Cuộc đua song mã chinh phục bầu trời và lối ngoặt từ tai nạn thảm khốc
Cuốn ‘Zepplins, Airplanes, and Two Men’s Epic Duel to Rule the World’ mang đến cho độc giả góc nhìn toàn cảnh về cuộc đua thống trị bầu trời trong thế kỷ 20.
Những ai quan tâm đến lịch sử hàng không hầu như đều biết đến khí cầu Zeppelin, từng là phương tiện bay phổ biến nhất thế giới, và đặc biệt là thất bại lớn nhất của loại khí cầu này: Thảm họa khí cầu Hindenburg ở Lakehurst, New Jersey vào tháng 5/1937.
Sự kiện này cũng chính là nguồn cảm hứng để tác giả Alexander Rose viết nên một cuốn sách không chỉ về khoảnh khắc ngày 6/5/1937 mà còn là một câu chuyện thú vị của những năm 1800 thế kỷ trước.
Đây là thời kỳ huy hoàng của những “kẻ du hành trên mây”, những “kẻ đam mê khinh khí cầu”, là khi con người bắt tay vào hiện thực hóa giấc mơ bay lượn và loài người tìm cách giải mã một câu hỏi trung tâm vào thời điểm đó: Khi chúng ta bay được, khi chúng ta thực sự du hành trên bầu trời, thì sẽ là bằng máy bay hay sẽ bằng khinh khí cầu?
Cuộc đua song mã nghẹt thở
Và chính sự ganh đua gay gắt giữa những người chế tạo máy bay và những người chế tạo khí cầu đã là trung tâm của cuốn Empires of the Sky, khi hai bên lao vào nhau để tìm ra kẻ thống trị trên không vào thời điểm không ai biết rằng kết cục sẽ ra sao.
Khí cầu Zeppelin hạ cánh tại Friedrichshafen, Đức năm 1933. Ảnh: Print Collector/Getty Images.
Ở một bên là bá tước Ferdinand von Zeppelin, một quý tộc người Đức hào hiệp, người mà tên của ông gắn liền với loại khí cầu này, và người thừa kế ý tưởng của ông, Hugo Eckener, một trong những tiến sĩ hàng không đầy kinh nghiệm của Đức và cũng là một tín đồ vững tin vào quan niệm rằng khí cầu Zeppelin chứa đầy hydro là cách duy nhất để bay.
Còn một bên là anh em nhà Wright và Juan Trippe, một nhà kinh doanh có quyền lực, có học thức ở trường Yale. Vào những năm 1920 – 1930, sau khi thấy được những thành công ban đầu của anh em nhà Wright, Trippe đã tìm ra cách kiếm tiền từ máy bay thông qua công ty non trẻ của mình: Pan American Airlines (Pan Am).
Anh em nhà Wright thực hiện các chuyến bay tại Fort Myer, Virginia vào những năm 1900 của thế kỷ trước. Ảnh: Popperfoto / Getty Images.
Cuốn sách mở ra bối cảnh mùa hè năm 1863, khi cuộc nội chiến Mỹ đang gay gắt, bá tước trẻ von Zeppelin đi qua vùng hoang dã ở bang mới thành lập Minnesota. Bá tước đã nhìn thấy một người đi bằng khinh khí cầu trên đường phố St. Paul và đã làm một điều mà những người quyền cao chức trọng ít khi làm: Ông tự mình thao tác chuyến bay bằng khinh khí cầu của bản thân.
Thời kỳ đỉnh cao của khí cầu
Lúc đó Zeppelin rất cuồng nhiệt với trải nghiệm này và những chương đầu của Empires of Sky tập trung khắc họa những nỗ lực của ông nhằm tạo ra khí cầu có thể điều khiển được. Thời điểm ban đầu, vào những năm 1890, Zeppelin gặp rất nhiều khó khăn khi mọi người không tin vào ý tưởng này. Rose viết rằng: “Khi Zeppelin đi trên đường phố Stuttgart, ông đã bị chế giễu và trêu chọc là một kẻ mất trí”.
Nhưng vào tháng 7/1900, ba năm trước khi anh em nhà Wright bay lên bầu trời, Zeppelin đã bay được trong gần 18 phút trên bầu trời Đức bằng một chiếc khinh khí cầu dài 420 feet (khoảng 128m) chứa gần 400.000 feet khối hydro. Sau đó, ông liên tục phát triển các mô hình khác có hiệu năng tốt hơn.
Đến năm 1908, người Đức thường xuyên ngầng đầu lên trời và hét “Zeppelin kommt” (tạm dịch Zeppelin đến rồi) . Và ngay cả khi có nhiều vụ tai nạn khí cầu và xảy ra thiệt hại nặng thì mọi người vẫn rất yêu mến ông, được thể hiện qua những lời ghi chú, bia, phô mai, những hộp xi đánh giày hay cả xì gà.
Hàng chục người đã thiệt mạng khi khí cầu Hindenburg bốc cháy. Ảnh: Picturemakersllc/Dreamstime.com
Tại thời điểm này, khí cầu, chứ không phải máy bay, là tương lai của loài người. Nhiều chuyên gia vẫn tin rằng sau cái chết của Zeppelin (vì nguyên nhân tự nhiên) vào năm 1917 thì Eckener, đệ tử của Zeppelin, sẽ tung ra một chuỗi thành công để chứng minh quan điểm của họ là đúng.
Chính khí cầu Zeppelin là phương tiện bay đầu tiên chở được hành khách ở châu Âu và là phương tiện đầu tiên vận chuyển hành khách đi qua Đại Tây Dương, kết nối cả Bắc và Nam Mỹ. Và những khí cầu hình viên đạn cũng hấp dẫn được cả quân đội. Ngay cả lực lượng Mỹ cũng muốn nhanh chóng đưa vào sử dụng khí cầu này để giành được lợi thế. Tất cả điều này được tái hiện kịch tính trong Empires of Sky và đỉnh điểm là thảm họa khí cầu Hindenburg.
Cuốn sách được ra mắt ngày 28/4. Ảnh: Amazon.
Đây là khí cầu vĩ đại nhất của công ty Zeppelin, “được gọi là đỉnh cao của thiết kế Đức, kỹ thuật Đức, sức mạnh không quân Đức và năng lực của Đức”. Nhưng sau đó, Eckener gặp ba vấn đề lớn: sự xuất hiện của Juan Trippe; những chiếc máy bay nhanh chóng được cải tiến; và Adolf Hitler, người có chút thiện cảm với Eckener nhưng xem Zeppelin là một cách khác để chứng minh sự vượt trội của Đức.
Các nhân vật khác trong cuốn sách cũng đầy hấp dẫn, như Roosevelt, Hitler, Goebbels, Goering và Lindbergh – được khắc họa ngồi trong những căn phòng đầy khói thuốc cùng Eckener – trong khi ở ngoài kia là những hành khách đầu tiên trên những chiếc máy bay non trẻ, vẫn ném thuốc lá ra khỏi cửa sổ, dùng đĩa sứ, lau miệng bằng khăn ăn vải lanh và sau đó rảo bước qua các nhà ga tại sân bay Art Deco mới ở New York.
Trong cuốn sách này, tác giả cũng lý giải nhiều chi tiết thú vị như tại sao khí cầu Zeppelin sử dụng khí hydro thay vì helium hay điều gì đã khiến Hindenburg sụp đổ? Và mặc dù chúng ta đã biết trước cái kết rằng máy bay đang thống trị thế giới, Hindenburg chìm trong biển lửa và Eckener biến mất khỏi nhận thức chung của mọi người, thì cách xây dựng tác phẩm của Rose vẫn khiến độc giả đọc hết sức khẩn trương đến trang cuối cùng, bị cuốn hút bởi bối cảnh Thế chiến thứ nhất và những kỳ tích con người có thể đạt được với sự trợ giúp của kỹ thuật, vật lý và dữ liệu thực tế.
Thông qua Empires of Sky, độc giả có thể hiệu được tầm quan trọng của lịch sử và một câu chuyện ly kỳ của những người phàm trần học bay.
Rùng mình phát hiện vật thể lạ hình kim tự tháp
Một vật thể lạ hình kim tự tháp lơ lửng trên bầu trời gây sửng sốt.
Vật thể lạ hình kim tự tháp được phát hiện vào ngày 5/6/2016 tại vùng trời Batavia, Illinois, Mỹ, sự việc đã được lưu vào hồ sơ bảo mật UFO số hiệu 76835 của cơ quan MUFON.
Từ hình ảnh, có thể thấy một khối mây trắng kì lạ, nhọn hoắt y như một kim tự tháp khổng lồ, lơ lửng trên bầu trời dày đặc mây xám đen.
Không những thế, đối diện "kim tự tháp" còn xuất hiện một vật thể tròn đen kỳ lạ lượn trên bầu trời. Cả hai vật thể lạ này đều không phát ra âm thanh kỳ lạ nào cả.
Nhiều người tin rằng, hai vật thể lạ này là một UFO thực sự, số khác cho rằng nó có thể là kết quả của một quá trình phản quang hoặc khinh khí cầu chuyên dụng nào đó. Hiện vật thể lạ nghi UFO này đang dấy lên làn sóng tranh cãi mãnh liệt trên mạng xã hội.
Huỳnh Dũng
Theo Kiến thức
Đêm nay sẽ có mưa sao băng, người dân quan sát bằng cách nào? Mưa sao băng Eta Aquarids (mưa sao băng Bảo Bình) sẽ xuất hiện trên bầu trời đêm 6/5 và Việt Nam là một trong số các quốc gia có thể quan sát hiện tượng thiên văn kỳ thú này. Đêm 6/5, mưa sao băng Eta Aquarids (mưa sao băng Bảo Bình) sẽ xuất hiện trên bầu trời. Việt Nam là một trong số...