“Cuộc đua” mới của Trung – Ấn ở khu vực “nóng”
Sau khi rút bớt quân và khí tài quân sự khỏi khu vực tranh chấp chủ quyền tại Himalaya, Ấn Độ và Trung Quốc đua nhau xây dựng cơ sở hạ tầng như một biện pháp chuẩn bị cho các diễn biến tương lai.
Xe quân sự Ấn Độ di chuyển trên cao tốc tới Ladakh hồi tháng 9/2020 (Ảnh: EPA).
Trung Quốc và Ấn Độ ngày 12/1 bắt đầu nối lại cuộc đàm phán về vấn đề khu vực tranh chấp chủ quyền ở Himalaya sau gần 3 tháng tạm dừng, trong bối cảnh 2 bên đang tăng tốc xây dựng cơ sở hạ tầng ở “điểm nóng” Ladakh.
Ấn Độ cho biết, họ đang theo dõi việc “Trung Quốc xây cầu ở hồ Pangong Tso”- nơi xung đột giữa 2 bên đã xảy ra vào giữa năm 2020.
Hai bên đã đàm phán thành công việc rút quân khỏi khu vực hồ vào năm ngoái, nhưng việc xây cầu được xem là một ví dụ về việc 2 nước đang tăng tốc trong cuộc đua xây dựng cơ sở hạ tầng dọc theo Đường kiểm soát Ấn Độ – Trung Quốc (LAC).
Cây cầu này được cho có thể giúp Trung Quốc chuyển quân nhanh hơn ở khu vực hồ Pangong Tso. Giáo sư Alka Acharya tại Đại học Jawaharlal Nehru, cho biết Trung Quốc có thể giảm thời gian đến LAC (tại Pangong Tso) từ khoảng 12 giờ xuống còn dưới 4-5 giờ từ Tây Tạng.
Video đang HOT
“Đây sẽ là công trình có thể làm thay đổi cuộc chơi và chắc chắn sẽ làm gia tăng áp lực cho Ấn Độ”, ông Acharya nhận định.
Tuần trước, Bộ Ngoại giao Ấn Độ cáo buộc rằng cây cầu được xây ở khu vực mà Trung Quốc đã “kiểm soát trái phép” trong 60 năm. Tuy nhiên, phía Trung Quốc phản pháo tuyên bố này, cho rằng việc họ xây dựng cơ sở hạ tầng trong khu vực là “nhằm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và an ninh của Trung Quốc cũng như hòa bình và ổn định trên biên giới Trung Quốc – Ấn Độ”.
Căng thẳng Ấn Độ – Trung Quốc bắt đầu leo thang vào tháng 6/2020 sau vụ xung đột chết người tại thung lũng Galwan, Ladakh. Vụ việc đã khiến 2 bên tăng cường triển khai quân nhân và vũ khí dọc theo LAC. Hai nước đã tiến hành 13 vòng đàm phán và đã đồng ý rút quân và khí tài khỏi khu vực Galwan, Pangong Tso và cao nguyên Gogra.
Ấn Độ tham gia “cuộc đua”
Ấn Độ cũng đã tăng tốc trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng dọc theo LAC nhằm đảm bảo chuyển quân nhanh hơn. Ngân sách chính phủ cho việc xây dựng các tuyến đường biên giới đã được tăng từ 775 triệu USD lên 811 triệu USD.
Tháng trước, Bộ trưởng Ấn Độ Rajnath Singh dự lễ khánh thành 27 dự án xây cầu và đường. Thêm vào đó, các đường băng ở khu vực này đã và đang được nâng cấp trong nỗ lực phát triển các dự án cơ sở hạ tầng. Việc xây dựng Đường hầm Zojila ở Kashmir đã được đẩy nhanh để giảm đáng kể thời gian di chuyển qua đèo Zojila xuống còn 15 phút so với khoảng thời gian 4 giờ trước đó.
Theo các chuyên gia, Ấn Độ nhiều năm dường như đã thực hiện chính sách giữ cho khu vực tiếp giáp với Trung Quốc kém phát triển và khó tiếp cận để ngăn chặn việc di chuyển của Trung Quốc. Tuy nhiên, chính sách đó được cho đã bắt đầu thay đổi kể từ cuộc giao tranh năm 2020.
Giáo sư Harsh V. Pant, từ Quỹ Nghiên cứu Nhà quan sát, cho rằng Trung Quốc hiện có lợi thế hơn Ấn Độ về cơ sở hạ tầng vì Bắc Kinh đã bắt đầu việc xây dựng từ nhiều năm, trong khi New Delhi mới “tham gia cuộc đua”.
Tuy nhiên, ông Pant nhấn mạnh rằng, điểm mấu chốt ở đây là Ấn Độ đã quyết định thay đổi chiến lược trước những thách thức ở khu vực tranh chấp và tăng tốc các nỗ lực.
Trung Quốc bị nghi xây cầu giúp chuyển quân nhanh hơn tới biên giới Ấn Độ
Trung Quốc dường như đã xây cầu ở khu vực Hồ Pangong Tso ở Himalaya để có thể tăng tốc độ di chuyển quân tới gần biên giới với Ấn Độ.
Hồ Pangong Tso (Ảnh: The Print).
Báo The Print của Ấn Độ dẫn nguồn thạo tin cho biết, quân đội Trung Quốc dường như đã xây cầu băng qua phần hồ Pangong Tso do họ kiểm soát và khi công trình này hoàn thành, nó có thể giúp Bắc Kinh tiết kiệm thời gian tiếp cận trong việc chuyển quân tới gần biên giới với Ấn Độ.
Pangong Tso là một trong những khu vực tranh chấp nằm dọc theo Đường ranh giới kiểm soát thực tế (LAC) và 2 bên đang chia nhau kiểm soát hồ này. Đây là nơi mà quân đội Trung Quốc và Ấn Độ từng xảy ra xung đột vào giữa năm 2020. Tới tháng 2/2021, hai bên đã đồng thuận rút bớt quân khỏi khu vực hồ và dừng tuần tra ở một số điểm.
Nguồn tin nói với The Print rằng, Trung Quốc muốn xây cầu dường như để chặn quân đội Ấn Độ thực hiện lại lần nữa "Chiến dịch Báo tuyết" hồi tháng 8/2020, khi New Delhi giành được quyền kiểm soát các khu vực trên cao ở bờ nam của hồ tại Ladakh. Đây là các khu vực quan trọng vì ai nắm được chúng có thể giành thế kiểm soát toàn bộ khu vực Pangong.
"Trung Quốc dường như bị bất ngờ trước sự di chuyển nhanh chóng của Ấn Độ. Họ dường như đã rút ra được rằng họ cần có biện pháp để chuyển quân nhanh hơn ở khu vực", nguồn tin giải thích.
Một quan chức Ấn Độ nói rằng, sau khi cây cầu hoàn thành, khoảng cách giữa Khurnak (Bờ bắc) và Rudok (Bờ nam) sẽ giảm xuống còn từ 40-50 km thay vì 200 km như hiện nay.
Pangong Tso nằm ở Đông Ladakh và Ấn Độ hiện đang kiểm soát một phần của hồ dài khoảng 45 km, trong khi Trung Quốc kiểm soát phần còn lại. Hai bên hiện đã dừng tuần tra từ các điểm kiểm soát số 4-8 ở khu vực theo thỏa thuận tháng 2 năm ngoái.
Ngoài Trung Quốc, Ấn Độ cũng tích cực xây dựng cơ sở hạ tầng nằm gần biên giới Trung Quốc những năm qua. Tháng trước, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh đã khánh thành 27 con đường và cây cầu mới gần biên giới Trung Quốc.
Ông Singh cũng tuyên bố rằng, "trong môi trường bất định ngày nay, không thể loại trừ khả năng xảy ra bất cứ loại xung đột nào".
Dàn "mắt thần" của Mỹ tăng cường theo sát Trung Quốc ở Biển Đông Các thống kê mới được công bố cho thấy Mỹ tăng cường hoạt động trinh thám Trung Quốc ở Biển Đông trong năm nay, đồng thời đẩy mạnh triển khai khí tài quân sự tới "điểm nóng" tại Ấn Độ-Thái Bình Dương. Máy bay trinh thám P-8 của Hải quân Mỹ (Ảnh: AFP). Một thống kê của tổ chức Sáng kiến Thăm dò...