Cuộc đua Mỹ – Trung Quốc trên lục địa đen
Cuộc đua Mỹ – Trung Quốc tại châu Phi ngày càng căng thẳng. Trong khi Bắc Kinh ủng hộ mạnh mẽ đề xuất Liên hợp quốc (LHQ) đảm bảo tài chính cho các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên minh châu Phi (AU) trên lục địa đen, thì Washington thẳng thừng bác bỏ.
Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc hoạt động tại Congo
Ba nước châu Phi hiện là thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an (HĐBA) LHQ gồm Ethiopia, Guinea Xích đạo và Cote d’Ivoire đã đệ trình dự thảo Nghị quyết tạo cơ sở pháp lý để LHQ tài trợ cho nhiệm vụ gìn giữ hòa bình của AU. Tuy nhiên, tại Cuộc họp HĐBA LHQ do Trung Quốc chủ trì mới diễn ra gần đây, Mỹ cho rằng thời điểm hiện tại “chưa chín muồi” để đáp ứng đề nghị trên.
Tất nhiên, Mỹ có lý do riêng của mình. Với 15 phái bộ gìn giữ hòa bình gồm 95.000 người, lực lượng lính Mũ Xanh tiêu tốn khá nhiều trong khoản ngân sách 7,8 tỷ USD của LHQ dành cho nhiệm vụ này. Thế nhưng cho đến nay, chưa ai có thể tin rằng lực lượng Mũ Xanh sẽ ngăn được một cuộc khủng hoảng như ở CHDC Congo, giải giới các nhóm vũ trang ở Trung Phi, hay ép buộc được các hiệp ước hòa bình tại Mali và Nam Sudan…
Video đang HOT
Đã thế năm 2014, người phụ trách phái bộ gìn giữ hòa bình của LHQ tại CHDC Congo (MONUSCO) từng phải công khai xin lỗi vì sự thụ động của lực lượng LHQ trong cuộc thảm sát tại làng Mutarule. Tại Nam Sudan, một bản báo cáo điều tra của LHQ cho thấy, lính Mũ Xanh không đáp lại những lời cầu cứu của người dân. Tại Trung Phi, đã có ít nhất một cuộc điều tra nội bộ về hành vi của lực lượng Mũ Xanh trong một vụ thảm sát gần đây.
Tuy nhiên, lý do chính đằng sau sự ngập ngừng chi tiền của Mỹ là mối lo với vai trò và ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc tại châu Phi trong những năm gần đây, kể cả trong lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ. Trung Quốc từng cung cấp khoảng 3.000 trong tổng số hơn 106.000 binh sĩ, cảnh sát và các cố vấn LHQ tại châu Phi, xếp thứ 9 về đóng góp nhân lực. Nhưng nay, lực lượng của Trung Quốc tham gia gìn giữ hòa bình ở châu Phi đã tăng lên 8.000 binh sĩ, đúng như cam kết mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra tại cuộc họp Đại hội đồng LHQ hồi tháng 9-2015.
Không những thế, hàng chục năm qua, sự hiện diện của Trung Quốc ở châu lục đen chủ yếu là các hoạt động kinh tế, thương mại và gìn giữ hòa bình. Nay Bắc Kinh xây dựng kế hoạch lập quan hệ quân sự đáng kể để bảo vệ quyền lợi, tài sản tại lục địa này, cũng như để gieo tầm ảnh hưởng lớn hơn, nhằm thể hiện vai trò Trung Quốc phải lãnh đạo toàn cầu mà Chủ tịch Tập Cận Bình đã yêu cầu.
Với Mỹ thì ngược lại, theo chiến lược quốc phòng mới của chính quyền Tổng thống Donald Trump, nguồn lực của Mỹ sẽ có sự dịch chuyển, từ chỗ dành để đối phó với các tổ chức cực đoan bạo lực sang lĩnh vực tối quan trọng là hỗ trợ các đồng minh và đối tác của Mỹ để đối phó với một số mối đe dọa cũ mới tái hiện. Mỹ sẽ tập trung đối phó với xung đột “quyền lực cường quốc” với các đối thủ như Trung Quốc và Nga, hơn là quan tâm đến châu Phi xa xôi.
Quân đội Mỹ hiện có hơn 7.000 binh sĩ được triển khai trên khắp châu Phi. Mỹ cũng chính là quốc gia đóng góp tài chính hàng đầu đối với các hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ. Trong khi dự định sẽ giảm hoạt động ở châu Phi mà lại giữ nguyên hay gia tăng đóng góp cho hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ ở châu Phi thì chẳng khác nào tự nguyện trợ giúp cho hoạt động mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc trên lục địa đen.
Chính vì thế trong cuộc họp của Đại hội đồng LHQ hồi tháng 9 năm ngoái, Mỹ đã thông báo giảm bớt 1,3 tỷ USD cho ngân sách của LHQ và xác định một chính sách mới với hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ ở châu Phi. Tháng 12 tới, HĐBA LHQ sẽ bỏ phiếu về dự thảo Nghị quyết đề xuất chuyển giao nhiệm vụ gìn giữ hòa bình cho AU. Cuộc đối đầu Mỹ – Trung Quốc sẽ càng rõ hơn.
Theo Hoàng Sơn
An ninh thủ đô
Bầu cử ở CHDC Congo: AU kêu gọi đảm bảo quyền lợi của người dân
Ngày 6/8, Liên minh châu Phi (AU) đã kêu gọi đảm bảo các quyền và sự tự do của người dân Cộng hòa dân chủ Congo, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng trước cuộc bầu cử Tổng thống.
Biểu tình tại CHDC Congo. (Nguồn: AFP)
Cuộc bầu cử này đã nhiều lần bị hoãn, và dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 23/12 tới đây. Các ứng cử viên phải nộp đơn đăng ký tham gia chạy đua vào chiếc ghế Tổng thống vào tối 8/8 (theo giờ địa phương).
Ông Moussa Faki Mahamat, Chủ tịch Uỷ ban AU đã nhắc lại sự cần thiết của các bên đảm bảo cuộc bầu cử diễn ra trong hoà bình, minh bạch và đáng tin cậy. AU kêu gọi các ứng cử viên hành động có trách nhiệm và vì lợi ích chung của đất nước. Trên hết, các quyền và lợi ích hợp pháp về bầu cử của người dân phải được đảm bảo.
Lời kêu gọi của AU được đưa ra sau khi thủ lĩnh đối lập Moise Katumbi bị ngăn cản về nước để đăng ký chạy đua vào vị trí Tổng thống.
Tuần trước, ông Katumbi, 53 tuổi, là một doanh nhân giàu có và cựu tỉnh trưởng của tỉnh Katanga, đã bị cấm nhập cảnh vào Cộng hòa dân chủ Congo do bị buộc tội vi phạm an ninh quốc gia.
Ông từng phải sống lưu vong ở Bỉ từ tháng 5/2016 vì những bất đồng với Tổng thống Joseph Kabila. Một đối thủ khác của Tổng thống Kabila là cựu thủ lĩnh quân đội và cựu phó Tổng thống Jean Pierre Bemba, 55 tuổi, cũng mới trở về nước hồi tuần trước.
Ông chính thức nộp đơn tham gia tranh cử Tổng thống vào ngày 2/8./.
Theo vietnamplus
Trung Quốc bị "tố" cài máy nghe lén khi xây trụ sở Liên minh châu Phi Báo Le Monde của Pháp dẫn một số nguồn tin cho biết Trung Quốc có thể đã cài thiết bị nghe lén tại trụ sở của Liên minh châu Phi ở Ethiopia - công trình từng do Bắc Kinh xây dựng và đầu tư kinh phí. Trụ sở Liên minh châu Phi do Trung Quốc đầu tư kinh phí và xây dựng (Ảnh:...