Cuộc đời tôi bế tắc vì trót dại trộm tiền của em chồng
Nhưng ở nhà bận chăm con tôi không biết làm gì nên mần mò đi ghi lô đề. Có khi tôi trúng rất nhiều tiền nhưng cũng có lúc thua sạch phải nợ nần.
Năm nay, tôi 33 tuổi và lấy chồng được 5 năm. Tôi sinh ra trong một gia đình không trọn vẹn, mẹ bỏ đi theo người tình còn ba lấy vợ khác. Từ nhỏ, tôi phải sống cùng ông bà ngoại ở Tiền Giang. Ông bà không giàu có gì, lại rất khó tính, thường đánh đập tôi.
Đến năm 15 tuổi, tôi bỏ trốn lên Sài Gòn phụ việc cho một quán cơm. Ở đây, cô chủ thương tình, tạo điều kiện cho tôi theo học một lớp cắt may ở trung tâm bảo trợ xã hội. Khi đã thành nghề, tôi xin vào làm ở một xưởng may gia công ở của người Hoa ở quận 5.
Nhờ có ngoại hình khá xinh xắn, làm việc chăm chỉ, tay nghề cao, tôi được người quản lý để mắt tới. Anh chính là con trai của chủ xưởng, đã tốt nghiệp đại học và về phụ việc cho gia đình.
Khi anh ngỏ lời yêu, tôi vừa hạnh phúc vừa lo sợ vì hai đứa quá chênh lệch. Tôi chỉ mới học xong lớp 9, gia đình không căn bản trong khi nhà anh khá giàu có. Nhưng ba mẹ anh không hề để ý đến điều đó. Họ chỉ biết tôi thạo nghề, có thể hỗ trợ chuyện làm ăn sau này.
Chúng tôi cưới nhau sau 1 năm tìm hiểu. Mới về làm dâu, mẹ chồng đã đề nghị tôi nghỉ việc ở xưởng một thời gian để tập trung vào việc sinh con. Từ đó, tôi chỉ ở nhà phụ lo cơm nước và an dưỡng để mang thai.
Sau một năm, tôi đã sinh cho nhà chồng một đứa cháu đích tôn kháu khỉnh. Tôi tiếp tục ở nhà chăm con. Ba mẹ và chồng bận suốt ngày ở xưởng, thậm chí ăn cơm ở đó nên rất ít khi va chạm.
Video đang HOT
Tôi luẩn quẩn ở nhà, thỉnh thoảng bế con ra ngoài hẻm ngồi nói chuyện. Ở đó, cứ chiều chiều, tôi lại thấy mọi người tụ tập để ghi và đánh “số đề”. Có người chỉ bỏ ra một khoản tiền nhỏ mà hôm sau trúng một số tiền lớn.
Tôi chẳng quan tâm cho đến một ngày, khi xin tiền chồng sắm sửa, chồng nói một câu khiến tôi tự ái: “Em ở nhà, không làm ra tiền thì chi tiêu vừa thôi”. Từ lúc đó, tôi nung nấu trong đầu ý định kiếm tiền để không phụ thuộc vào chồng.
Nhưng ở nhà bận chăm con tôi không biết làm gì nên mần mò đi ghi lô đề. Có khi tôi trúng rất nhiều tiền nhưng cũng có lúc thua sạch phải nợ nần. Càng đánh tôi lại ham nên mãi không dứt được.
Đỉnh điểm khi tôi mang bầu đứa con thứ hai, số tiền nợ đã lên tới 80 triệu đồng. Tôi không dám nói với chồng và càng luẩn quẩn vì đang bụng mang dạ chửa. Hôm đó, tôi đưa con sang nhà em chồng để dự sinh nhật đứa cháu. Trong cơn bấn loạn, không ma xui quỷ khiến thế nào mà tôi đã lấy cắp túi xách của em chồng, trong đó có 60 triệu đồng.
Tôi không hề biết toàn bộ hành động của mình đã bị camera an ninh nhà em chồng ghi lại. Khi sự việc bại lộ, quá hoảng hốt, tôi đã đem con trai đi trốn. Lúc đó, chỉ còn vài ngày nữa là đến kì sinh nở. Gia đình và chồng liên tục gọi điện nhưng tôi không dám bắt máy.
Nhưng đến khi trở dạ, tôi lại phải gọi điện cầu cứu chồng. Tôi sinh đứa con thứ hai trong sự ghẻ lạnh khinh bỉ của mọi người. Mẹ chồng tôi tuyên bố, khi nào con dứt sữa mẹ, tôi phải cuốn gói ra khỏi nhà, không được mang theo con.
Chồng gần như câm lặng, không nói với tôi một lời. Mọi người được dịp bới móc xuất thân của tôi để kết luận: “Không được giáo dục tử tế từ nhỏ nên thành phường trộm cắp”.
Tôi ở cữ mà cũng có hai ba người giám sát. Ba chồng tôi mát mẻ: “Nhà này làm ăn buôn bán, tiền bạc trong nhà lúc nào cũng có, giờ chỉ sợ hở ra là mất”.
Tôi khóc hết nước mắt, nghĩ đến ngày tháng tiếp theo không biết sẽ như thế nào. Tôi phải làm sao để được gia đình chồng tha thứ và chấp nhận. Nếu như lời mẹ chồng nói là sự thật, tôi sẽ phải mất con và bơ vơ không biết đi đâu về đâu.
Theo Báo Phụ Nữ
Anh ơi, con anh - con em đang đánh con chúng ta!
Câu nói đùa kinh điển này hẳn nhiều người đã đọc, nghe đâu đó đôi lần. Mọi người có thể cười nhưng tôi biết có đôi người bật khóc...
Cuộc đời này, nào phải ai cũng có một cuộc hôn nhân viên mãn bên những đứa con họ dứt ruột đẻ ra. Có những người phải trải qua bao đớn đau từ một cuộc hôn nhân đứt gãy của họ để tìm thấy hạnh phúc khác nhưng rồi lại chênh vênh thêm một lần nữa khi phải đối diện với vấn đề: Con anh - con tôi - con chúng ta. Tôi đã thấy và chứng kiến nhiều giọt nước mắt rơi như thế. Dù cố gắng công bằng mà trái tim nhiều khi đau thắt lại. Muốn trở thành một người mẹ tốt bất kể đó là con mình hay con chồng nhưng vẫn có nhiều khi nước mắt cứ tuôn rơi.
Thì đấy, con mình hư mình có thể mắng, có thể phạt, thậm chí có thể phát cho vài cái vào mông. Nhưng con của chồng, làm gì cũng phải nhìn trước ngó sau, nói gì cũng phải uốn lưỡi năm lần bảy lượt. Chồng vô tâm thì còn đỡ đằng này nếu chồng cũng nhạy cảm thì xác định tranh cãi dài dài. Chồng đầu ấp tay gối chia sẻ, thủ thỉ, bày tỏ lòng mình còn dễ chứ mẹ chồng, chị chồng, em chồng hay vợ cũ của chồng thì nói sao họ hiểu rằng mình không thiên vị đứa nào?
Thế nên nhiều khi con mình thì bị đối xử nghiêm khắc hơn con chồng. Đứa trẻ nào cũng nhạy cảm hết, chúng vẫn hỏi: Sao mẹ không bao giờ mắng anh - chị - em kia còn con thì mẹ lại mắng suốt ngày? Rồi cả khi trái tim người mẹ đôi khi giật thót khi con chồng lỡ tay làm đau con mình. Có trái tim người mẹ nào lý trí đến mức thản nhiên được khi đó không?
Những người đang hạnh phúc viên mãn khi con là chính chủ của mình thì làm sao hiểu những người đang hằng ngày phải phân chia não bộ của mình ra nhiều lớp, phải xẻ sớt tim mình ra nhiều mảnh? Con của chồng ngoan thì còn đỡ, đứa trẻ ấy mà hư và bướng thì thật cân não người làm mẹ. Tôi biết những đứa trẻ trước mặt mẹ kế thì vâng dạ ngoan ngoãn, về nhà mẹ ruột thì lại nói xấu mẹ kế. Đừng trách đứa trẻ ấy. Là bởi nó thương mẹ ruột, nó kể xấu mẹ kế để mẹ ruột vui lòng. Là bởi đôi lần, người mẹ ruột hoan hỉ ra mặt khi con mình nói mình hơn đứt vợ mới của bố nó, giận ra mặt nếu con kể mẹ kế tuyệt vời thế nào. Đứa trẻ nhạy cảm nên tự chọn cách làm mẹ vui vậy.
Tôi cũng biết những đứa trẻ phải chiến đấu cực nhọc với chính bản thân nó khi đứng giữa mẹ kế với mẹ ruột nếu như 2 người phụ nữ đó hằm hè nhau. Thậm chí, nó đau đớn xiết bao khi mẹ ruột xông vào nhà mẹ kế đánh mẹ kế chỉ vì một vết xước trên thân thể đứa trẻ. Làm mẹ kế chưa bao giờ là dễ dàng vậy!
Trái tim người mẹ nào cũng mỏng manh và dễ vỡ như nhau. Tôi biết chứ! Nên có những cơn giận long trời lở đất nếu như con mình về mách tội mẹ kế. Nên có những cơn giận mang sức công phá mạnh hơn cả những cơn bão khi con chồng lỡ đánh con mình. Giữa những người phụ nữ với nhau, nhiều khi tôi - người đàn ông đứng từ ngoài nhìn vào - thấy rùng mình sợ hãi khi chứng kiến cảnh họ xử đẹp nhau. Ai cũng có những lý do để thấy đối phương tệ hại. Không dưới một lần tôi được ngồi nghe phụ nữ kể tội nhau rồi.
Đừng cười cợt những người phụ nữ phải đi thêm bước nữa được không? Có phải họ muốn thế đâu? Có ai đám cưới mà không muốn đó là đám cưới cuối cùng của cuộc đời họ? Có ai muốn phải làm mẹ kế không? Đừng ác nghiệt với họ như cách mà ông cha chúng ta - những người nặng mùi nho giáo, luôn cho rằng trai năm thê bảy thiếp - gái chính chuyên một chồng. Đừng ác nghiệt quàng lên cổ phụ nữ chữ Tiết Hạnh Khả Phong mà chặn đứng, chốt chết hạnh phúc đời họ lại như thế.
Và thưa những người phụ nữ đang làm mẹ kế ơi! Các chị, các em đừng nghĩ ngợi nhiều nữa. Hãy cứ tử tế bằng tất thảy trái tim mình. Tôi tin rằng những đứa trẻ dù chị em không sinh ra nó nhưng đối xử với nó bằng sự tử tế thì các chị em vẫn sẽ trở thành một người mẹ thứ 2 của chúng. Đến cô giáo chúng - những người chỉ dạy chúng một vài năm thôi, nếu mà tử tế, chúng cũng đều gọi là Mẹ mỗi khi trở lại trường kia mà? Nên hãy tin đi, hãy yêu đi và hãy cho đi sự tử tế của mình rồi chị em sẽ nhận lại được trọn vẹn tin yêu của chúng.
Cuối cùng, nếu phải gọi chồng: "Anh ơi, con anh, con em đang đánh con chúng ta" thì hãy gọi bằng cách khác. Rằng: Các con chúng ta đang xích mích, anh hãy ra cho chúng một trận đi!
Theo Afamily
Mẹ người yêu hắt cả chậu nước rửa bát vào chân mình trong ngày đầu ra mắt Xấu hổ và tủi thân quá, mình khóc nấc lên rồi xin phép ra về. Người yêu mình định đưa mình về thì mẹ anh quát... ảnh minh họa Vẫn biết rằng chuyện chị dâu em chồng xưa nay không hiếm. Nhưng nói thật chưa về một nhà, mình đã bị chị và mẹ người yêu làm cho kinh hồn bạt vía. Có...