Cuộc đua tìm nguồn tài trợ trong bầu cử liên bang Australia
Khả năng thất bại của Liên đảng Tự do/Quốc gia trong cuộc bầu cử liên bang sắp tới không chỉ do tỷ lệ ủng hộ của cử tri suy giảm mà còn do thiếu nguồn tài trợ tranh cử.
Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Đây là nhận định được đăng trên nhật báo The Australia trong bài viết của tác giả Peter van Onselen, Giáo sư chính trị tại Đại học Tây Australia và Đại học Griffith.
Bài hát trong vở nhạc kịch Cabaret năm 1966 có câu: “Đồng tiền khiến cả thế giới phải quay cuồng”. Câu hát này cũng đúng đối với các đảng chính trị. Mặc dù tiền không phải yếu tố duy nhất quyết định thành công hay thất bại, nhưng trong cuộc đua tranh khá ngang ngửa giữa các đảng lớn trong bầu cử hiện đại, đảng nào nhiều tiền hơn sẽ có lợi thế đáng kể.
Kết quả thăm dò dư luận về tỷ lệ ủng hộ của cử tri đối với hai đảng Tự do/Quốc gia và Công đảng phản ánh phần nào số lượng ghế có thể giành được và bị mất. Ví dụ, kết quả thăm dò dư luận mới nhất cho thấy Liên đảng chỉ còn được 46% cử tri ủng hộ, kém 8 điểm phần trăm so với Công đảng.
Nếu theo kết quả này, Liên đảng sẽ mất ít nhất 18 ghế, từ 74/150 ghế trong Hạ viện xuống còn 56/151 (một ghế sẽ bị hủy trong cuộc bầu cử tới, thay bằng 2 ghế của hai khu vực bầu cử mới).
Mặc dù vậy, với tỷ lệ 46-54, chỉ cần 4/100 cử tri Australia thay đổi ý kiến trước ngày bỏ phiếu thì cuộc bầu cử sẽ trở nên bất phân thắng bại. Điều này giải thích lý do tại sao vẫn có những tình huống “đảo ngược tình thế”, chẳng hạn như thắng lợi của ông John Howard trước Mark Latham năm 2004.
Mặc dù vậy, điểm quan trọng là biến số giữa các kết quả bầu cử “long trời lở đất” ở cấp liên bang (1983, 1996, 2007 và 2013) mang đến sự thay đổi chính phủ và gần như bất phân thắng bại (1990, 2010 và 2016) không thật sự có ý nghĩa, chỉ là các tỷ lệ phần trăm.
Trong tất cả các trường hợp trên, cũng như hầu hết các cuộc bầu cử khác, đồng tiền và kỹ thuật vận động tranh cử mới giữ vai trò rất lớn trong việc quyết định đảng nào thắng, đảng nào thua. Điều này ảnh hưởng đến kết quả bỏ phiếu ở cấp quốc gia, nhưng quan trọng hơn là có thể “xoay chuyển tình thế” ở các ghế chủ chốt.
Ở cấp vĩ mô, những yếu tố trên có thể lật ngược kết quả của các cuộc bầu cử khi hai bên khá ngang sức ngang tài như trong cuộc bầu cử năm 1998, khi một nhóm vận động tranh cử được tài trợ tốt và hiệu quả hơn đã giúp ông Howard giành chiến thắng khi chỉ nhận được sự ủng hộ của 48,9% cử tri, bằng cách giữ các ghế chủ chốt.
Nhiều tiền hơn và kỹ năng vận động tốt hơn cũng có thể giảm mức độ chiến thắng căn cứ theo tỷ lệ ủng hộ của cử tri. Ví dụ năm 2007 khi Công đảng đối lập của ông Kevin Rudd đánh bại Chính phủ của ông Howard khi có được gần 53% tỷ lệ cử tri ủng hộ nhưng chỉ giành được 8 ghế đa số.
Cuộc bầu cử năm nay là nguy hiểm đối với Liên đảng bởi vì không chỉ kết quả thăm dò dư luận cho thấy Liên đảng có khả năng thất bại mà còn do động lực đang ở phía Công đảng và bất ổn thuộc về phía chính phủ. Thêm vào đó, tiền và thế mạnh vận động tranh cử cũng đang nghiêng nhiều về phía Công đảng.
Một loạt các yếu tố như vậy có nguy cơ gây thảm họa bầu cử cho Liên đảng. Tại cuộc bầu cử năm 2016, Liên đảng có 4 yếu tố quan trọng về tài trợ tranh cử mà bây giờ không còn nữa.
Thủ tướng là nhà tài trợ lớn nhất của đảng. Ông Malcolm Turnbull đã bỏ hơn 1 triệu AUD vào chiến dịch và ông đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử khi có những ghế chỉ hơn được đối thủ có vài trăm phiếu, với một tỷ lệ đa số thấp nhất có thể. Vấn đề là tiền. Trong cuộc bầu cử tới, khó có khả năng ông Turnbull sẽ bỏ tiền tài trợ cho chiến dịch của ông Scott Morrison.
Thứ hai, Phó Chủ tịch đảng Tự do tại cuộc bầu cử trước đó, bà Julie Bishop – là người gây quỹ tốt nhất trong giới doanh nghiệp. Tuy nhiên, sau khi tuyên bố nghỉ hưu và bị hạ nhục trong cuộc bỏ phiếu bầu thủ lĩnh đảng cũng như cuộc đua tìm người thay thế mình, bà Bishop cũng sẽ không làm gì trong khoảng thời gian này.
Thứ ba, nghị sỹ Craig Laundy dự kiến sẽ không tham gia tranh cử trong cuộc bầu cử tới, và có lẽ sẽ không gây quỹ (hay ít nhất có gây quỹ nhưng không nhiều) cho đảng Tự do. Trong khi thành viên giàu có nhất của Quốc hội là ông Turnbull đã rút lui.
Ông Craig Laundy là người có khả năng thuyết phục mọi người bỏ tiền túi ra vì mục đích chính trị. Nhưng ông Laundy người đã đồng hành ông Turnbull trên con đường chính trị cho đến khi “cuộc đảo chính” trong đảng diễn ra, chắc giờ đây cũng không cần đặc biệt hào phóng với đảng.
Yếu tố cuối cùng là sự ra đi của nhà lãnh đạo Barnaby Joyce khỏi vai trò lãnh đạo đảng Quốc gia đã làm tê liệt khả năng gây quỹ của đảng này, cả trong ngành khai thác và từ các khoản tài trợ nhỏ của các cộng đồng nông thôn.
Video đang HOT
Sự ra đi của ông Joyce khiến đảng Quốc gia mất đi “vũ khí” gây quỹ tốt nhất trong ban lãnh đạo của đảng, một điều thường bị lãng quên trong các cuộc tranh luận “chê bai” kỹ năng chính trị “bán lẻ” của ông Joyce.
Vấn đề lại càng trở nên tồi tệ hơn đối với Liên đảng gặp khó khăn về tài chính khi phải đối mặt với hàng loạt thách thức ở các ghế an toàn từ các ứng cử viên thứ ba – những ứng cử viên độc lập và của đảng Xanh, những người đã chán nản với xu hướng nghiêng về phía cảnh hữu của chính phủ.
Đối phó với những ứng cử viên như vậy, Liên đảng sẽ cần chi nhiều hơn cho những chiếc ghế vốn dĩ an toàn trước đây, phải rút bớt nguồn lực về người và của cho các cuộc đua vào các ghế bấp bênh.
Trái ngược với những khó khăn về tài chính của Liên đảng, phe đối lập của ông Bill Shorten được hỗ trợ rất lớn từ phong trào công đoàn do phong trào này có thể có được những thắng lợi về chính sách đối với các thành viên công đoàn và cho các mục tiêu tư tưởng lớn hơn nếu Công đảng giành chiến thắng.
Thêm vào đó, “hương vị” của chiến thắng đang khiến cộng đồng doanh nghiệp bắt đầu “ném” tiền cho Công đảng, theo đúng câu ngạn ngữ rằng “thành công có một ngàn người cha, thất bại là một đứa trẻ mồ côi”.
Do Công đảng được dự đoán sẽ giành chiến thắng, hầu hết những người trục lợi và các doanh nghiệp có thành công gắn liền với những quyết định của chính phủ đều muốn trở thành người bạn của ông Shorten, hoặc ít nhất tỏ ra rằng họ không quá thù địch với việc ông lên lãnh đạo đất nước.
Đối với Liên đảng, thất bại trong cuộc bầu cử tới còn là sự thất bại có tính thế hệ. Sau thất bại như vậy, nguồn lực của nó sẽ tiếp tục cạn kiệt. Đặc biệt là do thiếu một giai đoạn cần thiết để phe chính trị bảo thủ tự đánh giá lại mình kể từ những năm 1980.
Ông Howard khi nắm quyền luôn giới hạn các cuộc tranh luận về tư tưởng trong nội bộ đảng chủ yếu ở các vấn đề thực tiễn. Sau thất bại năm 2007, do Liên đảng đã nhanh chóng quay lại tập trung vào cuộc đua chính trị ở cuộc bầu cử tiếp theo, những chia rẽ được gạt sang một bên vì mục tiêu chiến thắng. Mặc dù không ai nói rằng Liên đảng không bị chia rẽ trong cả hai nhiệm kỳ nắm quyền, nhưng các rạn nứt bên trong sẽ trở nên sâu sắc hơn khi Liên đảng chuyển sang vị trí đối lập.
Bởi vì đó là khi sẽ diễn ra các tranh luận nghiêm túc về các định hướng tư tưởng, liệu có nên tiến hành thanh lọc hay đặt ra các định mức hay không, hoặc liệu sẽ tốt hơn cho đảng Quốc gia nếu tách khỏi liên minh khi ở vị trí đối lập.
Những cuộc tranh luận này có thể có lợi về lâu dài, đặt ra định hướng về tư tưởng cũng như mong muốn về sự thống nhất, nhưng trong ngắn hạn, chúng đang làm suy yếu Liên đảng./.
Theo Nguyễn Minh (P/v TTXVN tại Sydney)
Quan hệ sóng gió Australia - Trung Quốc sẽ ra sao dưới thời tân Thủ tướng?
Việc ông Scott Morrison được bầu làm thủ tướng thứ 30 của Australia hôm 24/8 được cho là sẽ không mang đến nhiều sự thay đổi cho mối quan hệ quan trọng, nhưng cũng thường xuyên căng thẳng, với Trung Quốc.
Tân Thủ tướng Scott Morrison và người tiền nhiệm Malcolm Turnbull (Ảnh: EPA)
Trước khi xảy ra một tuần "sóng gió" trong chính trường Australia dẫn tới việc cựu Thủ tướng Malcolm Turnbull bị mất tín nhiệm trong đảng Tự do cầm quyền và ông Scott Morrison được bầu làm thủ tướng mới, ông Morrison vẫn chưa thể hiện rõ tầm nhìn của ông về chính sách đối nội và đối ngoại của Australia.
Trong cuộc họp báo đầu tiên với tư cách là thủ tướng đắc cử vào tối 24/8, ông Morrison các vấn đề như việc làm, nhập cư và thống nhất đảng sẽ là những ưu tiên hàng đầu của ông trong nhiệm kỳ sắp tới. Trong khi đó, ông không đề cập tới chính sách đối ngoại của Australia khi ông nhận nhiệm vụ mới.
Tuy vậy, những gì ông Morrison từng làm khi còn giữ chức bộ trưởng Bộ Ngân khố Australia cũng như việc ông từng là một trong những đồng minh thân cận nhất của cựu Thủ tướng Turnbull đã cho thấy phần nào cách tân thủ tướng Australia sẽ xử lý các quan hệ đối ngoại, trong đó có chính sách với Trung Quốc.
Chính sách với Trung Quốc
Ông Morrison phát biểu tại một cuộc họp (Ảnh: AFP)
Dưới thời cựu Thủ tướng Turnbull, ông Morrison là thành viên chủ chốt của chính quyền Australia trong việc đề xuất các đạo luật mới nhằm chống lại sự can thiệp của nước ngoài hồi đầu năm nay. Đạo luật này từng khiến mối quan hệ giữa Australia và Trung Quốc trở nên căng thẳng.
Trong quyền hạn của một bộ trưởng, ông Morrison, chính trị gia theo khuynh hướng bảo thủ trong đảng cầm quyền, vừa ủng hộ việc thúc đẩy hợp tác kinh tế mạnh hơn với Trung Quốc, vừa ngăn chặn các khoản đầu tư của Trung Quốc trong các lĩnh vực liên quan tới an ninh quốc gia và bảo hộ công nghiệp.
Mới đây, khi đang tạm nắm giữ chức vụ quyền bộ trưởng Nội vụ Australia, ông Morrison ngày 23/8 đã ngầm tuyên bố công ty viễn thông Huawei, "gã khổng lồ" công nghệ của Trung Quốc, sẽ bị cấm tham gia vào dự án mạng lưới 5G của Australia. Mặc dù không đề cập cụ thể tới tên của Huawei, song ông Morrison đã đề cập tới nguy cơ các doanh nghiệp "có khả năng trở thành đối tượng chịu sự chỉ đạo của chính phủ nước ngoài và xung đột với luật pháp Australia".
Theo chính quyền Australia, việc sử dụng các thiết bị từ các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông có thể sẽ tạo lỗ hổng trong mạng lưới viễn thông quốc gia, từ đó tạo điều kiện cho các hoạt động xâm nhập hoặc can thiệp trái phép. Không chỉ Australia, Mỹ cũng từng lo ngại về việc các trang thiết bị do Huawei cung cấp có thể trở thành công cụ cho hoạt động gián điệp.
Bộ Thương mại Trung Quốc ngay lập tức chỉ trích động thái của chính quyền Australia, mô tả đây là bằng chứng cho thấy sự can thiệp của chính quyền Australia vào hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp. Bắc Kinh thậm chí hối thúc Canberra nên "nhìn vào bức tranh toàn cảnh của hợp tác thương mại và kinh tế song phương".
Năm 2016, khi còn làm lãnh đạo Bộ Ngân khố, ông Morrison từng ngăn chặn Tập đoàn điện lưới nhà nước Trung Quốc và Công ty hạ tầng Cheung Kong (CKI) của Hong Kong mua cổ phần kiểm soát trong Ausgrid, mạng lưới phân phối điện của bang New South Wales và là mạng lưới lớn nhất tại Australia. Ông Morrison đã viện dẫn những lý do liên quan tới an ninh quốc gia của Australia.
Năm 2017, ông Morrison đã đề xuất các quy tắc mới buộc các chủ sở hữu bất động sản nước ngoài, trong đó chủ yếu là người Trung Quốc, phải trả phí nếu nhà của họ tại Australia bị bỏ không từ nửa năm trở lên. Chính sách này của ông Morrison được đưa ra nhằm mở rộng thị trường cho thuê nhà tại Australia.
Hợp tác với Trung Quốc
Người Trung Quốc tại Australia treo cờ và băng rôn chào đón chuyến thăm của Thủ tướng Trung Quốc tới Australia (Ảnh: Shutterstock)
Trong khi cảnh giác với Trung Quốc trong một số vấn đề, ông Morrison vẫn chỉ trích chủ nghĩa dân túy về kinh tế và kêu gọi hợp tác chặt chẽ hơn với Bắc Kinh - đối tác thương mại lớn nhất của Australia ở thời điểm hiện tại.
Trong bài phát biểu trước Viện Chính sách Quốc tế Lowy có trụ sở tại Sydney hồi năm 2016, ông Morrison từng cảnh báo về "mối de dọa lớn" khi những người theo chủ nghĩa dân túy yêu cầu hạn chế nhập cư, đầu tư nước ngoài và tự do thương mại tại Australia. Ông cho rằng những lo ngại về việc người Trung Quốc đang sở hữu những dải đất nông nghiệp rộng lớn tại Australia đã bị thổi phồng.
Trả lời tạp chí Australian Financial Review hồi đầu năm, ông Morrison nhận định cả hai nước trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung nên thể hiện "sự đồng cảm chung" để tránh leo thang căng thẳng và gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế.
Trong tháng này, cựu bộ trưởng Morrison cũng có bài phát biểu đề cập tới mối liên kết kinh tế tiềm năng giữa Trung Quốc và Australia.
"Khi tầng lớp trung lưu tại Trung Quốc tiếp tục giàu lên, chúng ta có thể tận dụng những cơ hội này để thúc đẩy tăng trưởng về xuất khẩu dịch vụ và tạo thêm việc làm trong những năm tới", ông Morrison nhận định.
Khi còn là bộ trưởng Bộ Ngân khố, ông Morrison từng nhiều lần tới thăm Trung Quốc để thúc đẩy hợp tác thương mại và đầu tư giữa hai quốc gia. Hồi tháng 9 năm ngoái, ông Morrison đã gặp những người đồng cấp Trung Quốc tại Đối thoại Kinh tế Chiến lược ở Bắc Kinh để thảo luận cách thức tăng cường hợp tác kinh tế.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã gửi lời chúc mừng tới tân Thủ tướng Morrison và khẳng định chính sách của Bắc Kinh về mối quan hệ với Australia luôn "nhất quán và rõ ràng".
Mặc dù Trung Quốc không bình luận về những lùm xùm xảy ra tại chính trường Australia dẫn tới sự ra đi của ông Malcolm Turnbull, song việc ông Morrison lên làm thủ tướng được cho là có lợi hơn cho Bắc Kinh so với cựu bộ trưởng Nội vụ Peter Dutton - đối thủ của ông Morrison trong cuộc bỏ phiếu hôm 24/8.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc từng mô tả ông Duttton như bản sao của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Nếu ông Dutton đắc cử, chính phủ do ông lãnh đạo có thể đặt ra những thách thức mới cho mối quan hệ giữa Australia và Trung Quốc vì ông là người có lập trường bảo thủ hơn.
Thành Đạt
Theo Dantri/ SCMP
Bầu cử bổ sung ở Australia: Đảng Tự do cầm quyền thất cử Kết quả kiểm phiếu sơ bộ của cuộc bầu cử bổ sung ghế trống của cựu Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull ở khu vực Wentworth, Sydney, được công bố ngày 22/10 cho thấy ứng cử viên của đảng Tự do cầm quyền Dave Sharma đã thất bại trước ứng cử viên độc lập Kerryn Phelps. Thủ tướng Morrison sẽ gặp nhiều khó khăn...