực thăng Nga Russian Helicopter, trực thăng Ka62 vừa có thử nghiệm thành công đầu tiên. Chuyến bay đầu tiên được thực hiện để kiểm tra khả năng hoạt động chung của Ka-62, cũng như đánh giá khả năng hoạt động của các hệ thống cung cấp điện và các thiết bị khác... Trước khi có lần thử nghiệm...