Cuộc đua nhiều tỷ USD cho vaccine Covid-19
Đối mặt với nguy cơ các làn sóng đại dịch trở lại, nhiều nước lớn đổ nhiều tỷ USD để đặt trước hàng trăm triệu liều vaccine Covid-19.
Hiện có 6 loại vaccine trong thử nghiệm giai đoạn ba. Trong một thông báo bất ngờ, ngày 11/8, Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố vaccine của Nga với tên gọi “Sputnik V”, theo tên vệ tinh của Liên Xô cũ, có khả năng mang tới “miễn dịch bền vững” chống lại nCoV.
Thông tin từ Nga thúc cuộc đua vaccine Covid-19 toàn cầu tăng tốc hơn nữa. Nhiều hãng dược cũng nhận được tài trợ để sản xuất hàng triệu liều vào năm 2021, thậm chí cuối năm nay.
Đại học Oxford, hợp tác với tập đoàn dược phẩm Thụy Điển – Anh AstraZeneca, hy vọng sẽ tung vaccine ra thị trường vào tháng 9, trong khi công ty công nghệ sinh học Moderna, hợp tác với Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH), đặt mục tiêu khoảng tháng 11 tới.
Tổng thống Mỹ Donald Trump khởi động “Chiến dịch Thần tốc” với mục tiêu cung cấp vaccine cho tất cả người Mỹ vào tháng 1/2021. Ngày 12/8, ông công bố hợp đồng trị giá 1,5 tỷ USD với công ty Moderna để sản xuất 100 triệu liều vaccine.
“Chúng ta đang trên đà nhanh chóng sản xuất 100 triệu liều ngay khi vaccine được phê duyệt và con số này sẽ lên tới 500 triệu sau đó, vì vậy chúng ta sẽ có khoảng 600 triệu liều”, ông phát biểu.
Video đang HOT
Vaccine Sputnik V của Nga, được phê duyệt ngày 11/8. Ảnh: Xinhua
Mỹ đầu tư nhiều hơn các quốc gia khác, ít nhất là 10,9 tỷ USD, để phát triển và sản xuất vaccine nCoV.
Ngoài Moderna, Mỹ cũng đặt trước hàng trăm triệu liều vaccine từ nhiều công ty khác như Johnson & Johnson, Novavax, Pfizer, Sanofi và AstraZeneca.
Hai nhà phát triển vaccine – Oxford/AztraZeneca và Sanofi/GSK – đã ký kết với Ủy ban châu Âu nhằm cung cấp 700 triệu liều tiêm.
Do Brexit, Anh phải đặt hàng riêng 250 triệu liều từ bốn nhà phát triển.
Nhật Bản có nhu cầu lấy 490 triệu liều vaccine từ ba nhà cung cấp, trong đó có 250 triệu liều từ Novavax của Mỹ.
Brazil đặt hàng 100 triệu liều từ AstraZeneca, đồng thời hợp tác với Trung Quốc để sản xuất 120 triệu liều “CoronaVac”, đang được thử nghiệm trên chính người dân Brazil.
Thử nghiệm lâm sàng với hai ứng cử viên vaccine của Trung Quốc – Sinovac và Sinopharm – đang được tiến hành, nhưng chỉ có một vài quan hệ đối tác quốc tế được công bố – một với Brazil và một với Indonesia.
Nga cho biết 20 quốc gia đã đặt trước một tỷ liều Sputnik V và với các đối tác nước ngoài, họ có thể sản xuất 500 triệu liều mỗi năm tại 5 quốc gia.
Hàng tỷ liều sẽ được sản xuất cho người dân châu Á và nhiều nơi khác bởi Viện Huyết thanh Ấn Độ (SII) – nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới.
Novavax và AstraZeneca đã ký thỏa thuận riêng với SII để sản xuất một tỷ liều vaccine cho Ấn Độ cũng như các nước thu nhập thấp và trung bình khác với điều kiện vaccine chứng minh được tính hiệu quả trên lâm sàng.
Bang Brazil đồng ý sản xuất vaccine Covid-19 của Nga
Một viện công nghệ Brazil cho biết họ dự kiến sản xuất vaccine Covid-19 của Nga trước nửa cuối năm 2021, sau khi bang Parana ký bản ghi nhớ với Moskva.
Viện Công nghệ Paraná, thường gọi là Tecpar, ký thỏa thuận hợp tác với Quỹ Đầu tư Trực tiếp Nga (RDIF). RDIF ngày 12/8 ra tuyên bố từ Moskva rằng mục tiêu của họ là "tổ chức sản xuất vaccine Sputnik V và phân phối ở Brazil cùng các nước Mỹ Latinh khác".
Kỹ thuật viên cầm vaccine do Nga phát triển tại Viện Gamaleya ngày 6/8. Ảnh: AFP.
Giám đốc Tecpar Jorge Callado ngày 12/8 cho biết tại cuộc họp báo ở Brasilla rằng họ đang chờ Nga gửi kết quả thử nghiệm vaccine giai đoạn một và hai. Họ hiểu rằng Nga vẫn đang tiến hành thử nghiệm giai đoạn ba (thử nghiệm với hàng nghìn người để đảm bảo hiệu quả và an toàn).
Đại sứ Nga Sergey Akopov, phát biểu từ Brasilia tại lễ ký bản ghi nhớ trực truyến ngày 12/8, cho biết mục đích của việc hợp tác với bang Paraná là "hỗ trợ nhau trong việc phát triển, thử nghiệm và cuối cùng là sản xuất vaccine". Đại sứ quán Nga cũng thảo luận với bang Bahia về một bản ghi nhớ tương tự.
Nga ngày 11/8 trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới cấp phép cho vaccine Covid-19 dù chưa hoàn thành giai đoạn thử nghiệm ba. Vaccine được đặt tên là "Sputnik V", theo tên vệ tinh đầu tiên trên thế giới "Sputnik 1" được Liên Xô phóng lên vũ trụ năm 1957.
Các nhà khoa học phương Tây bày tỏ lo ngại về tốc độ phát triển vaccine của Nga, nghi ngờ giới nghiên cứu nước này có thể đã "đốt cháy giai đoạn" dưới áp lực từ chính quyền. Tại Tây Âu và Mỹ, các nhà nghiên cứu thường thử nghiệm giai đoạn ba suốt nhiều tháng. Trong khi đó, Nga bác bỏ nghi ngờ là "vô căn cứ".
Brazil là vùng dịch lớn thứ hai thế giới với hơn 3,1 triệu ca nhiễm và hơn 104.000 người chết. Bà của đệ nhất phu nhân Brazil Michelle Bolsonaro đã tử vong vì virus. Trước đó, Tổng thống Jair Bolsonaro cũng nhiễm nCoV nhưng đã bình phục. Brazil đang thử nghiệm một số loại vaccine tiềm năng.
Nga - Philippines bàn về thử nghiệm vaccine Các nhà khoa học Philippines gặp đại diện cơ sở phát triển vaccine Covid-19 của Nga hôm nay để thảo luận về tham gia thử nghiệm lâm sàng. Thứ trưởng Y tế Rosario Vergeire hôm nay cho biết tại Manila rằng các chuyên gia Philippines gặp đại diện của Viện Gamaleya để thảo luận về thử nghiệm và yêu cầu được nhận "hồ...